Chính thức bổ sung 3 chức danh được áp dụng cảnh vệ

© iStock.com / Thanakorn LappattarananБизнесмен ставит печать на деловой документ
Бизнесмен ставит печать на деловой документ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Đăng ký
Trong Luật Cảnh vệ mới được Quốc hội thông qua, có 3 chức danh là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao được bổ sung vào đối tượng cảnh vệ.
Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an được quyền quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp được quy định tại Luật Cảnh vệ.

Thêm 3 chức danh được cảnh vệ

Chiều 28/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ với 463/464 đại biểu tán thành. Luật bổ sung nhiều quy định mới về đối tượng cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Theo Luật Cảnh vệ hiện hành, các đối tượng cảnh vệ gồm: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2024
Thêm 3 chức danh được cảnh vệ ở Việt Nam?
Theo luật sửa đổi, ngoài các đối tượng cảnh vệ thuộc nhóm con người hiện nay, có 3 đối tượng cảnh vệ được bổ sung là Thường trực Ban Bí thư, Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TAND tối cao.
Trước đó, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trong quá trình xây dựng luật, có nhiều ý kiến nhất trí bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ như đã nêu.
Tuy nhiên, cũng có đại biểu đề nghị cân nhắc việc bổ sung Thường trực Ban Bí thư vì hiện đã có đối tượng cảnh vệ là Ủy viên Bộ Chính trị.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc quy định đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo hướng liệt kê là thống nhất với nội dung tại kết luận số 35.
Theo đó, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư…
Luật hiện hành đã quy định người giữ chức vụ, chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng là đối tượng cảnh vệ. Khi một người hưởng nhiều chế độ cảnh vệ khác nhau, người đó sẽ được hưởng chế độ cảnh vệ ở mức cao nhất.
Chính vì vậy, việc bổ sung người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư là đối tượng cảnh vệ vẫn đảm bảo phù hợp và không mâu thuẫn với quy định về quy chế làm việc của Ban Bí thư.

Giao Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng cảnh vệ

Theo nội dung Luật Cảnh vệ mới, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp được quy định tại Luật Cảnh vệ.
Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, ngoài những ý kiến nhất trí, một số đại biểu đề nghị làm rõ tiêu chí, trường hợp cấp thiết, đánh giá sự tương thích về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an với quy định của Hiến pháp, đề nghị quy định nội dung này trong nghị định của Chính phủ
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ tháng 7/2018 đến nay, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với 56 trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ được quy định trong Luật Cảnh vệ.
Thiếu tá Đặng Hồng Nhung bảo vệ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 17/11/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2024
Xem xét bổ sung hoạt động cảnh vệ ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
Việc này nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội luôn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ, khó lường. Do đó, pháp luật cần phải có quy định linh hoạt để thuận lợi cho việc thực hiện.
Vì vậy, Luật Cảnh vệ sửa đổi chỉ quy định khái quát trường hợp, tiêu chí áp dụng là: "Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại".
Nếu quy định cụ thể, liệt kê các trường hợp hoặc tiêu chí áp dụng thì sẽ khó bảo đảm tính đầy đủ, kịp thời, linh hoạt để giải quyết các tình huống đột xuất cần thực hiện cảnh vệ.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, Bộ trưởng Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, bao gồm cả biện pháp cảnh vệ để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Do đó, việc bổ sung quy định Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ là phù hợp với thẩm quyền của Bộ trưởng Công an, đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và công tác cảnh vệ.
Việc quyết định áp dụng các biện pháp cảnh vệ có liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, cần phải được quy định trong luật.
Luật cho phép Bộ trưởng Công an được quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ cụ thể, không giao ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung này là phù hợp với Hiến pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала