Lockheed Martin: Chúng ta biết gì về công ty lớn nhất của Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan?

Văn phòng Lockheed Martin - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Đăng ký
Gần đây, Lockheed Martin đã mở rộng hợp đồng sản xuất hệ thống tác chiến điện tử Viper Shield trang bị cho máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 như một phần của Chương trình bán khí tài quân sự cho nước ngoài (FMS).
Tổng giá trị hợp đồng sẽ đạt 897,4 triệu USD và việc sản xuất sẽ được thực hiện tại cơ sở Fort Worth của công ty ở Texas. Chương trình này liên quan đến việc bán hàng cho một số cơ sở quân sự nước ngoài, bao gồm cả Không quân Đài Loan.
Hai tuần trước đó, Trung Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới với một số công ty con và lãnh đạo của Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin. Lần này chúng ảnh hưởng đến 3 nhà quản lý cấp cao và một số công ty con, bao gồm Phòng thí nghiệm tích hợp hệ thống tên lửa, Phòng thí nghiệm công nghệ tiên tiến Lockheed Martin và Lockheed Martin Ventures. Các biện pháp trừng phạt được áp dụng do Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vì Bắc Kinh coi những bước đi này là vi phạm chủ quyền của mình.
Tập đoàn Lockheed Martin là gì và tại sao tên tuổi này lại xuất hiện thường xuyên trong bối cảnh Đài Loan, Ukraina và chính sách đối ngoại của Mỹ?
Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Không chỉ F-16, Hoa Kỳ có thể giao cho Ukraina cả «Thần sấm» A-10
Công ty Lockheed Martin được thành lập vào năm 1995 sau khi sáp nhập Tập đoàn Lockheed với gã khổng lồ trong ngành Martin Marietta. Hiện nay, Lockheed Martin là nhà thầu quốc phòng lớn nhất ở Hoa Kỳ và trên thế giới, vượt xa các tập đoàn quân sự khổng lồ của Mỹ như RTX Corporation, Northrop Grumman và Boeing.
Lockheed Martin là nhà sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao lớn nhất của Mỹ. Công ty chuyên phát triển và sản xuất nhiều loại sản phẩm, bao gồm máy bay chiến đấu (F-35 Lightning II, F-22 Raptor), máy bay ném bom, máy bay không người lái (UAV), máy bay trực thăng (C-130 Hercules), máy bay tầm trung và tên lửa tầm xa (Hellfire, JASSM), tên lửa đạn đạo, hệ thống và công nghệ thông tin và an ninh mạng, cũng như các hệ thống hải quân (tàu ngầm, tàu chiến). Công ty phát triển các công nghệ kết hợp những khía cạnh của trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và những công nghệ quân sự tiên tiến khác.
Câu hỏi về chủ sở hữu công ty không có câu trả lời đơn giản. Lockheed Martin là một công ty giao dịch công khai, là một thành phần của chỉ số S&P 500. Phần lớn cổ phiếu của công ty thuộc sở hữu của các quỹ đầu tư lớn. Các cổ đông lớn nhất là tập đoàn đầu tư khổng lồ của Mỹ State Street Corp (15,1%), Vanguard Group Inc (8,99%) và BlackRock Inc (7,7%).
Tác phẩm điêu khắc gần tòa nhà Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2024
Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty Mỹ Lockheed Martin
Doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định trong khi ngân sách quân sự của Mỹ tăng lên. Ví dụ, theo dữ liệu mở, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 năm 2023 đến cuối tháng 3 năm 2024, lợi nhuận lên tới gần 70 tỷ USD, cao hơn 5,28% so với 12 tháng trước đó. Tại Mỹ, công ty này nhiều lần bị cáo buộc vận động hành lang, có quan hệ quá chặt chẽ với Lầu Năm Góc và gây ảnh hưởng quá mức đến việc hình thành ngân sách quân sự của Mỹ, dẫn đến chi tiêu quân sự tăng lên. Ví dụ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người trong các chiến dịch tranh cử của mình đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề xã hội và bất bình đẳng, đã cáo buộc công ty đưa ra các ưu tiên quốc gia không phải lúc nào cũng trùng khớp với lợi ích của Hoa Kỳ.
Tập đoàn Lockheed Martin nhiều lần vướng vào những vụ bê bối liên quan đến các loại vi phạm và hối lộ cả trong và ngoài nước Mỹ. Năm 2015, công ty bị cáo buộc đưa hối lộ để giành được hợp đồng trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ để vận hành các phòng thí nghiệm của Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia. Công ty cũng nhiều lần bị cáo buộc thổi phồng giá thành sản phẩm và nghiên cứu của mình. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2016, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump viết lên Twitter (X) về chi phí tăng cao một cách vô lý của máy bay F-35, giá trị cổ phiếu của công ty đã giảm 4 tỷ USD. Năm 2023, tòa án Mỹ xét xử vụ công ty thổi phồng giá thành phụ tùng máy bay.
Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2024
Bộ Ngoại giao Nga: Mỹ dùng công cụ tương tự trong vấn đề Đài Loan và Ukraina
Lockheed Martin là một trong những công ty hưởng lợi lớn nhất từ ​​các gói viện trợ cho các nước đồng minh của Mỹ. Ví dụ, những chính trị gia Mỹ, trong đó có Joe Biden, nhiều lần nhấn mạnh rằng, việc cung cấp các gói viện trợ cho Kiev có lợi cho nền kinh tế Mỹ, vì phần lớn số tiền này rơi vào túi các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ. Vào cuối tháng 4 năm 2024, sau nhiều cuộc tranh luận, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ bổ sung trị giá 95,3 USD, trong đó bao gồm viện trợ cho Ukraina, Israel và Đài Loan.
Các chương trình tài trợ quân sự của Mỹ cho Đài Loan là nguồn thu nhập đáng kể cho Lockheed Martin. Đặc biệt, tạp đoàn cung cấp nhiều loại vũ khí, linh kiện khác nhau và bán máy bay cho Không quân Đài Loan, bao gồm F-104 Starfighters và F-16A/B MLU Block 20 Fighting Falcon. Lockheed Martin đã tham gia phát triển máy bay chiến đấu phòng thủ bản địa (Indigenous Defense Fighter – IDF) và tàu chiến PFG-2 của Đài Loan. Ngoài ra, công ty cung cấp các hệ thống dẫn đường Sharpshooter Targeting Pod và Pathfinder Navigation Pod, các radar GE-592 và TPS-117. Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp của Đài Loan. Ví dụ: chip TSMC được sử dụng trong máy bay F-35A do Lockheed-Martin chế tạo. Tập đoàn cũng trở thành nhà thầu quốc phòng nước ngoài đầu tiên ký thỏa thuận hợp tác công nghiệp với cơ quan kinh tế Đài Loan, đưa các phát triển và công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ đến hòn đảo này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала