Quan hệ đối tác chiến lược Nga -Triều sẽ tăng cường an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á

© Sputnik / Kristina Kormilitsyna / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm hữu nghị cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Triều Tiên
Chuyến thăm hữu nghị cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Đăng ký
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới CHDCND Triều Tiên vào ngày 18-19/6. Các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un theo hình thức mở rộng đã kéo dài một tiếng rưỡi.
Sau đó lãnh đạo hai nước đã tổ chức thảo luận riêng. Ban tổ chức đã dành khoảng một giờ cho cuộc họp này, nhưng toàn bộ quá trình trao đổi kéo dài khoảng hai tiếng rưỡi.
Sau khi kết thúc cuộc đối thoại kín, ông Kim Jong Un và ông Vladimir Putin đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện Nga – Triều Tiên. Tại cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Nga lưu ý rằng, thỏa thuận hợp tác toàn diện sẽ tạo thành nền tảng cho mối quan hệ lâu dài giữa hai nước. Về phần mình, ông Kim Jong Un nhấn mạnh rằng, quan hệ song phương đang bước vào thời kỳ thịnh vượng mới.
Cờ của CHDCND Triều Tiên và Nga ở Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Thỏa thuận mới giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên đóng vai trò cảnh báo nghiêm túc đối với Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Alexander Zhebin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại (ICCA) thuộc Viện Haôn lâm Khoa học Nga, nói rằng, việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và CHDCND Triều Tiên sẽ giúp hai bên ứng phó với những thách thức mới đối với an ninh và ổn định trong khu vực gắn liền với hoạt động quân sự - chính trị đang gia tăng của Hoa Kỳ và hai đồng minh của họ - Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Điều quan trọng là Nga và Triều Tiên phải cùng nhau ứng phó với các mối đe dọa chung ngày càng gia tăng đối với an ninh của họ. Chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Hoạt động quân sự của Mỹ đang leo thang ở Đông Á, đặc biệt dọc theo biên giới Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. Cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, họ đã tạo ra một khối chính trị - quân sự mới sát biên giới Nga và Trung Quốc ở Viễn Đông và tất nhiên sát biên giới CHDCND Triều Tiên. Trong tương lai gần, 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ký thỏa thuận nhằm chính thức hóa quan hệ đối tác an ninh trong khuôn khổ một liên minh mới; họ lên kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung quy mô lớn. Nga phải đáp trả tất cả những hành động thù địch này chống lại Nga, Triều Tiên và Trung Quốc, và điều khá tự nhiên là các vấn đề an ninh và tăng cường khả năng phòng thủ của hai bên đã được thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng. CHDCND Triều Tiên là một quốc gia thân thiện với Nga, hai nước có đường biên giới chung, có lợi ích chung là duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”, - ông Zhebin lưu ý.
Ông Kim Jong Un nói với Tổng thống Vladimir Putin rằng, CHDCND Triều Tiên có ý định tăng cường hợp tác chiến lược với Nga. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của Nga trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược trên thế giới. Tổng thống Nga đánh giá cao "sự ủng hộ nhất quán và kiên định" của Bình Nhưỡng đối với chính sách của Nga, bao gồm cả hướng Ukraina.
Kim Jong-un gọi Putin là người bạn thân yêu nhất của người dân Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Multimedia
Kim Jong-un gọi Putin là người bạn thân yêu nhất của người dân Triều Tiên
Chuyên gia Alexander Zhebin lưu ý, sự ủng hộ lẫn nhau về chính trị sẽ củng cố mối quan hệ đối tác và nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của CHDCND Triều Tiên:

“Lập trường của CHDCND Triều Tiên về cơ bản phù hợp với các mục tiêu của Nga trong cộng đồng quốc tế. Đây là một thế giới đa cực, từ chối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền và không chấp nhận việc áp đặt bất kỳ mô hình phát triển nào lên các quốc gia có chủ quyền. Về mặt này, lập trường của Matxcơva và Bình Nhưỡng trùng khớp với nhau, và điều này mở ra những cơ hội lớn để tương tác với Triều Tiên trên nhiều nền tảng quốc tế khác nhau. Ngay từ đầu, CHDCND Triều Tiên đã giữ lập trường nguyên tắc là ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraina và kiên định bảo vệ lập trường này. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tái khẳng định điều này trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga, ông Kim Jong Un bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết với Chính phủ, quân đội và nhân dân Nga trong việc hoàn thành mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. Những phát ngôn như vậy mang lại kết quả có thể dự đoán được và sự ổn định cho mối quan hệ Nga-Triều. Và sự hỗ trợ của Nga dành cho Triều Tiên trong các nhiệm vụ mà nước này đang giải quyết, trước hết là đảm bảo an ninh, đặc biệt là phát triển kinh tế trong bối cảnh Triều Tiên đang hứng chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn chưa từng có, cũng sẽ ổn định và liên tục. Sự hỗ trợ này sẽ góp phần củng cố nền kinh tế của Triều Tiên và mở rộng khả năng hợp tác với các nước ngoài. Chính sách của Bình Nhưỡng sẽ trở nên dễ dự đoán hơn trong mắt các đối tác nước ngoài”.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Qin An, người đứng đầu trung tâm phân tích và là một blogger nổi tiếng tại Trung Quốc, lưu ý rằng, chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ giúp Triều Tiên giải quyết một số vấn đề quan trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Bộ Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un trong bức ảnh chung ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Tổng thống Putin: Thỏa thuận với Triều Tiên dự trù dành hỗ trợ trong trường hợp bị xâm lược
“CHDCND Triều Tiên hứng chịu các lệnh trừng phạt trong một thời gian dài, (vì điều này) họ đã gặp khó khăn trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nguồn năng lượng và lương thực. Và Nga có thể sử dụng lợi thế (của mình) trong các lĩnh vực này để giúp CHDCND Triều Tiên thực hiện bước nhảy vọt trong phát triển và tiếp thêm sức mạnh để đối phó với sự bắt nạt toàn cầu. Ngoài ra, nhờ đó có thể nảy sinh một lực lượng ổn định mới trên thế giới. Hiện tại, người dân (ở các quốc gia khác nhau) ngày càng nhận thức rõ rằng nguyên nhân chính gây ra những biến động trên thế giới có liên quan đến những hành vi bạo lực trắng trợn của một nhóm quốc gia đang đàn áp các quốc gia khác. Tuy nhiên, do Mỹ và NATO sử dụng chiến thuật bầy sói nên họ vẫn dễ dàng hành động theo phương pháp “chia để trị” trong quan hệ với mốt số quốc gia. Sự hợp tác sâu sắc giữa Nga và CHDCND Triều Tiên sẽ không chỉ giúp ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên mà còn nêu gương về việc phản kháng lại sự đàn áp như vậy”.
Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi mong muốn của hai quốc gia láng giềng thân thiện là Nga và CHDCND Triều Tiên củng cố quan hệ hợp tác là một điều bình thường. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian lưu ý rằng, các cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp cao như vậy được tổ chức theo sự thỏa thuận giữa hai quốc gia có chủ quyền.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала