Đồng Việt bị o ép, Ngân hàng Nhà nước ở thế tiến loãi lưỡng nan

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2024
Đăng ký
Giới phân tích cảnh báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phải tiêu hao dự trữ ngoại hối nếu muốn kiềm giữ tỷ giá.
Do áp lực lớn lên tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần kết hợp nhiều biện pháp từ bán ngoại tệ, nâng lãi suất tiền đồng, nâng giá bán USD... và có thể phải chấp nhận để VND mất giá nhiều hơn 5%.

Áp lực lớn

Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) phân tích, tỷ giá VND/USD sẽ dao động trong khoảng 25.100 - 25.300 VND/USD trong tháng 7 nhờ hỗ trợ tích cực từ những yếu tố vĩ mô.
Các thị trường cũng đang giảm dần kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương lớn khác sẽ cắt giảm lãi suất.
Chỉ số DXY kết thúc tháng 5 ở mức 104,7 điểm và hiện tiệm cận mức này sau khi dữ liệu cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 1,3% trong quý đầu năm 2024, thấp hơn so với kết quả sơ bộ công bố trước đó là 1,6%, phản ánh doanh số bán lẻ và chi tiêu tiêu dùng yếu hơn dự kiến.
Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng bất ngờ được cải thiện và thị trường lao động ổn định, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, bất chấp lạm phát vượt mục tiêu 2%. Các nhà đầu tư nhận thấy có 50/50 cơ hội để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9/2024.
Theo MBS, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá như bán ngoại tệ, nhưng đồng thời đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng trong thời gian gần đây do cung tiền đã bị rút bớt và khiến thanh khoản thắt chặt hơn trong hệ thống. Giá USD tại các ngân hàng thương mại hồi phục.
Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Giá USD tự do lên gần 25.700 đồng/USD, lo nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam
Trong khi theo Chứng khoán KB Việt Nam, kể từ tháng 4/2024 đến nay, tỷ giá USD liên tục diễn biến căng thẳng, áp sát và có lúc vượt ngưỡng bán ra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 25.450 VND/USD.
Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp can thiệp tỷ giá và điều hành tiền tệ linh hoạt nhưng tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giới phân tích nhìn nhận, tỷ giá trong thời gian tới vẫn sẽ chịu nhiều áp lực do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào dự kiến tiếp tục tăng cao.
Cạnh đó, xu hướng để USD ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu và FDI cũng như việc chỉ số USD Index (DXY) neo cao.

NHNN có thể phải chấp nhận để VND mất giá nhiều hơn 5%

Trong báo cáo chiến lược tháng 7, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng để đối phó với áp lực tỷ giá, dự kiến duy trì ít nhất đến giữa quý III (gần thời điểm Fed hạ lãi suất), Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng bộ cả ba giải pháp: bán ngoại tệ, nâng lãi suất tiền đồng và nâng giá bán USD.
Theo đơn vị này, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bán ngoại tệ. Đây là giải pháp đã được nhà điều hành áp dụng trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Mặc dù vậy, với ước tính hiện tại, dự trữ ngoại hối đã áp sát mức khuyến cáo của IMF tương đương 3 tháng nhập khẩu.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đến cuối năm 2023, dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 100 tỷ USD.
Chứng khoán Rồng Việt) trước đó cho hay, lượng ngoại tệ bán ra kể từ đầu tháng 4 được các công ty chứng khoán ước tính khoảng 6,4 tỷ USD, riêng trong tháng 6 khoảng 1,9 tỷ USD
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Đồng Việt Nam kiên cường trước đô la Mỹ
“Dư địa để NHNN tiếp tục bán dự trữ ngoại hối là không nhiều nếu không muốn ảnh hưởng đến tín nhiệm quốc gia”, - theo KBSV ước tính.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần thực hiện đồng bộ thêm hai giải pháp khác hạ nhiệt nhu cầu USD của thị trường.
Chứng khoán KB cho rằng, NHNN có thể sẽ nâng lãi suất tiền đồng. Hiện NHNN đã đưa lãi suất OMO và tín phiếu, lần lượt tăng 0,5 và 3,1 điểm % so với giai đoạn đầu năm 2024, số liệu KBSV cho biết.
Nhóm phân tích của KBSV dự báo rằng động thái việc nâng lãi suất tiền đồng sẽ tiếp tục được thực hiện để duy trì mặt bằng lãi suất thị trường 2 cao tương đối, giảm tối đa các giao dịch đầu cơ tỷ giá cũng như làm tăng lãi suất huy động ở mức độ phù hợp, giúp việc nắm giữ VND trở nên hấp dẫn hơn.
Tại báo cáo này, KBSV dự báo NHNN có thể nâng giá bán USD.
“Trong bối cảnh mức độ mất giá VND vẫn đang ở mức trung bình thấp so với các đồng tiền trong khu vực, kết hợp với kỳ vọng lạm phát trong tầm kiểm soát vào cuối năm, NHNN vẫn còn có thể, và nhiều khả năng sẽ thực hiện việc nâng giá bán USD (đồng thời nâng tỷ giá trung tâm), chấp nhận để VND mất giá hơn mức 5% hiện tại”, - KBSV lưu ý.

Lãi suất có thể tăng

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH cũng chia sẻ quan điểm này.
Ông Huân cho rằng, phương án dự trữ ngoại hối thôi thì không đủ. Động thái này chỉ giảm áp lực của thị trường trong một số thời điểm, nhưng đổi lại là mất dự trữ.
“Theo tôi, nên cho phép VND được dao động trong biên độ lớn hơn 5%”, - Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn ý kiến ông Huân.
Theo Chứng khoán TPS, tỷ giá tăng 4,3% trong gần nửa đầu năm nay. Trong bối cảnh hiện tại, TPS dự báo, tỷ giá có thể lên tới 5,3%, nhưng về cuối năm, tỷ giá sẽ thuận lợi hơn, khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bắt đầu hạ lãi suất.
KBSV nhận định, sang quý IV, nguồn ngoại tệ có thể được cải thiện khi mà xuất khẩu được đẩy mạnh, kiều hối đổ về và khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất sẽ làm dịu áp lực lên tỷ giá.
Đồng yên Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2023
Đồng yen Nhật giảm sát mốc kỷ lục trong 33 năm tác động thế nào đến Việt Nam?
Chứng khoán KB kỳ vọng, Fed sẽ hạ lãi suất một lần duy nhất trong năm 2024 (thị trường tương lai đang kỳ vọng khoảng hai lần). Từ những dữ kiện trên, KBSV dự báo tỷ giá sẽ ổn định trở lại và xuống còn 25.360 USD/VND vào cuối năm, tương ứng mức tăng 4,5%.
Đồng quan điểm với KBSV, một số chuyên gia phân tích khác cũng dự báo rằng NHNN sẽ tiếp tục phải “tiêu hao dự trữ ngoại hối nếu muốn kiềm giữ tỷ giá”.
Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hạn hẹp trong khi nhu cầu đối với đồng USD thường tăng trong giai đoạn gần cuối năm. Điều này tiềm ẩn rủi ro việc tiêu hao dự trữ ngoại hối của NHNN không đạt được mục đích kiềm chế đà tăng của tỷ giá.
VDSC cho rằng, giải pháp sắp tới có thể là Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng tiếp lãi suất trên thị trường mở để thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND trên thị trường liên ngân hàng, với mức tăng kỳ vọng là 25 - 50 bps.
Hiện tại, lãi suất phát hành tín phiếu và cầm cố trên thị trường mở đều là 4,5%/năm, tương đương với lãi suất tái cấp vốn. Do đó, trong kịch bản không cầm cự được tiếp với dự trữ ngoại hối, VDSC nêu phương án Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành thêm 25 - 50 bps trong nửa cuối năm 2024.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Đồng Việt Nam có thể suy yếu nhưng USD đang mất thế độc tôn
TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, khi Fed cắt giảm lãi suất, Việt Nam cũng không cần thiết phải nâng lãi suất để giữ ổn định tỷ giá.
Báo Đầu tư dẫn lời ông Phước dự báo, USD sẽ giảm giá ít nhất từ nay đến năm 2027 và USD Index đi quanh ngưỡng 95-105 điểm và không còn tăng cao hơn nữa.
TS. Trương Văn Phước bày tỏ, lãi suất của Fed sẽ giảm xuống mức 2,75 - 3% trong vòng 3 năm nữa.
“VND nên mất giá ở mức độ xấp xỉ với tốc độ lạm phát. Mặt bằng lãi suất cần xoay quanh mức CPI cộng với biên độ 3-4%”, - ông Phước lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала