Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Bão số 2 vào Biển Đông, Thủ tướng yêu cầu 25 tỉnh khẩn cấp ứng phó

CC0 / / Biển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2024
Đăng ký
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 16 giờ ngày 21/7, bão số 2 (bão Prapiroon) trên vùng biển phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180 km về phía đông nam.
Trong công điện khẩn chiều nay, Thủ tướng yêu cầu 25 tỉnh, 9 bộ tập trung ứng phó bão số 2.

Tin bão số 2 vào Biển Đông, hướng vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn cho biết, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ vĩ bắc - 110,9 độ kinh đông. Bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10 - 15 km.
Trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 15 km. Đến 16 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ bắc - 108,9 độ kinh đông; trên vùng biển phía đông vịnh Bắc Bộ.
Khoảng 13 giờ ngày 23/7, áp thấp nhiệt đới ở vị trí 21,5 độ vĩ bắc - 107,5 độ kinh đông; trên đất liền khu vực Đông Bắc Bắc bộ. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9 và tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu.
Nhiều tuyến đường tại huyện Tuy Phước vẫn đang bị ngập do nước lũ tràn về - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Rạng sáng 18/12, bão Rai sẽ đi vào Biển Đông, gió giật cấp 16
Khoảng 13 giờ ngày 24/7, áp thấp nhiệt đới có vị trí 2,4 độ vĩ bắc - 107,3 độ kinh đông; trên đất liền phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của bão số 2, vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi và phía đông khu vực nam vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, biển động mạnh. Từ sáng 22/7, vùng biển bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh.
Vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía đông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, vịnh Bắc Bộ sóng biển cao 2 - 4 m, vùng gần tâm bão 3 - 5 m.
Ngoài ra, do dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14 - 17 độ vĩ bắc nối với bão số 2 nên ở đảo Phú Quý, Phú Quốc đã có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8 - cấp 9. Khu vực bắc Biển Đông, giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Định, Trà Vinh đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông.
Từ ngày 21 – 22/7, khu vực bắc, giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông mạnh. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - cấp 8.
USS Bunker Hill (CG 52) và USS Barry - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2024
Biển Đông
Chiều hướng tái vũ trang đáng lo ngại trên Biển Đông
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2, riêng khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) cấp 3. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

Công điện khẩn

Ngay trong ngày 21/7, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 70/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ.
Trong công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên; các bộ: NN&PTNT, Quốc phòng, Công an, Công thương, GTVT, TN-MT, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Chính phủ yêu cầu nâng cao cảnh giác và chủ động ứng phó với bão số 2 và tình hình mưa lũ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP nêu trên tiếp tục chỉ đạo, triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn (15/7) - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2024
Năm nay mưa bão nhiều hơn năm trước và có diễn biến bất thường
Trong đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2, mưa lũ, ngập lụt để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.
Rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Triển khai biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập, đê điều, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng. Kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị chết, mất tích; huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.
Thủ tướng giao Bộ TN&MT tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó; Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương chỉ đạo điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó lưu ý phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2024
Biển Đông
Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng giữa Biển Đông
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan và lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của địa phương.
Bộ GTVT chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho phương tiện vận tải trên biển, ven biển; chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các trục giao thông chính.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала