‘Công xưởng’ Trung Quốc không còn mạnh như trước và cơ hội cho Việt Nam

© AP Photo / Chitose SuzukiNhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Đăng ký
Theo một đại diện ngành da giày Việt Nam, 'công xưởng của thế giới' Trung Quốc hiện đã không còn mạnh như trước.
Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt có thể đón đầu thị trường và đơn hàng, dù điều này “không đơn giản” do những yêu cầu mới ngày càng khắt khe về xanh hoá và phát triển bền vững.

Cơ hội cho ngành da giày Việt

Ngày 9/7, Hiệp hội Da giày-túi xách Việt Nam đã tổ chức Hội nghị quốc tế ngành da giày năm 2024. Hội nghị quy tụ các nhà sản xuất, các nhãn hàng nổi tiếng, các chuyên gia trong lĩnh vực da giày đến từ các nước trong khu vực và thế giới.
Tại sự kiện, đại diện Công ty giày Viễn Thịnh là ông Trần Anh Tuấn cho biết, 'công xưởng của thế giới' Trung Quốc hiện nay đã không còn mạnh như trước.
Ông Tuấn phân tích, nhiều nhà sản xuất đang tìm cách dịch chuyển khỏi Trung Quốc, với nguyên nhân xuất phát từ nỗi lo ngại rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng, cũng như nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất.
Giày Thượng Đình gặp khó khăn trong kinh doanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2024
Khó tin: Giám đốc Giày Thượng Đình bị hoãn xuất cảnh chỉ vì nợ thuế 6,5 triệu

"Năm 2023, một đối tác tại châu Âu của chúng tôi đã dịch chuyển khoảng 20% sản phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam và dự kiến chuyển tiếp 10% vào năm 2024. Một khách hàng khác từ Mỹ cũng đang dự tính chuyển đơn hàng sản xuất khoảng 1 triệu đôi giày sang Việt Nam vào năm nay, trong khi tổng sản xuất hàng mỗi năm của họ chỉ dao động từ 18 đến 20 triệu đôi", ông Tuấn chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng để có thể đón đầu thị trường, đơn hàng là việc không đơn giản. Công ty của ông không những phải cam kết đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, giá thành phải chăng, mà còn phải đáp ứng hàng loạt chuẩn mực nghiêm ngặt về xã hội, môi trường và con người.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết doanh nghiệp cũng nhận được nhiều ưu đãi về tài chính từ đối tác, chẳng hạn như công ty có thể nhận được đến 80% giá trị thanh toán ngay lập tức sau khi xuất hàng. Phần còn lại được thanh toán sau 90 ngày.
"Điều này giúp đảm bảo rằng vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn ổn định, không gặp phải tình trạng thiếu vốn khi cần mở rộng sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, các điều khoản thanh toán với các nhà cung cấp cũng được thiết lập linh hoạt từ 30 đến 60 ngày, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất và quản lý tài chính của doanh nghiệp", ông Tuấn chia sẻ tại hội nghị.
Khách hàng chọn mua sản phẩm giày dép sản xuất trong nước bán tại siêu thị Co.opmart Thanh Hà (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2023
Hàng ‘made in Vietnam’ ngày càng phổ biến ở Mỹ

Yêu cầu mới về phát triển bền vững

Theo số liệu thống kê, da giày là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngoài những khó khăn do tiêu dùng sụt giảm, doanh nghiệp ngành da giày còn đang đối mặt với những quy định liên quan đến xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững.
Đại diện hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Đài Loan cho biết, nếu trước đây chi phí nhân công rẻ là yêu cầu hàng đầu từ khách hàng, thì hiện nay phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu mới.
"Việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ là một yêu cầu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp da giày tại Việt Nam nâng cao giá trị thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bằng cách chuẩn bị sớm và đầu tư vào các biện pháp bền vững, doanh nghiệp có thể đối phó với chi phí tăng và đồng thời tạo ra lợi ích lâu dài cho cả môi trường và xã hội", báo Tuổi trẻ dẫn lời vị đại diện này.
Cổng vào kinh thành ở Huế, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2024
Việt Nam: Quảng cáo Đại Nội Huế nhưng đăng hình Tử Cấm Thành ở Trung Quốc
Phát biểu tại hội nghị, bà Phan Thị Thắng – Thứ trưởng Bộ Công Thương đã nhấn mạnh xu hướng xanh hóa trên thế giới đang ngày càng trở nên khắt khe, buộc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế tuần hoàn, bền vững nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

"Doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu", Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала