Xôn xao chủ tịch xã trình báo bị lừa 4,6 tỷ đồng qua mạng

© Flickr / Alejandro JuárezTin tặc
Tin tặc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2024
Đăng ký
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Diên Bình, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng mất 4,6 tỷ đồng.
Vị Chủ tịch xã cho biết, trong vòng 1 tháng, ông đã nộp khoảng 10 lần, với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng để làm đại lý phân phối hàng qua mạng.

Xôn xao chủ tịch xã bị lừa đảo qua mạng

Hôm nay, Công an tỉnh Kon Tum cho hay đang làm rõ thông tin ông Nguyễn Hồng Lĩnh (44 tuổi; Chủ tịch UBND xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) trình báo bị lừa hơn 4,6 tỷ đồng.
Trước đó, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã gửi đơn trình báo đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum.
Theo ông Lĩnh, từ tháng 5-2024, thông qua mạng xã hội, ông Lĩnh quen biết một tài khoản tên Nguyễn Yến, tự giới thiệu trú tại Đắk Lắk, đang du học tại Nhật Bản.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2024
Người bị lừa mất 26,5 tỷ đồng sẽ kháng cáo lên TAND Tối cao
Chính tài khoản Nguyễn Yến này đã rủ ông Lĩnh làm thành viên phân phối cho các sản phẩm điện tử từ trung tâm thương mại Gum tại Nga gửi về.
Ông Lĩnh đồng ý. Ngày 20/5, chủ tịch xã đã nộp 500 USD vào tài khoản cá nhân tên Trần Văn Khanh để đăng ký làm thành viên phân phối.
Rất nhanh, sau đó “đối tác” đã gửi các sản phẩm về để ông Lĩnh thực hiện phân phối.
Hai ngày liền sau đó, ông Lĩnh nhận được chiết khấu mỗi ngày hơn 1,5 triệu đồng, tổng cộng 3,1 triệu đồng.
Ông Lĩnh kể, sau khi phân phối hết các sản phẩm thì sẽ được chuyển tiền chiết khấu ngay.
Thấy an tâm và được hời nên ông Lĩnh đã nộp thêm 52 triệu đồng nâng cấp lên làm "thành viên Gold", để được phân phối các sản phẩm có giá trị lớn hơn.
Tuy nhiên, ông phải kèm nhiều loại phí khác nhau nên phải nộp tiền, trong đó có phí xác minh thông tin rửa tiền là 30.000 USD.
Trình bày với cơ quan chức năng, ông Lĩnh nói đã 10 lần nộp với tổng số tiền hơn 4,6 tỷ đồng theo yêu cầu của "đối tác".
Tuy nhiên, khi muốn rút, ông bị yêu cầu nộp thêm các loại phí khác nhưng vẫn không rút được tiền.
Đáng chú ý, khi không rút được tiền, ông Lĩnh nhờ người quen tại Nga tìm hiểu về các sản phẩm, trung tâm thương mại như tài khoản Nguyễn Yến giới thiệu.
Cùng với đó, ông đã trình báo vụ việc cho Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum nhờ xem xét giúp đỡ.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2024
Bị lừa đảo 26,5 tỷ đồng, khách hàng kiện Vietcombank và Techcombank
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, trong số tiền 4,6 tỷ đồng chuyển cho "đối tác" một phần nhỏ là của cá nhân ông, còn lại phải vay mượn người thân, bạn bè để mong nhận được tiền về.

“Mất rất nhiều tiền”

Về phía chính quyền, theo lãnh đạo UBND huyện Đắk Tô, cho biết đã chỉ đạo Văn phòng UBND huyện tham mưu văn bản, yêu cầu ông Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo nội dung vụ việc.
Ông Phạm Ngọc Cảnh, Bí thư Đảng ủy xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, xác nhận với báo Pháp luật TPHCM về vụ việc Chủ tịch UBND xã Diên Bình Nguyễn Hồng Lĩnh mất tiền là có thật.
Vị này nói, ông Lĩnh báo là bị hack tài khoản. Do việc này là việc cá nhân nên Đảng ủy xã không có yêu cầu báo cáo cụ thể, chỉ nghe ông Lĩnh nói mất rất nhiều tiền và đã có tường trình vụ việc cho Công an tỉnh Kon Tum.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала