Đến Hà Nội ngay sau ông Putin, đặc phái viên của Biden bất ngờ khen Việt Nam

© AP Photo / Jacquelyn MartinTrợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2024
Đăng ký
Ngay sau khi Tổng thống Nga Putin rời Hà Nội, Mỹ đã cử đặc phái viên Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương đến Việt Nam.
Phát biểu với báo giới Việt Nam ngày 22/6, đại diện chính quyền Biden tuyên bố, Mỹ tôn trọng chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đáng chú ý, ông Daniel J. Kritenbrink cho rằng, niềm tin quan hệ chiến lược Việt – Mỹ đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Mỹ nghĩ gì về đối ngoại Việt Nam?

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời là cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam và Mỹ tiếp tục tin tưởng mối quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ và rằng, quan hệ Hà Nội – Washington “chưa bao giờ phát triển mạnh đến thế”.
“Tôi đến đây để thảo luận về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, về những việc hai nước chúng ta đang cùng nhau làm, cùng nhau đầu tư vào sự thành công của Việt Nam và tương lai của hai đất nước, hai dân tộc”, nhà ngoại giao Mỹ bình luận với Tuổi Trẻ.
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu tại buổi gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Việt – Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2024
Đằng sau cách Việt Nam tiếp đón rất đặc biệt Tổng thống Putin
Nói thêm về mục đích chuyến thăm Việt Nam 2 ngày lần này, ông Daniel J. Kritenbrink cho biết, hai nước đang hợp tác trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ quan hệ đầu tư kinh tế, an ninh, giao lưu nhân dân và tiếp tục hợp tác về các vấn đề môi trường, năng lượng sạch.
Đáng chú ý, trong tuyên bố của đại sứ Kritenbrink cũng có ý rằng, đại diện chính quyền Biden đến Việt Nam lần này “không phải để nói về nước thứ ba khác”.
Trong đó, Mỹ nói vẫn duy trì các cam kết nhằm giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh với Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng điều này đã thực sự giúp thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau và sự hòa giải giữa hai dân tộc”, ông Kritenbrink bày tỏ.
Theo thông tin được tiết lộ tại cuộc họp báo ở Hà Nội, trong thăm Việt Nam lần này, ông Daniel Kritenbrink đã gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và một số quan chức cấp cao của Việt Nam.
 Cắm cờ Cuba tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2024
Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ tiến tới bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Cuba
Trong đó, hai bên đã trao đổi về quan hệ song phương và một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Từ chối bình luận thẳng thắn về quan điểm của Mỹ đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, ông Kritenbrink cho rằng, ông có mặt ở đây không phải để đánh giá chính sách đối ngoại của Việt Nam có thực sự phù hợp hay không.

“Điều tôi có thể khẳng định là chúng tôi rất tôn trọng Việt Nam và chỉ có Việt Nam mới có thể quyết định cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy lợi ích của mình”, đại diện chính quyền Biden nêu rõ.

Ông Kritenbrink cũng hiểu rằng, cả Mỹ có quan điểm như thế nào với nước thứ ba khác thì Mỹ vẫn duy trì sự tôn trọng dành cho Việt Nam.
“Tôi đến đây để nói về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Mỹ cũng như mọi việc hai nước đang cùng nhau làm”, ông nói và nhắc lại rằng, Mỹ và Việt Nam chưa bao giờ gần gũi hơn thế trong việc xác định tầm nhìn về một thế giới mà hai nước muốn thấy và các nỗ lực chung để xây dựng điều đó.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Ông Putin: Nga đánh giá cao lập trường cân bằng của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế cấp bách

Mỹ và Việt Nam đã nói chuyện thẳng thắn

Theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đó là một thế giới dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, dựa trên niềm tin rằng các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình và rằng tất cả các nước bất kể lớn - nhỏ đều có thể hợp tác với nhau.
Trên tinh thần quan hệ bạn bè, là Đối tác chiến lược toàn diện của nhau, theo ông Kritenbrink, Mỹ và Việt Nam cũng đã nói chuyện thẳng thắn bao gồm cả những vấn đề hai bên có khác biệt.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý, ông đã đọc một tuyên bố chung được Việt Nam công bố hôm 20-6 và dựa trên những cuộc gặp với đối tác Việt Nam lần này, Mỹ hài lòng khi thấy Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
"Đây là một chuyến thăm rất tích cực và phản ánh thực tế rằng chúng ta có mối quan hệ đối tác thực sự tích cực", ông nói.
Mỹ tin tưởng vào sự thành công của Việt Nam và hai nước cùng nhau đầu tư vào tương lai chung, tương lai của hai dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn Nghị sĩ Thượng viện Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Hoa Kỳ cam kết tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh

“Cao nhất mọi thời đại”

Trả lời báo Thanh Niên về quan hệ hai nước sau khi nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Hoa Kỳ nhắc lại, lòng tin giữa Mỹ và Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ và sâu sắc hơn lúc này.
Theo đó, việc nâng cấp sẽ không có tác dụng nếu không có sự tin tưởng to lớn giữa hai bên và những gì hai nước cùng nhau xây dựng trong gần 30 năm qua.
“Tôi tin rằng niềm tin chiến lược đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Đó có lẽ là yếu tố nền tảng quan trọng nhất của quan hệ đối tác”, nhà ngoại giao nói.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ một lần nữa lặp lại: “Mỹ cam kết ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng - một Việt Nam thành công nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Trong đó, quan hệ kinh tế và thương mại của hai bên vẫn quan trọng hơn bao giờ hết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Ông Putin: Nga và Việt Nam có quan điểm tương tự nhau về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Cụ thể, nếu nhìn vào hội nghị tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, hai nước đã nói rất nhiều về việc đầu tư vào năng lực của Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ thông tin và xây dựng hệ sinh thái bán dẫn, giúp đào tạo và nâng cấp lực lượng lao động Việt Nam.
Về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, ông cho biết, đó là một quy trình chính thức do Bộ Thương mại thực hiện nhưng kim ngạch thương mại giữa hai nước hiện là khoảng 124 tỷ USD mỗi năm, mức cao nhất mọi thời đại và Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Khi được hỏi liệu cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ có làm thay đổi các chính sách của Washington với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng hay không, đại diện chính quyền Biden cho rằng, các hợp tác của Mỹ với khu vực cũng như với Việt Nam đều nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала