Thêm 3 chức danh được cảnh vệ ở Việt Nam?

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNQuốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật
Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2024
Đăng ký
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ quy định, Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao là 3 chức danh được cảnh vệ.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã giải thích rõ lý do cần thiết phải bổ sung 3 chức danh nói trên vào danh sách các đồng chí được cảnh vệ.

Bổ sung 3 chức danh được cảnh vệ

Chiều 22/2, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Đáng chú ý, dự án luật lần này bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (khoản 3 Điều 1).
Trong tờ trình của Chính phủ do Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký, nêu rõ, pháp luật hiện hành có quy định 3 nhóm đối tượng cảnh vệ, gồm nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, nhóm đối tượng cảnh vệ là khu vực trọng yếu và nhóm đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Cụ thể, đối tượng cảnh vệ là con người bao gồm: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế có tiêu chuẩn tương đương.
Tuy nhiên, tổng kết 5 năm thực hiện Luật Cảnh vệ và tình hình thực tiễn hiện nay cho thấy, cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Thường trực Ban Bí thư là người phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổ chức của Đảng, Nhà nước.
Toà án Tối cao nhìn từ phía trước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Việt Nam: Toà Tối cao sẽ xác minh tài sản của 60 người
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu các cơ quan tư pháp, có vai trò, tác động đối với công tác xét xử, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế, quyền con người, quyền công dân.
Các chức danh này đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 35/ 2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Do đó, cần thiết phải áp dụng chế độ, biện pháp cảnh vệ với các đối tượng nói trên để bảo đảm sự tương đồng, thống nhất với các lãnh đạo chủ chốt, cấp cao khác trong cùng nhóm.

Phù hợp với tầm quan trọng của 3 chức danh trong hệ thống chính trị Việt Nam

Cho ý kiến thẩm tra nội dung trên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận định, theo Kết luận số 35 về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam gồm:
Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trong khi đó, các chức danh, chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã được quy định là đối tượng cảnh vệ trong Luật Cảnh vệ.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Viện trưởng Lê Minh Trí: Phải xử nghiêm người cầm đầu
Do đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí bổ sung Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào đối tượng cảnh vệ.
Điều này là nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng, đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ và chế độ, chính sách đối với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam.

“Việc bổ sung 3 chức danh, chức vụ nói trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị Việt Nam”, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị quy định đối tượng cảnh vệ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia, nhằm bảo đảm tính tương ứng, nhất là khi đối tượng cảnh vệ đi công tác ở nước ngoài.

Bổ sung thêm thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Công an

Liên quan đến đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng, Chính phủ đề nghị quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Trong đó, dự thảo luật lần này được sửa đổi theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng.
 Lực lượng CSGT xử lý hờn 6.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày mùng 4 Tết  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
"Khi một ý thức tồi có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người"
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ theo hướng quy định: "Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ tổ chức có đối tượng cảnh vệ tham dự; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ tham dự".
Chính phủ lưu ý, sự kiện có đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và khách quốc tế có chức vụ tương đương tham dự, được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Dự thảo luật lần này bổ sung thẩm quyền Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ trong trường hợp cấp thiết đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Cảnh vệ.

“Trong trường hợp cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều này”, dự thảo lưu ý.

Chính phủ nhấn mạnh, công tác cảnh vệ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, tùy tình hình an ninh trật tự trong từng thời điểm cần phải có biện pháp cảnh vệ phù hợp cho từng đối tượng phù hợp.
Việc này không làm phát sinh nguồn lực tài chính vì thực tế nhiệm vụ này đã và đang được thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn lực, tài chính hiện tại, do vậy không làm phát sinh chi phí, nhân lực. Thống kê cho thấy, từ ngày 1/7/2018 đến nay, Bộ Công an đã chỉ đạo triển khai công tác bảo vệ đối với 56 đoàn.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Chính phủ cho rằng cần thiết bổ sung thẩm quyền Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ trong trường hợp cấp thiết đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Cảnh vệ, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Tổng thể, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời gian gần đây.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các lực lượng, đơn vị quân đội tham gia Lễ phát động Tết trồng cây.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
Việt Nam điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội
Trong đó, thể chế Nghị quyết số 12, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về xây dựng lực lượng CAND; phù hợp với Kết luận số 35 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Cảnh vệ là để tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới;
Qua đó, góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала