Gần 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế

© AP Photo / Chitose SuzukiĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 14,4 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm ngoái. So với dư nợ tín dụng đến cuối năm 2023 ở mức 13,569 triệu tỷ đồng, số tiền đã được bơm thêm vào nền kinh tế trong nửa đầu năm nay là hơn 810.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến 28/6, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng nền kinh tế đạt trên 14,3 triệu tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 6/2024, có tới 270.000 tỉ đồng được cho vay ra.
Trước đó, tăng trưởng tín dụng tính tới cuối tháng 5/2024 mới đạt 2,41% và đạt 3,79% tính đến ngày 14/6.
Theo thống kê từ NHNN, tính đến hết tháng 5, tín dụng đối với các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại… đều tăng trưởng dương.
Hoạt động công nghiệp có mức tăng mạnh mẽ nhất là 5,6% so với cuối năm 2023, đạt hơn 2,5 triệu tỉ đồng. Tiếp đến là hoạt động thương mại, tăng 3,82%, với dư nợ là 3,577 triệu tỉ đồng…
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2024
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất
Theo NHNN, đây là hiện tượng bình thường, tín dụng có xu hướng tăng cao vào nửa cuối năm và sụt giảm trong những tháng đầu năm. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng này được duy trì, khả năng tín dụng cả năm đạt 15% không phải là mục tiêu bất khả thi.
Đáng lưu ý, tín dụng tăng đột biến sau khi NHNN tuyên bố sẽ "mạnh tay" với những ngân hàng tăng trưởng thấp. Cụ thể, NHNN cho biết sẽ rà soát lại khả năng tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng và điều hòa trong toàn hệ thống.
Từ đó chuyển room tín dụng từ ngân hàng không có nhu cầu sang các ngân hàng có khả năng tăng trưởng để chủ động tạo điều kiện cho những ngân hàng có khả năng phát triển tín dụng trong thời gian tới.
Ngoài ra, NHNN cũng có thông báo nếu ngân hàng nào cố tình "ôm" room tín dụng nhưng không thể tăng trưởng, sẽ bị xem xét khi cấp room tín dụng năm 2025, theo Tuổi Trẻ Online.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho rằng cùng với những chuyển biến từ thị trường bất động sản, tăng trưởng tín dụng bất động sản đã phản ánh phần nào vào tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP.HCM.
Theo ông Lệnh, tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM đã duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong 3 tháng gần đây. Riêng tháng 5, tín dụng tiếp tục tăng trưởng 1,15%, đạt mức dư nợ 992,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 2,78% so với cuối năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2023
Bộ Công an xử lý việc "xin-cho", khẩn trương thanh tra điều hành tín dụng ngân hàng
Lãnh đạo nhiều ngân hàng giải thích, sở dĩ tín dụng có sự tăng trưởng bất ngờ trong tháng 6/2024 và dự kiến tăng mạnh trong nửa cuối năm là bởi nửa đầu năm, doanh nghiệp tập trung đàm phán, hợp đồng chủ yếu ký kết từ giữa năm, phần lớn các hợp đồng tín dụng lớn cũng được giải ngân trong nửa cuối năm.
Tại báo cáo ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp giúp thúc đẩy nhu cầu cho vay và nền kinh tế phục hồi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm dự báo ở mức 12 - 13%.
VCBS cho rằng những động lực cho tăng trưởng tín dụng là hoạt động sản xuất, xuất khẩu tích cực, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm – có tính lan tỏa cao như dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản hồi phục rõ nét hơn từ nửa cuối 2024, kéo theo tăng trưởng tín dụng các phân khúc cho vay doanh nghiệp BĐS, xây dựng, cho vay mua nhà.
Chứng khoán MB (MBS) cũng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% vào năm 2024 với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 6,3%-6,5%. Trong đó, lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô dự kiến sẽ có nhu cầu tín dụng cao hơn nhờ lãi suất cho vay thấp và doanh số bán lẻ phục hồi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала