https://kevesko.vn/20240809/bao-loan-o-bangladesh-bat-ngo-giup-viet-nam-huong-loi-31269778.html
Bạo loạn ở Bangladesh bất ngờ giúp Việt Nam hưởng lợi
Bạo loạn ở Bangladesh bất ngờ giúp Việt Nam hưởng lợi
Sputnik Việt Nam
Theo giới quan sát, tình hình bạo loạn bất ổn ở Bangladesh bất ngờ trờ thành “cơ hội vàng” giúp Việt Nam hưởng lợi về thương mại khi xu hướng dịch chuyển đơn... 09.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-09T14:57+0700
2024-08-09T14:57+0700
2024-08-09T15:09+0700
việt nam
bangladesh
kinh tế
kinh doanh
doanh nghiệp
thương mại
ngành dệt may
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614413_0:120:1280:840_1920x0_80_0_0_d99165a3ce601674ad9567e946bfae61.jpg
Báo cáo cho thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%. Hàng loạt nhà xuất khẩu chuyển sang Việt Nam để tránh các rủi ro bất ổn.Xu hướng đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh sang Việt NamNhững diễn biến chính trị ngày càng bất ổn tại Bangladesh khiến giới đầu tư chần chừ hơn trước các quyết định đầu tư vào quốc gia này.Ngày 5/8 bà Sheikh Hasina tuyên bố từ chức Thủ tướng Bangladesh và bỏ chạy khỏi đất nước trong bối cảnh các cuộc biểu tình căng thẳng vẫn đang tiếp diễn trên khắp đất nước.Như đã biết, Bangladesh là một trong số các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Tuy vậy, hiện tại, bạo loạn leo thang ảnh hưởng rất lớn đến ngành may mặc của nước này.Theo Mannan Kochi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh chia sẻ với Sourcing Journal lo ngại, vấn đề lớn nhất là người mua quốc tế của chúng tôi đang mất niềm tin - một tổn thất không thể đo lường được bằng tiền vì nó sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến ngành công nghiệp có giá trị nhất của đất nước".Thực tế, việc các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển hàng hóa từ các cảng và không thể tiếp tục sản xuất tại các nhà máy vì tình trạng bạo lực.Mới đây, hôm 4/8, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) đã buộc phải ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.Lãnh đạo BGMEA cho biết các công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở cửa lại nhà máy vì lo ngại có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc do tình hình hiện tại.Trong bối cảnh xung đột hiện tại, tình hình ngành dệt may của Bangladesh vốn cũng đã rất khó khăn.Hồi tháng 7, The Business Standard lưu ý, ngành may mặc Bangladesh đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm 25 - 40% do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chi phí kinh doanh tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao hàng đã buộc họ phải vận hành nhà máy dưới công suất.Trong khi chi phí sản xuất tăng vọt 20-33%, người mua toàn cầu lại đưa ra mức giá thấp hơn tới 20%, buộc nhiều người phải hủy đơn hàng xuất khẩu.Dệt may Việt Nam được hưởng lợiBangladesh hiện đang là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với lợi thế về lực lượng lao động lớn và mức lương rẻ hơn cả Việt Nam, quốc gia hiện đang là nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu toàn cầu.Trước đó, Bangladesh đã vượt qua Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới với giá trị hơn 50 tỷ USD trong năm 2023, trong khi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam xếp sau với khoảng 40 tỷ USD.Nhìn nhận về mức độ ảnh hưởng ở tình hình hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng trước mắt Việt Nam sẽ có một số lợi thế khi ngành dệt may Bangladesh sẽ gặp khó khăn.Đại diện VITAS chia sẻ với Doanh nghiệp và Kinh doanh cho biết, đúng là, trước bối cảnh hiện nay, năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ tạm thời bị giảm sút, đặc biệt giờ đang là giai đoạn cao điểm, các nhà máy trên thế giới đang chạy đua để sản xuất hàng cho mùa đông.Điều này dẫn đến khách hàng sẽ phải chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng bị thiếu hụt. Từ đó khiến niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút.Cạnh đó, Bangladesh cũng đang phải chịu sức ép tăng lương cho người lao động. Do đó, lợi thế về chi phí lao động của nước này sẽ bị giảm sút.Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM), nhận định, tình hình bất ổn tại Bangladesh leo thang sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng sang các nước trong đó có Việt Nam.Đã có một số khách hàng liên hệ với các nhà xuất khẩu Việt Nam.Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lựa chọn các đơn hàng nếu có sự chuyển dịch sang Việt Nam.Trong khi đó, đại diện May Thành Công cho biết với những đơn hàng mà có giá thấp, khách hàng vẫn có lựa chọn từ các quốc gia có lương nhân công thấp hơn Việt Nam như Myanmar hay Campuchia.Tuy nhiên, các quốc gia này thường năng lực sản xuất không đủ mạnh. Do đó, người mua cũng đang trong thế khó.Kỳ vọng 44 tỷ USD xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024Sản phẩm dệt may Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.Năm nay, đơn hàng xuất khẩu khá dồn dập, do đó, vẫn còn dư địa để xuất khẩu dệt may bứt tốc những tháng cuối năm.Cạnh đó, lượng hàng tồn kho của các đối tác nhập khẩu đã giảm đáng kể. Chính sách lãi suất tại Mỹ và châu Âu hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ kích thích sức cầu mua sắm cuối năm.Theo số liệu của VITAS, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (bao gồm cả xơ sợi và nguyên phụ liệu, vải không dệt) trong nửa đầu năm nay ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.Hiệp hội cho biết các doanh nghiệp cho biết về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý III, nhưng đơn hàng quý IV vẫn chưa chắc chắn, vì các khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường ở thời điểm hiện tại.Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu 44 tỷ là kỳ vọng của năm 2024.Tuy nhiên, để thích ứng với xu hướng hiện nay, khi giá cước vận tải sang các thị trường châu Âu và Mỹ tăng cao, giá nhân công dệt may không còn ở mức rẻ, các doanh nghiệp cần có một kế hoạch sản xuất bài bản, khoa học để đón được nhiều đơn hàng hơn nữa, tối ưu chi phí nhân công và đảm bảo giá thành cạnh tranh với các nước xuất khẩu dệt may khác.
https://kevesko.vn/20240731/gioi-dau-tu-chau-au-do-tien-vao-viet-nam-31104882.html
https://kevesko.vn/20240808/cong-tac-bao-ho-cong-dan-viet-nam-o-bangladesh---31252972.html
https://kevesko.vn/20240807/nong-vinhomes-chi-tien-tan-mua-lai-co-phieu-quy-31223322.html
https://kevesko.vn/20240807/bo-cong-thuong-kiem-tra-loat-ong-lon-kinh-doanh-xang-dau-co-ca-dai-gia-hai-linh-31231545.html
https://kevesko.vn/20240803/1600-cong-nhan-dong-loat-ngung-cong-o-bac-giang-31162129.html
bangladesh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614413_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_e49edde0f2ca90d2996d129f46c8c957.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bangladesh, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, thương mại, ngành dệt may
việt nam, bangladesh, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, thương mại, ngành dệt may
Bạo loạn ở Bangladesh bất ngờ giúp Việt Nam hưởng lợi
14:57 09.08.2024 (Đã cập nhật: 15:09 09.08.2024) Theo giới quan sát, tình hình bạo loạn bất ổn ở Bangladesh bất ngờ trờ thành “cơ hội vàng” giúp Việt Nam hưởng lợi về thương mại khi xu hướng dịch chuyển đơn hàng của các ông lớn thế giới tăng.
Báo cáo cho thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%. Hàng loạt nhà xuất khẩu chuyển sang Việt Nam để tránh các rủi ro bất ổn.
Xu hướng đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh sang Việt Nam
Những diễn biến chính trị ngày càng bất ổn tại Bangladesh khiến giới đầu tư chần chừ hơn trước các quyết định đầu tư vào quốc gia này.
Ngày 5/8 bà Sheikh Hasina tuyên bố từ chức Thủ tướng Bangladesh và bỏ chạy khỏi đất nước trong bối cảnh các cuộc biểu tình căng thẳng vẫn đang tiếp diễn trên khắp đất nước.
Như đã biết, Bangladesh là một trong số các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Tuy vậy, hiện tại, bạo loạn leo thang ảnh hưởng rất lớn đến ngành may mặc của nước này.
Theo Mannan Kochi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh chia sẻ với Sourcing Journal lo ngại, vấn đề lớn nhất là người mua quốc tế của chúng tôi đang mất niềm tin - một tổn thất không thể đo lường được bằng tiền vì nó sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến ngành công nghiệp có giá trị nhất của đất nước".
“Ít nhất 5 nhà máy may mặc, dệt may và nhựa đã bị đốt cháy ở khu vực Ashulia và Sreepur trong cuộc bạo loạn. Ngoài ra, một nhà máy kéo sợi khác ở Sreepur cũng đã bị cháy”, The Daily Star cho biết.
Thực tế, việc các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển hàng hóa từ các cảng và không thể tiếp tục sản xuất tại các nhà máy vì tình trạng bạo lực.
Mới đây, hôm 4/8, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) đã buộc phải ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.
Lãnh đạo BGMEA cho biết các công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở cửa lại nhà máy vì lo ngại có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc do tình hình hiện tại.
Trong bối cảnh xung đột hiện tại, tình hình ngành dệt may của
Bangladesh vốn cũng đã rất khó khăn.
Hồi tháng 7, The Business Standard lưu ý, ngành may mặc Bangladesh đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm 25 - 40% do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chi phí kinh doanh tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao hàng đã buộc họ phải vận hành nhà máy dưới công suất.
Trong khi chi phí sản xuất tăng vọt 20-33%, người mua toàn cầu lại đưa ra mức giá thấp hơn tới 20%, buộc nhiều người phải hủy đơn hàng xuất khẩu.
Dệt may Việt Nam được hưởng lợi
Bangladesh hiện đang là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với lợi thế về lực lượng lao động lớn và mức lương rẻ hơn cả Việt Nam, quốc gia hiện đang là nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu toàn cầu.
Trước đó, Bangladesh đã vượt qua Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới với giá trị hơn 50 tỷ USD trong năm 2023, trong khi giá trị
xuất khẩu dệt may Việt Nam xếp sau với khoảng 40 tỷ USD.
Nhìn nhận về mức độ ảnh hưởng ở tình hình hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng trước mắt Việt Nam sẽ có một số lợi thế khi ngành dệt may Bangladesh sẽ gặp khó khăn.
Đại diện VITAS chia sẻ với Doanh nghiệp và Kinh doanh cho biết, đúng là, trước bối cảnh hiện nay, năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ tạm thời bị giảm sút, đặc biệt giờ đang là giai đoạn cao điểm, các nhà máy trên thế giới đang chạy đua để sản xuất hàng cho mùa đông.
Điều này dẫn đến khách hàng sẽ phải chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng bị thiếu hụt. Từ đó khiến niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút.
Cạnh đó, Bangladesh cũng đang phải chịu sức ép tăng lương cho người lao động. Do đó, lợi thế về chi phí lao động của nước này sẽ bị giảm sút.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM), nhận định, tình hình bất ổn tại Bangladesh leo thang sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng sang các nước trong đó có Việt Nam.
“Mức độ dịch chuyển thế nào tuỳ thuộc vào tình hình kiểm soát bạo loạn của Bangladesh”, vị này nói.
Đã có một số khách hàng liên hệ với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
“Một số khách hàng đang liên hệ đến chúng tôi để xem xét tăng số lượng đơn hàng lên. Họ trao đổi trước để chúng tôi chuẩn bị công suất của nhà máy”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lựa chọn các đơn hàng nếu có sự chuyển dịch sang Việt Nam.
“Những đơn hàng từ Bangladesh thường có giá rất cạnh tranh và là những mặt hàng đơn giản. Do đó, không phải chúng tôi nhận tất cả đơn hàng mà sẽ lựa chọn các đơn hàng phù hợp, đảm bảo được biên lợi nhuận thì mới nhận”, ông Trần Như Tùng nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại diện May Thành Công cho biết với những đơn hàng mà có giá thấp, khách hàng vẫn có lựa chọn từ các quốc gia có lương nhân công thấp hơn Việt Nam như Myanmar hay Campuchia.
Tuy nhiên, các quốc gia này thường năng lực sản xuất không đủ mạnh. Do đó, người mua cũng đang trong thế khó.
"Dù vậy, nếu họ không còn lựa chọn nào khác thì sẽ phải chấp nhận tăng giá đặt hàng", chuyên gia cho biết.
Kỳ vọng 44 tỷ USD xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024
Sản phẩm dệt may Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm nay, đơn hàng xuất khẩu khá dồn dập, do đó, vẫn còn dư địa để xuất khẩu dệt may bứt tốc những tháng cuối năm.
Cạnh đó, lượng hàng tồn kho của các đối tác nhập khẩu đã giảm đáng kể. Chính sách lãi suất tại Mỹ và
châu Âu hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ kích thích sức cầu mua sắm cuối năm.
Theo số liệu của VITAS, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (bao gồm cả xơ sợi và nguyên phụ liệu, vải không dệt) trong nửa đầu năm nay ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội cho biết các doanh nghiệp cho biết về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý III, nhưng đơn hàng quý IV vẫn chưa chắc chắn, vì các khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường ở thời điểm hiện tại.
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu 44 tỷ là kỳ vọng của năm 2024.
“Chúng ta đã cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu về giá, về thời gian giao hàng, về những đơn hàng sản xuất nhanh, rồi mã hàng nhỏ, kết cấu mặt hàng phức tạp hơn”, VTV dẫn lời ông Giang cho biết.
Tuy nhiên, để thích ứng với xu hướng hiện nay, khi giá cước vận tải sang các thị trường châu Âu và Mỹ tăng cao, giá nhân công dệt may không còn ở mức rẻ, các doanh nghiệp cần có một kế hoạch sản xuất bài bản, khoa học để đón được nhiều đơn hàng hơn nữa, tối ưu chi phí nhân công và đảm bảo giá thành cạnh tranh với các nước xuất khẩu dệt may khác.