Ông Trịnh Văn Quyết khai chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNXét xử vụ FLC: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
Xét xử vụ FLC: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cựu chủ tịch FLC bị VKSND Tối cao truy tố hai tội danh, trong đó có cáo buộc nâng khống vốn Faros, niêm yết lên sàn và bán chứng khoán ảo giá, gây thiệt hại hơn 3.620 tỷ đồng. Nghe HĐXX diễn giải về sai phạm này, bị cáo Quyết lặp lại quan điểm "nhìn chung không nhớ, cáo trạng mô tả đúng".
"Thôi được, về hành vi, bị cáo đã thừa nhận; còn mục đích khi làm những việc này là gì?", HĐXX hỏi.
Ông Quyết suy nghĩ chừng 5 giây rồi hai lần đề nghị tòa nhắc lại câu hỏi.
"Mục đích nâng khống vốn rồi bán cổ phiếu, có phải để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư không?", chủ tọa hỏi.
Cựu chủ tịch FLC đáp nhanh:
"Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư".
"Vậy mục đích của bị cáo làm gì?", chủ tọa truy.
Không trả lời trực diện, bị cáo Quyết kể lại kỳ vọng của mình với Faros, nói luôn mong muốn có công ty xây dựng để chủ động trong hoạt động xây dựng của cả tập đoàn FLC.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2024
“Lùa gà” chứng khoán như ông Quyết FLC thì sẽ sớm bị Bộ Công an mời về
"Nếu làm tốt hơn nữa thì làm dự án ngoài hệ thống tập đoàn. Thực tế đến thời điểm bị cáo bị bắt thì bị cáo đã thực hiện được ý tưởng đó...", cựu chủ tịch FLC đang trình bày thì bị tòa yêu cầu dừng lại, tránh nói lan man.
Về số tiền thu lợi từ hai hành vi, bị cáo khai:
"Có tiền về tài khoản, nhưng bao nhiêu thì không nhớ. Cáo trạng viết thế nào thì đúng như thế".
Tất cả câu hỏi sau đó của HĐXX đều được ông Quyết đáp dạng này.
Cựu chủ tịch FLC không có ý kiến về hai tội bị truy tố Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. "Cáo trạng truy tố thế nào chấp nhận thế, do HĐXX phán quyết", bị cáo 49 tuổi nói.
Do bị cách ly trong toàn bộ thời gian 49 bị cáo còn lại trả lời xét hỏi, chủ tọa cũng nhắc lại nội dung trước đó được khai báo cho bị cáo này biết. Theo đó, hai "nữ tướng" của ông Quyết tại FLC gồm em gái Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc FLC Hương Trần Kiều Dung và các cựu lãnh đạo công ty BOS, Faros, đều khai làm theo sự chỉ đạo của ông Quyết về việc nâng khống giá trị vốn của Faros và bán cổ phiếu ra thị trường để hưởng lợi.
Cũng tại phiên xét xử, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế - em gái Trịnh Văn Quyết đã có cũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng quy kết. Trong đó có những hành vi như mượn giấy tờ tuỳ thân của người thân, quen để mở tài khoán chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng để thực hiện việc giao dịch (mua đi bán lại cổ phiếu). Bà Huế khai nhận, tất cả đều do ông Quyết chỉ đạo.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Ông Trịnh Văn Quyết bị lao, xin nhận hết trách nhiệm về mình
"Bị cáo rất ăn năn hối hận, mong được giảm nhẹ hình phạt vì chỉ làm theo chỉ đạo của anh và không được lợi gì", bà Huế nói khi bắt đầu trả lời thẩm vấn.
Trước phiên toà, các luật sư bào chữa cho ông Quyết cho biết, thời gian qua ông Quyết vô cùng ăn năn, hối hận và bày tỏ thái độ sẵn sàng khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án trước toà.
Đến nay, ông Quyết vẫn luôn giữ nguyên yêu cầu luật sư khi bào chữa không đưa nội dung mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi đã được xác định tại kết luận điều tra và cáo trạng, chỉ tập trung trình bày các lý do khách quan, đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để được hưởng sự khoan hồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала