Hai điều quan trọng bậc nhất trong thỏa thuật đạt được giữa Putin V.V. và Tô Lâm

© POOL / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam
Chuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Đăng ký
Chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được nhiều kết quả thực chất hơn, cụ thể hơn, thể hiện qua một số tuyên bố của cả phía Nga và phía Việt Nam và Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng có 2 điểm mà giới chuyên gia đặc biệt chú ý và đánh giá là quan trọng bậc nhất.
Trưa 19/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm. Theo kết quả đàm phán, Nga và Việt Nam nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường tương tác, bao gồm tạo ra các hình thức và cơ chế hợp tác mới.
Trong những kết quả và thỏa thuận đạt được có hai điểm mà được xem là quan trọng bậc nhất trong tình hình địa chính trị thế giới và khu vực hiện nay
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Tổng thống Putin: Công dân Việt Nam sẽ được ở lại Nga lâu hơn theo thị thực điện tử

Nga và Việt Nam có thể phối hợp với nhau một cách có hiệu quả hơn nhằm ứng phó với những biến động trong khu vực

Theo các chuyên gia mà Sputnik đã kịp phỏng vấn nhanh ngay sau khi Tuyên bố chung Nga- Việt được công bố, đúng là như nhận định của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin tuy ngắn ngủi và khá gấp gáp nhưng đã đạt được nhiều kết quả thực chất hơn, cụ thể hơn, thể hiện qua một số tuyên bố của cả phía Nga và phía Việt Nam và Tuyên bố chung. Nhưng có 2 điểm mà giới chuyên gia đặc biệt chú ý và đánh giá là quan trọng bậc nhất.
Điều quan trọng bậc nhất thứ nhất là hai bên đã thỏa thuận tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; đồng thời hai bên đều nhất trí không “gia nhập liên minh hay hiệp ước với bên thứ ba để gây tổn hại cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.
Theo đánh giá của nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm – nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo (Bộ Công An), hai bên đạt được thỏa thuận này vì hai nguyên nhân. Trước hết là chính sách đối ngoại 4 không của phía Việt Nam. Theo đó, Việt Nam tuyên bố không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không liên minh với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để gây phương hại cho nước thứ ba và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Tiếp theo, Tổng thống Nga đã nhận định rằng Liên bang Nga và Việt Nam có quan điểm tương tự như nhau về tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này đang là “điểm nóng thứ hai” trong quan hệ quốc tế sau “điểm nóng thứ nhất” là Châu Âu.
“Chính vì sự tương đồng trong quan điểm của hai bên mà Việt Nam và Nga có thể có nhiều tiếng nói chung đối với các biến động trong khu vực và có thể phối hợp với nhau một cách có hiệu quả hơn nhằm ứng phó với những biến động ấy”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
© POOL / Chuyển đến kho ảnhÔng Putin nói trong cuộc gặp các cựu sinh viên tốt nghiệp Liên Xô và các trường đại học Nga cùng với đồng nghiệp Việt Nam Tô Lâm tại Hà Nội
Ông Putin nói trong cuộc gặp các cựu sinh viên tốt nghiệp Liên Xô và các trường đại học Nga cùng với đồng nghiệp Việt Nam Tô Lâm tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
1/5
Ông Putin nói trong cuộc gặp các cựu sinh viên tốt nghiệp Liên Xô và các trường đại học Nga cùng với đồng nghiệp Việt Nam Tô Lâm tại Hà Nội
© POOL / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam
Chuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam
2/5
Chuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam
© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống LB Nga Vladimir Putin
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống LB Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
3/5
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống LB Nga Vladimir Putin
© Sputnik / POOL / Chuyển đến kho ảnhNgày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam
4/5
Ngày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
© Sputnik / POOL / Chuyển đến kho ảnhNgày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam
5/5
Ngày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
1/5
Ông Putin nói trong cuộc gặp các cựu sinh viên tốt nghiệp Liên Xô và các trường đại học Nga cùng với đồng nghiệp Việt Nam Tô Lâm tại Hà Nội
2/5
Chuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam
3/5
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống LB Nga Vladimir Putin
4/5
Ngày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
5/5
Ngày 20/6/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.
“Chỉ riêng điều này đã thể hiện quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt đã được nâng lên một tầm cao mới và sẽ mang tính chiến lược lâu dài”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Minh Đức nói với Sputnik.

Nga tôn trọng và đánh giá cao vị thế của Việt Nam tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Điều quan trọng bậc nhất thứ hai là Liên bang Nga khẳng định Việt Nam đại diện cho một cấu trúc an ninh và hợp tác bình đẳng và không thể chia cắt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với vai trò trung tâm là ASEAN. Theo đó, Liên bang Nga sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ song phương và phát triển hợp tác với Việt Nam vì lợi ích của người dân hai nước, vì lợi ích ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới. Còn phía Việt Nam thì khẳng định lại một lần nữa rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga là một trong các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

“Điều này hứa hẹn những hướng hợp tác cụ thể, thiết thực mới, đồng thời, chứng tỏ sự tôn trọng và đánh giá cao của Liên bang Nga đối với vị thế của Việt Nam tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như khu vực ASEAN”, - Ông Nguyễn Hồng Long - nhà nghiên cứu Nga phát biểu với Sputnik.

Ngày 20/6/2024. Lễ gặp chính thức giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm tại quảng trường gần Phủ Chủ tịch ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Việt Nam – Liên bang Nga thông qua Tuyên bố chung

Những hướng hợp tác cụ thể mới

"Sau những tuyên bố chính trị quan trọng và nghiêm túc là những hướng hợp tác cụ thể. Những thỏa thuận đạt được trong lĩnh vực năng lượng rất có ý nghĩa, đặc biệt khi tính đến những khó khăn trong lĩnh vực này của Việt Nam. Đó là việc NOVATEK ký biên bản ghi nhớ với chính quyền Việt Nam về dự án khí hóa lỏng ở Việt Nam (Tôi có thông tin từ năm ngoái rằng Nga rất muốn đặt một trung tâm trung chuyển khí hóa lỏng ở Việt Nam); Công ty nhà nước Zarubezhneft nhận được giấy phép khai thác lô 11.2 tại thềm lục địa Việt Nam. Điều này thể hiện việc Nga tiếp tục tích cực hiện diện ở Biển Đông", - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

Một văn kiện đáng chú ý đặc biệt nữa là văn kiện được ký kết giữa Rostec và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam về Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam và việc Nga sẵn sàng đào tạo các chuyên gia hạt nhân Việt Nam tại các trường đại học chuyên ngành của Liên bang Nga.

"Đây là những bước đi đầu tiên, hứa hẹn việc hình thành và xây dựng nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Những nỗ lực phát triển các tổ hợp điện khí (LGN) ở Ninh Thuận cũng như các tổ hợp điện gió ở Bình Thuận sẽ là những cơ sở quan trọng vừa để đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho Việt Nam, vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” của Việt Nam vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam về phát triển năng lượng xanh, sạch", - Nhà nghiên cứu Nga Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống LB Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyến thăm của Tổng thống Nga tạo động lực mới cho quan hệ hai nước
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала