Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Thành viên nào của ASEAN theo chủ nghĩa xét lại nhiều hơn: Malaysia hay Philippines?

© AP Photo / Sakchai LalitNgoại trưởng Malaysia Mohamad Hassan
Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hassan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Đăng ký
Trong hội nghị Ngoại trưởng ASEAN gần đây ở Lào, bài phát biểu của Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hasan đã khơi lên những phản ứng trái chiều, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo.

Tại sao Ngoại trưởng Malaysia khiến công chúng băn khoăn

Trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 57 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hassan nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp trên biển để giảm thiểu ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài ở Biển Đông. Ông cũng kêu gọi các nước ASEAN giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán và đối thoại, không dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ngoại trưởng Malaysia cho rằng tác động ngoại lực sẽ dẫn đến «bất ổn» trong khu vực.
Mọi người đều thấy rõ rằng ông Mohamad Hassan đang đề cập đến hành vi của Tổng thống Philippines, người đang tích cực phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản và Pháp, viện cớ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Thủ tướng Malaysia: ASEAN từ chối tham gia vào cuộc cạnh tranh của các cường quốc
Có những nhà quan sát nhất định cho rằng lập trường mềm mỏng như vậy của Malaysia đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về các đảo ở Biển Đông có thể mang tính quyết định trong ASEAN vào năm tới, khi Malaysia trở thành Chủ tịch Hiệp hội. Các chuyên gia này cáo buộc Malaysia theo đuổi chính sách thân Trung Quốc, thậm chí từ bỏ vị thế trung lập trước đây trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Ai đang phản bội các nguyên tắc của ASEAN và tại sao?

Không ai có thể bác bỏ những sự thật đã rõ về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia – Malaysia và Trung Quốc. Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia; kim ngạch thương mại song phương của hai nước đạt gần 100 tỷ USD hồi năm ngoái. Liên hệ kinh tế giữa hai nước dựa trên các thỏa thuận 5 năm. Malaysia ủng hộ sáng kiến ​​chính sách đối ngoại cơ bản của Bắc Kinh và tham gia đề án «Một vành đai, Một con đường». Mới đây, Thủ tướng Malaysia tuyên bố nguyện vọng của nước này, mong muốn gia nhập BRICS và đã nhận được sự chấp thuận của phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu cho rằng quan điểm mà ông Mohamad Hassan phát biểu ở Lào là tiếp thu cảm hứng từ Bắc Kinh. Những gì Ngoại trưởng Malaysia nói lên phản ánh chính sách truyền thống của Chính phủ nước ông, nhiều lần chính thức tuyên bố rằng các vấn đề ở Biển Đông cần được giải quyết theo con đường hòa bình thông qua các nền tảng và kênh ngoại giao sẵn có, tránh tranh chấp và sử dụng vũ lực.
Tàu CJ6-type EMU Công ty MRL East Coast Rail Link - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Malaysia sẽ là nước ASEAN đầu tiên triển khai mạng LTE cho tàu hỏa
Những gì ông Mohamad Hassan tuyên bố ở Viêng Chăn cũng tương ứng với các văn kiện nguồn cội của ASEAN, trong đó nói đến yêu cầu cần thiết phải giải quyết các vấn đề gây tranh cãi trong khu vực, bao gồm quyền sở hữu lãnh thổ đối với các đảo, thông qua biện pháp ngoại giao và hòa bình. Ngay từ năm 1976, Hiệp ước Bali đã quy định rằng “trong trường hợp nảy sinh tranh chấp về các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia, thì Chính phủ các nước đó cần giải quyết thông qua con đường hoà đàm thân thiện”. Còn Tuyên ngôn của ASEAN năm 1971 kêu gọi thành lập “Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam Á” nêu rõ rằng khu vực này không được có sự can thiệp của các thế lực và cường quốc bên ngoài “dưới bất kỳ hình thức hoặc theo cách nào”.
Có vẻ như Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. muốn dùng những phương pháp khác. Lựa chọn của ông là dựa vào lực lượng vũ trang. Dành cho điều đó, ông đang hăng hái phát triển hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản và Pháp. Điều này không chỉ thể hiện qua những cuộc tập trận chung của các nước kể trên ở ngoài khơi bờ biển Philippines và các chuyến thăm trao đổi, mà còn trong việc cho phép triển khai các hệ thống tên lửa Typhon của Hoa Kỳ và radar của Nhật Bản trên lãnh thổ Philippines. Ngoài ra, hồi năm ngoái Chính phủ của ông Marcos đã tăng số lượng căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình mà quân đội Hoa Kỳ có thể sử dụng, từ 4 lên 9 căn cứ. Không có gì bí mật rằng tất cả những động thái chuẩn bị quân sự này đều có hướng chống Trung Quốc.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2023
Biển Đông
Thủ tướng Malaysia: ASEAN nên cẩn trọng các nước lớn kích động đấu đá nội bộ
Và như vậy ở đây nảy sinh câu hỏi tự nhiên: Ai đang đi chệch khỏi các nguyên tắc điều lệ của ASEAN, Malaysia hay là Philippines? Ai thông qua lời nói và hành động đang sửa đổi nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà tất cả các văn kiện trước đây của ASEAN đều kêu gọi tuân thủ? Giải đáp rất rõ rệt: bằng liên hệ quân sự với các cường quốc bên ngoài khu vực, hôm nay chính Manila đang thay đổi hệ thống an ninh đã được thiết lập trước đây ở Đông Nam Á và gây ra trạng thái không ổn định chắc chắn cho lập trường chung của các nước ASEAN.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала