https://kevesko.vn/20240617/nga-mo-them-mat-tran-chinh-tri-ngoai-giao-de-ho-tro-cho-mat-tran-quan-su-30345155.html
Nga mở thêm mặt trận chính trị-ngoại giao để hỗ trợ cho mặt trận quân sự
Nga mở thêm mặt trận chính trị-ngoại giao để hỗ trợ cho mặt trận quân sự
Sputnik Việt Nam
“Những điều kiện mà Tổng thống Nga đặt ra hoàn toàn thực chất và có tính khả thi trong điều kiện các quốc gia EU phải thoát khỏi cái “vòng kim cô” của người... 17.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-17T15:15+0700
2024-06-17T15:15+0700
2024-06-17T15:15+0700
nga
tác giả
thế giới
la gi
quan điểm-ý kiến
eu
hoa kỳ
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/11/30344603_0:29:3072:1757_1920x0_80_0_0_2aef760258b59ff2e482abf2ddd6e05e.jpg
Trước hội nghị về Ukraina ở Thụy Sỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu các điều kiện đàm phán với Kiev: Quân đội Ukraina phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, các khu vực Zaporozhye và Kherson. Ngoài ra, Kiev phải chính thức thông báo về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Nga cho rằng cần thiết phải có một quy chế trung lập, không liên kết, không có hạt nhân cho Ukraina cũng như dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây.Nga cảnh báo nghiêm khắc các nước EU và đồng minh của Mỹ: Hội nghị ở Thụy Sỹ chỉ “đổ thêm dầu vào lửa”Nhà lý luận quân sự Phổ Carl von Clausewitz từng nhận xét: “Chiến tranh là sự tiếp nối của trạng thái hòa bình. Trạng thái hòa bình là kết quả của chiến tranh” (trích tác phẩm “Vom Kriege” - “Bàn về chiến tranh”). Từ đó suy ra rằng bất cứ một cuộc chiến nào cũng sẽ kết thúc bằng một thỏa thuận. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ trạng thái hòa bình sau chiến tranh là trạng thái hòa bình nào?Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng lưu ý rằng, một nền hòa bình vững chắc chỉ có thể được hình thành dựa trên sự bảo đảm an ninh chung cho tất cả các bên. Vì vậy, bất cứ một bên tham chiến nào muốn có giành lấy lợi thế cho mình và phớt lờ những lợi ích của đối phương thì chắc chắn bên đó không thực tâm muốn có hòa bình, không nghiêm túc đàm phán và do đó, không thể nói chuyện một cách sòng phẳng với đối phương.“Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga” ở Ukraina chỉ là một phần quan trọng trong ván cờ của Tổng thống NgaTrải qua hơn 2 năm tiến hành Chiến dịch quân sự đặc biệt, người Nga đã chứng minh cho Mỹ và phương Tây thấy rằng mọi ngón đòn mà họ tung ra nhằm vào Nga đều bị người Nga vô hiệu hóa. Hiện nay, trên chiến trường, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy đà suy yếu của quân đội Kiev (AFU) là không thể đảo ngược. Không ai khác, chính người Mỹ cũng nhận ra điều đó khi họ trì hoãn triển khai gói viện trợ khổng lồ hơn 60 tỷ USD nhằm chống giữ cho AFU sống được ngày nào hay ngày đó.Trong khi đó thì nước Nga vẫn có được mối quan hệ tốt đẹp với phương Đông và phương Nam tạo nên sức mạnh hậu thuẫn to lớn đối với nước Nga. Sự hậu thuẫn đó không phải là về vũ khí, khí tài như Mỹ và NATO dành cho Kiev. Người Nga không cần điều đó. Mà quan trọng hơn là những thị trường mới, hứa hẹn những sự hợp tác thực chất và hiệu quả như đã diễn ra ở SPIEF 2024, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao BRICS vừa qua ở Niznhi Novgorod và thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng Mười sắp tới.Không chỉ là các điều kiện dành cho Kiev mà còn là các điều kiện dành cho EUNói chung thì người Nga thường không muốn ra tối hậu thư trong những trường hợp còn có thể “nói chuyện” được với đối phương. Bằng chứng là trong giai đoạn cuối của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, khi Quân đội Liên Xô đã bao vây hàng trăm nghìn quân Đức và Hungary ở Budapest tháng 3-1945, Tư lệnh Rodion Malinovsky đã cho các sĩ quan cấp dưới đề nghị đàm phán. Mặc dù cuộc đàm phán ấy không thành công nhưng đã chứng tỏ người Nga không muốn đổ thêm nhiều máu trong cuộc chiến khi mà thắng-thua đã rõ ràng. Trước đó 2 năm, các cuộc đàm phán ở Stalingrad đã giúp cứu sống hàng trăm nghìn sinh mạng Hồng quân Liên Xô và cả binh lính phát xít Đức. Nếu viên tư lệnh Đức Friedrich Paulus nghe theo Hitler thì sự kết thúc của Chiến dịch Stalingrad sẽ còn thảm khốc hơn nữa.Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, đối với các nước EU, họ cũng đứng trước sự lựa chọn tương tự bởi các điều kiện mà Tổng thống Nga đưa ra để đàm phán không chỉ là các điều kiện dành cho Kiev mà còn là các điều kiện dành cho EU. Bởi Mỹ và EU cho đến nay vẫn còn để ngỏ khả năng biến Ukraina trở thành thành viên NATO, nói đúng ra là đem tên lửa, pháo và xe tăng NATO đặt trước bậc thềm nhà của Nga.Theo đánh giá chung của các chuyên gia Việt Nam mà Sputnik đã phỏng vấn, nội dung các điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin nêu tại cuộc gặp lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga không có gì khác so với những điều kiện mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm cấp cao tại Genève, Thụy Sĩ mùa hè năm 2021. Đó là “BẢO ĐẢM AN NINH CHO NGA” và thông qua đó, là điều kiện để “BẢO ĐẢM AN NINH CHUNG CHO CHÂU ÂU”.Những điều ảnh hưởng nhất định tới tiến trình giải quyết vấn đề Ukraina cũng như giải quyết vấn đề an ninh của nước NgaNhà phân tích Nguyễn Minh Tâm trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik đã lưu y rằng: Một khi Washington đã đổ cả một núi của cải và tiền bạc nhằm chống đỡ cho quân đội và chế độ bù nhìn Kiev cũng như xoa dịu sự bất bình của chính giới các nước EU thì hầu như chắc chắn rằng giới chính khách diều hâu ở Mỹ sẽ không “tha tội” cho chính quyền của ông Biden nếu ông ta chấp nhận các điều kiện mà phía Nga đưa ra. Không những thế, uy tín của Mỹ không những sẽ suy giảm trên toàn cầu bởi mang tiếng là “bỏ rơi đồng minh” mà còn suy giảm nghiêm trọng trong con mắt của chính người dân Mỹ vốn đã chất chứa sẵn những bất bình do mức sống giảm sút, thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng ì ạch. Đã thế, nước Mỹ còn có nguy cơ vướng vào những cuộc xung đột tiềm tàng không kém phần nguy hiểm ở Trung Đông, ở Eo biển Đài Loan, trên Bán đảo Triều Tiên và ở Biển Đông.Mặt khác, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã cận kề với những đòn triệt hạ uy tín của nhau giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thông qua việc xét xử cựu tổng thống Donald Trump cũng như Hunter Biden, con trai của Tổng thống Joe Biden.Theo dõi động thái của Nhà Trắng thông qua việc “lên gân cứng rắn” với Israel và vấn đề hòa bình ở Gaza; hỗ trợ cho Đài Loan đối địch với Trung Quốc và Hàn Quốc đối địch với Triều Tiên; cam kết tiếp tục “chống lưng tới cùng” cho Kiev và lôi kéo Philippines trở lại vị trí đồng minh; người Nga cũng như những lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới biết thừa rằng tổng thống Mỹ đang “đầu tư cho bầu cử” để kiếm được đa số phiếu đại cử tri, để ở lại Nhà trắng thêm một nhiệm kỳ chứ chẳng phải là vì hòa bình, ổn định và an ninh thế giới như bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực tuyên truyền.Theo đánh giá của ông, kết quả của bầu cử tổng thống Mỹ tới đây và kèm theo đó là kết quả cuộc bầu cử sớm Quốc hội Pháp sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tiến trình giải quyết vấn đề Ukraina cũng như giải quyết vấn đề an ninh của nước Nga, thông qua đó giải quyết vấn đề an ninh của Châu Âu mà không có “bàn tay can thiệp” của người Mỹ.
https://kevesko.vn/20240611/dai-dien-viet-nam-brics-co-tiem-nang-dong-vai-tro-lon-hon-30258440.html
https://kevesko.vn/20240617/o-my-bat-dau-noi-ve-su-hon-loan-o-nato-vi-ukraina-30331178.html
https://kevesko.vn/20240613/30280698.html
la gi
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/11/30344603_165:0:2896:2048_1920x0_80_0_0_c05fda8d8aae83193deff8c56ae90562.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
nga, tác giả, thế giới, la gi, quan điểm-ý kiến, eu, hoa kỳ, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, chính trị, châu âu, liên minh châu âu, vladimir putin
nga, tác giả, thế giới, la gi, quan điểm-ý kiến, eu, hoa kỳ, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, chính trị, châu âu, liên minh châu âu, vladimir putin
Trước hội nghị về Ukraina ở Thụy Sỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu các điều kiện đàm phán với Kiev: Quân đội Ukraina phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, các khu vực Zaporozhye và Kherson. Ngoài ra, Kiev phải chính thức thông báo về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Nga cho rằng cần thiết phải có một quy chế trung lập, không liên kết, không có hạt nhân cho Ukraina cũng như dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nga cảnh báo nghiêm khắc các nước EU và đồng minh của Mỹ: Hội nghị ở Thụy Sỹ chỉ “đổ thêm dầu vào lửa”
Nhà lý luận quân sự Phổ Carl von Clausewitz từng nhận xét: “Chiến tranh là sự tiếp nối của trạng thái hòa bình. Trạng thái hòa bình là kết quả của chiến tranh” (trích tác phẩm “Vom Kriege” - “Bàn về chiến tranh”). Từ đó suy ra rằng bất cứ một cuộc chiến nào cũng sẽ kết thúc bằng một thỏa thuận. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ trạng thái hòa bình sau chiến tranh là trạng thái hòa bình nào?
“Trước đây. điều này phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động quân sự trên chiến trường. Nhưng hiện nay, trong cuộc chiến tranh phức hợp có dáng dấp của một cuộc “Thập tự chinh” hiện đại của Mỹ và phương Tây chống lại nước Nga, làm suy yếu nước Nga, thậm chí là tiến tới chia cắt nước Nga ra từng mảnh thì vấn đề hòa bình cần phải được nhận thức lại”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
“Người Nga từng nhiều lần khẳng định và đã thực hiện việc “đem chiến tranh trả về nơi xuất phát của nó”. Năm 1814, người Nga cùng với các đồng minh Áo và Phổ đã đem chiến tranh trả về Paris cho Napoléon Bonaparte và triều đình của ông ta. Năm 1945, Liên Xô cũng đem chiến tranh trả về Berlin cho Adolf Hitler và chế độ phát xít của ông ta. Vì vậy, cuộc “Chiến tranh phức hợp” hay còn gọi là cuộc “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của Mỹ và phương Tây chống lại nước Nga, khởi đầu từ cuộc “Bạo loạn Maidan 2014” cũng cần phải được đem trả lại cho những người chủ xướng cuộc “thập tự chinh” ấy”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An, phát biểu với Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng lưu ý rằng, một nền hòa bình vững chắc chỉ có thể được hình thành dựa trên sự bảo đảm an ninh chung cho tất cả các bên. Vì vậy, bất cứ một bên tham chiến nào muốn có giành lấy lợi thế cho mình và phớt lờ những lợi ích của đối phương thì chắc chắn bên đó không thực tâm muốn có hòa bình, không nghiêm túc đàm phán và do đó, không thể nói chuyện một cách sòng phẳng với đối phương.
“Những điều kiện đàm phán mà phía Nga nêu ra chính là lời cảnh báo nghiêm khắc tới các nước EU và đồng minh của Mỹ tham gia Hội nghị thượng đỉnh về Ukraina sắp diễn ra ở Thụy Sỹ rằng, hội nghị này không những không thể đặt nền móng cho hòa bình ở Ukraina mà người lại, còn “đổ thêm dầu vào lửa” do tính chất đơn phương của nó”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
“Trước thềm Hội nghị hòa bình ở Thụy Sỹ mà Nga không được mời tham dự, Tổng thống Putin đã đưa ra những điều kiện tối đa hoàn toàn trái ngược với những điều kiện mà phía Ukraina yêu cầu. Điều này thể hiện rõ ràng rằng, Nga có niềm tin rất lớn rằng họ sẽ thắng và nhà lãnh đạo Nga tin chắc vào khả năng của Moskva áp đặt các điều kiện của mình.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng, hệ thống an ninh Châu Âu – Đại Tây Dương đã sụp đổ, ông chỉ đạo bắt đầu công việc xây dựng một hệ thống an ninh quốc tế mới, nền tảng của hệ thống này sẽ là các lực lượng Á-Âu. Theo Putin, thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng, chủ nghĩa Châu Âu – Đại Tây Dương không còn phù hợp, mất đi ý nghĩa và mọi thứ sẽ không còn như xưa nữa”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga” ở Ukraina chỉ là một phần quan trọng trong ván cờ của Tổng thống Nga
Trải qua hơn 2 năm tiến hành Chiến dịch quân sự đặc biệt, người Nga đã chứng minh cho Mỹ và phương Tây thấy rằng mọi ngón đòn mà họ tung ra nhằm vào Nga đều bị người Nga vô hiệu hóa. Hiện nay, trên chiến trường, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy đà suy yếu của quân đội Kiev (AFU) là không thể đảo ngược. Không ai khác, chính người Mỹ cũng nhận ra điều đó khi họ trì hoãn triển khai gói viện trợ khổng lồ hơn 60 tỷ USD nhằm chống giữ cho AFU sống được ngày nào hay ngày đó.
“Ở khía cạnh quốc tế, thông điệp của Tổng thống Nga là đòn chính trị giáng mạnh vào cái gọi là Hội nghị hòa bình cho Ukraina chuẩn bị khai mạc tại Thụy Sĩ. Thông điệp đó đã chỉ rõ rằng: “Mối nguy hiểm đối với châu Âu không đến từ Nga; mối đe dọa chính đối với người châu Âu là sự phụ thuộc ngày càng trầm trọng và gần như hoàn toàn vào Mỹ trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, công nghệ, tư tưởng và thông tin”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
“Mọi sự kiện diễn ra cả trên mặt trận quân sự cũng như trên mặt trận chính trị-ngoại giao đều cho thấy “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga” ở Ukraina chỉ là một phần quan trọng của ván cờ mà Tổng thống Nga đang cùng lúc chống trả các “tay chơi” của NATO. Còn rộng lớn hơn, trên toàn bộ địa cầu thì các “tay chơi” ấy đang đi những nước cờ theo “chỉ tay năm ngón” của người Mỹ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Trong khi đó thì nước Nga vẫn có được mối quan hệ tốt đẹp với phương Đông và phương Nam tạo nên sức mạnh hậu thuẫn to lớn đối với nước Nga. Sự hậu thuẫn đó không phải là về vũ khí, khí tài như Mỹ và NATO dành cho Kiev. Người Nga không cần điều đó. Mà quan trọng hơn là những thị trường mới, hứa hẹn những sự hợp tác thực chất và hiệu quả như đã diễn ra ở
SPIEF 2024, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao BRICS vừa qua ở Niznhi Novgorod và thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng Mười sắp tới.
Không chỉ là các điều kiện dành cho Kiev mà còn là các điều kiện dành cho EU
Nói chung thì người Nga thường không muốn ra tối hậu thư trong những trường hợp còn có thể “nói chuyện” được với đối phương. Bằng chứng là trong giai đoạn cuối của
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, khi Quân đội Liên Xô đã bao vây hàng trăm nghìn quân Đức và Hungary ở Budapest tháng 3-1945, Tư lệnh Rodion Malinovsky đã cho các sĩ quan cấp dưới đề nghị đàm phán. Mặc dù cuộc đàm phán ấy không thành công nhưng đã chứng tỏ người Nga không muốn đổ thêm nhiều máu trong cuộc chiến khi mà thắng-thua đã rõ ràng. Trước đó 2 năm, các cuộc đàm phán ở Stalingrad đã giúp cứu sống hàng trăm nghìn sinh mạng Hồng quân Liên Xô và cả binh lính phát xít Đức. Nếu viên tư lệnh Đức Friedrich Paulus nghe theo Hitler thì sự kết thúc của Chiến dịch Stalingrad sẽ còn thảm khốc hơn nữa.
“Điều kiện tiên quyết về chính trị mà Nga đặt ra là mọi mưu toan khôi phục lại địa vị hợp pháp của Vladimir Zelensky sẽ bị phía Nga coi là hành động từ chối đàm phán. Nga muốn nói chuyện với những người “biết điều” hơn, “thức thời” hơn ở Ukraina. Điều kiện thứ hai là Ukraina phải rút quân khỏi 4 khu vực mà Nga đã tuyên bố chủ quyền và xác lập chủ quyền đó trên thực tế. Điều kiện thứ ba là Ukraina cần tự xác định tính trung lập và từ bỏ “giấc mộng NATO”. Thực ra thì điều kiện thứ tư chính là sự lặp lại những yêu cầu mà Nga đã nêu tại các cơ chế Minsk 1.0 và Minsk 2.0”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, đối với các nước EU, họ cũng đứng trước sự lựa chọn tương tự bởi các điều kiện mà Tổng thống Nga đưa ra để đàm phán không chỉ là các điều kiện dành cho Kiev mà còn là các điều kiện dành cho EU. Bởi Mỹ và EU cho đến nay vẫn còn để ngỏ khả năng biến Ukraina trở thành thành viên NATO, nói đúng ra là đem tên lửa, pháo và xe tăng NATO đặt trước bậc thềm nhà của Nga.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia Việt Nam mà Sputnik đã phỏng vấn, nội dung các điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin nêu tại cuộc gặp lãnh đạo
Bộ Ngoại giao Nga không có gì khác so với những điều kiện mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm cấp cao tại Genève, Thụy Sĩ mùa hè năm 2021. Đó là “BẢO ĐẢM AN NINH CHO NGA” và thông qua đó, là điều kiện để “BẢO ĐẢM AN NINH CHUNG CHO CHÂU ÂU”.
“Những điều kiện mà Tổng thống Nga đặt ra hoàn toàn thực chất và có tính khả thi trong điều kiện các quốc gia EU phải thoát khỏi cái “vòng kim cô” của người Mỹ. Những điều kiện ấy hoàn toàn khác xa với những tuyên bố “trên mây dưới gió” mà các nhà lãnh đạo các nước EU đã, đang và sẽ tung ra ở cái gọi là “Hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ” mà bản chất của nó không khác hơn là tiếp tục tập hợp lực lượng để chống Nga, phục vụ cho Mỹ duy trì địa vị “tiên chỉ, thứ chỉ” trên toàn cầu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Những điều ảnh hưởng nhất định tới tiến trình giải quyết vấn đề Ukraina cũng như giải quyết vấn đề an ninh của nước Nga
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik đã lưu y rằng: Một khi Washington đã đổ cả một núi của cải và tiền bạc nhằm chống đỡ cho quân đội và chế độ bù nhìn Kiev cũng như xoa dịu sự bất bình của chính giới các nước EU thì hầu như chắc chắn rằng giới chính khách diều hâu ở Mỹ sẽ không “tha tội” cho chính quyền của ông Biden nếu ông ta chấp nhận các điều kiện mà phía Nga đưa ra. Không những thế, uy tín của Mỹ không những sẽ suy giảm trên toàn cầu bởi mang tiếng là “bỏ rơi đồng minh” mà còn suy giảm nghiêm trọng trong con mắt của chính người dân Mỹ vốn đã chất chứa sẵn những bất bình do mức sống giảm sút, thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng ì ạch. Đã thế, nước Mỹ còn có nguy cơ vướng vào những cuộc xung đột tiềm tàng không kém phần nguy hiểm ở Trung Đông, ở Eo biển Đài Loan, trên Bán đảo Triều Tiên và ở Biển Đông.
Mặt khác, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã cận kề với những đòn triệt hạ uy tín của nhau giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thông qua việc xét xử cựu tổng thống Donald Trump cũng như Hunter Biden, con trai của Tổng thống Joe Biden.
Theo dõi động thái của Nhà Trắng thông qua việc “lên gân cứng rắn” với Israel và vấn đề hòa bình ở Gaza; hỗ trợ cho Đài Loan đối địch với Trung Quốc và Hàn Quốc đối địch với Triều Tiên; cam kết tiếp tục “chống lưng tới cùng” cho Kiev và lôi kéo Philippines trở lại vị trí đồng minh; người Nga cũng như những lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới biết thừa rằng tổng thống Mỹ đang “đầu tư cho bầu cử” để kiếm được đa số phiếu đại cử tri, để ở lại Nhà trắng thêm một nhiệm kỳ chứ chẳng phải là vì hòa bình, ổn định và an ninh thế giới như bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực tuyên truyền.
“Trong khi đó thì lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, một phân hạm đội mạnh mẽ của Hải quân Nga đã xuất hiện tại La Havana sát sườn phía Nam nước Mỹ. Điều này càng chứng tỏ rằng người Nga không hề “cảnh báo suông” trước những động thái gây hấn của Mỹ; đồng thời, khiến cho các cử tri Mỹ phải suy nghĩ, đắn đo xem nên bỏ phiếu cho một người quyết chống Nga đến cùng hay bỏ phiếu cho một người có khả năng đàm phán hòa bình với Nga mà trước mắt là khôi phục lại Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân thế hệ mới (NEW START 2.0)”, Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.
Theo đánh giá của ông, kết quả của bầu cử tổng thống Mỹ tới đây và kèm theo đó là kết quả cuộc bầu cử sớm Quốc hội Pháp sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tiến trình giải quyết vấn đề Ukraina cũng như giải quyết vấn đề an ninh của nước Nga, thông qua đó giải quyết vấn đề an ninh của Châu Âu mà không có “bàn tay can thiệp” của người Mỹ.
“Chắc chắn là Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu mà Nga đã đề ra. Chỉ có điều là thực chất những điều kiện đàm phán do Nga đưa ra chính là mở thêm mặt trận chính trị-ngoại giao để hỗ trợ cho mặt trận quân sự mà thôi”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An, nói với Sputnik.