Khi nào thì dao có tính sát thương cao được xác định là vũ khí?

© Depositphotos.com / stevanovicigorMột người đàn ông cầm dao trong tay
Một người đàn ông cầm dao trong tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2024
Đăng ký
Nếu sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích phạm tội thì tuỳ theo trường hợp, con dao đó sẽ được xác định là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng.
Đây là nội dung quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), vừa được thông qua sáng nay 29/6.

3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao”

Theo báo ANTĐ, sáng ngày 29/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) với 459/468 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,4%.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng, đồng thời phân định rõ theo mục đích sử dụng.
Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2024
Chủ tịch nước Tô Lâm: Lãnh đạo các nước thấy xã hội Việt Nam an toàn
Cụ thể, khi sử dụng các loại súng này vào mục đích săn bắn là súng săn, khi sử dụng vào mục đích luyện tập, thi đấu thể thao là vũ khí thể thao.
Quy định này để đảm bảo phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), là cơ sở pháp lý cho lực lượng chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Theo ông Lê Tấn Tới, nhiều ý kiến nhất trí quy định dao có tính sát thương cao thuộc nhóm vũ khí thô sơ làm căn cứ xử lý đối với tội phạm sử dụng dao để gây án. Trong khi đó, cũng có một số đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định danh mục; bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo luật do Chính phủ trình đề nghị bổ sung dao có tính sát thương cao nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo cơ sở pháp lý để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao.
Để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 6 Điều 2 giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”.
Đàn ông bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2024
Công an bắt Nguyễn Hoài Sơn, lộ nguyên nhân vụ đâm nhau ở Linh Đàm
Trên cơ sở giải thứ từ ngữ này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng, cụ thể như sau:
Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sử dụng “dao có tính sát thương cao” vào mục đích vi phạm pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 32 dự thảo Luật Chính phủ trình và bổ sung Điều 74 về “Áp dụng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với dao có tính sát thương cao”, giao Chính phủ căn cứ quy định của Luật này để quy định việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển “dao có tính sát thương cao”.
Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ (điểm b khoản 4 Điều 2).
Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng (điểm d khoản 2 Điều 2).
Không được mắc sai lầm: Vận động viên Nga biểu diễn chống đẩy trên dao - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2024
Multimedia
Không được mắc sai lầm: Vận động viên Nga biểu diễn chống đẩy trên dao

Rà soát quy định liên quan để đảm bảo thống nhất

Căn cứ các nội dung như đã nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 2, khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý để phù hợp với từng loại vũ khí.
Theo đó, các hành vi liên quan đến dao có tính sát thương cao không có động cơ, mục đích theo khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì không bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Trường hợp sử dụng với mục đích như nội dung khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì mới xác định là vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan rà soát quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về hành vi phạm tội liên quan đến dao có tính sát thương cao khi luật có hiệu lực thi hành.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; trừ quy định tại các Điều 17, Điều 32 và khoản 1 Điều 49 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định về quản lý, sử dụng dao có tính sát thương cao tại Điều 74 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала