Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng khi nào?

© Ảnh : NECMinh họa vệ tinh LOTUSat-1
Minh họa vệ tinh LOTUSat-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2024
Đăng ký
LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam, đã hoàn thành thiết kế và chế tạo, dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Vệ tinh LOTUSat-1 được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho công tác giám sát, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu trong điều kiện thời tiết đặc thù của Việt Nam.

Vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành thiết kế, chế tạo

Theo báo Tiền phong, tại họp báo chiều 12/7, PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chia sẻ thông tin về việc phóng LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam.
Theo đó, vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Về phần mình, TS. Lê Xuân Huy – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, Chính phủ Nhật Bản dự kiến vệ tinh có thể phóng vào khoảng 2/2025.
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam LOTUSat-1 dự kiến được phóng vào đầu năm 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
Việt Nam đang ở đâu trong ngành công nghiệp vũ trụ?
Theo kế hoạch, sau khi trải qua 3 tháng thử nghiệm trên quỹ đạo, đến tháng 6/2025, vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam để vận hành toàn bộ hệ thống trong 5 năm.
Nhằm chuẩn bị khai thác vệ tinh sau khi phóng lên quỹ đạo, toàn bộ hệ thống thiết bị mặt đất, bao gồm trung tâm vận hành điều khiển vệ tinh và trung tâm ứng dụng dữ liệu vệ tinh, đã được lắp đặt tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ở Hòa Lạc từ tháng 5/2024. Dự kiến, đến tháng 9 năm nay, hệ thống này có thể được bàn giao để sẵn sàng đón nhận tín hiệu đầu tiên của vệ tinh.
Trước đó, Việt Nam đã ký gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
LOTUSat-1 có khối lượng 570kg, sử dụng công nghệ radar cho phép chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.
Dự án cũng bao gồm hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, từ đó giúp Việt Nam từng bước tiếp cận và làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh có khối lượng lớn hơn.
Theo TS. Lê Xuân Huy, vệ tinh có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết nên rất phù hợp với một nước có điều kiện khí tượng nhiều mây và sương mù như Việt Nam. Trung tâm Vũ trụ Việt Nam kỳ vọng, dữ liệu từ LOTUSat-1 có thể đóng góp nhiều cho Việt Nam.
Tin tức Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trong nhà ga Seoul - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2024
Tên lửa mang vệ tinh trinh sát của Bắc Triều Tiên phát nổ trên bầu trời

Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới vì sự nóng lên toàn cầu và sự biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, các dịch vụ và công nghệ vũ trụ sẽ là chìa khóa để hiểu rõ hơn về quá trình biến đổi khí hậu, hỗ trợ toàn bộ chu trình giám sát, phòng chống thiên tai, giúp hạn chế tối đa tác động của thảm họa thiên nhiên do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Cũng theo ông Tuấn, công nghệ vũ trụ đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Mỗi đất nước đều có cách tiếp cận công nghệ vũ trụ khác nhau. Việt Nam chọn cách từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vũ trụ thay vì mua ảnh vệ tinh của nước ngoài.
Dù mất nhiều thời gian và công sức, nhưng theo PGS. Phạm Anh Tuấn, hướng tiếp cận này phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong thời đại 4.0, với việc công nghệ cao, thông tin, dữ liệu trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала