Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vừa được thông qua

© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángQaung cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Qaung cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hôm nay, ngày 24/6, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Với 459/464 đại biểu có mặt tán thành (bằng 94,25% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội dành thời gian thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Công an giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Dự kiến, trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24-29/6/2024) của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua một số Luật, Nghị quyết.
Theo đó, ngay trong phiên sáng nay, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo đầy đủ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Sáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2024
Mới: Quy trình 3 bước kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền TƯ Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Tòa án nhân dân tối cao cũng nhất trí đối với toàn bộ nội dung của dự thảo Luật và có góp ý vào dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật về nội dung thu thập tài liệu, chứng cứ.
Về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (khoản 1 Điều 4), do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội bằng phiếu.
Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện; Phương án 2: Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành Tòa án nhân dân sơ thẩm. Kết quả không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số đại biểu tán thành.
Sau khi xin ý kiến các vị đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Tòa án nhân dân tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số đại biểu Quốc hội đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện như Luật hiện hành.
Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng quy định của dự thảo Luật về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện là phù hợp…
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2024
Quốc hội hợp đợt 2 của kỳ họp thứ 7: Sẽ xem xét thông qua nhiều nội dung quan trọng
Về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt (điểm đ khoản 1 Điều 4; mục 5 Chương IV), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt như dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đối với việc thành lập các vụ tại Tòa án nhân dân cấp cao trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra (điểm d khoản 1 Điều 51), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu rõ, việc thành lập các vụ tại Tòa án nhân dân cấp cao là nâng cấp một số đơn vị cấp phòng để phù hợp với tính chất, số lượng công việc mà các đơn vị này đang đảm nhiệm.
Điều này nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị tham mưu. Vì vậy, việc thành lập các vụ trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra là cần thiết.
Về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.
Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định.
Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, Tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2024
Luật Đất đai có hiệu lực dự kiến từ 1/8
Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý các nội dung cụ thể khác như đã nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật.
Sau khi tiếp thu, hoàn thiện, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm có 9 chương với 152 Điều.
Theo chương trình, trong tuần làm việc, Quốc hội thảo luận về các dự án luật gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Địa chất và khoáng sản.
Dự kiến, chiều ngày 29/6, sau khi biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ phát biểu bế mạc Kỳ họp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала