https://kevesko.vn/20240814/bat-chap-kho-khan-thang-7-du-lich-viet-van-tang-truong-51-trong-7-thang-dau-nam-2024-31330629.html
Bất chấp khó khăn tháng 7, du lịch Việt vẫn tăng trưởng 51% trong 7 tháng đầu năm 2024
Bất chấp khó khăn tháng 7, du lịch Việt vẫn tăng trưởng 51% trong 7 tháng đầu năm 2024
Sputnik Việt Nam
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2024 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, gây lo ngại cho... 14.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-14T09:36+0700
2024-08-14T09:36+0700
2024-08-14T14:43+0700
việt nam
du lịch
du khách
quan điểm-ý kiến
tác giả
thương hiệu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/1d/27370124_0:94:1800:1107_1920x0_80_0_0_e2c8b1c541facf8363ef6a8ddb07152c.jpg
Cụ thể, chỉ có 1,15 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7, giảm gần 10% so với 1,24 triệu lượt của tháng 6. Sự sụt giảm này đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân và các giải pháp khắc phục cần thiết.Có sụt giảm nhưng không đáng kểMặc dù có sự sụt giảm trong tháng 7, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm được coi là đỉnh cao của du lịch Việt Nam trước đại dịch COVID-19.Theo nhận định của giới chuyên gia, sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 là đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong tháng 7 là một dấu hiệu cần được xem xét nghiêm túc, đòi hỏi phải có những phân tích kỹ lưỡng và đưa ra các giải pháp kịp thời.Số liệu từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, nhiệt độ trung bình tháng 7/2024 tại nhiều tỉnh thành phía Bắc và miền Trung cao hơn 2-3 độ C so với trung bình nhiều năm.Một nguyên nhân nữa cần lưu ý, đó là sức cạnh tranh từ các điểm đến trong khu vực. Bà Lưu Thanh Hương, đại diện một công ty lữ hành quốc tế tại Việt Nam, cho biết:Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 10% trong tháng 7, Thái Lan ghi nhận mức tăng 5%, Indonesia tăng 7% và Malaysia tăng 3% so với tháng trước đó.Chất lượng dịch vụ và suy thoái kinh tếTheo phản ánh của các công ty lữ hành, du khách quốc tế đến với Việt Nam tuy đông nhưng vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với với chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch, trong đó 20% phàn nàn về tình trạng chen lấn, quá tải tại các điểm tham quan nổi tiếng.Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy thoái. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đang phải đối mặt với áp lực lạm phát và tăng trưởng chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chi tiêu cho du lịch của người dân.Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý II/2024 chỉ đạt 4,5%, thấp hơn so với dự báo. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn lần lượt là 1,8% và 2,3%.Triển vọng cho các tháng cuối năm 2024Mặc dù có sự sụt giảm trong tháng 7, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng du lịch Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2024.Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất rằng, cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là những loại hình đang được ưa chuộng trên thế giới như du lịch wellness, du lịch ẩm thực, hay du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, triển lãm). Đồng thời, cần mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng như Trung Đông, Ấn Độ và Đông Âu để giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cơ sở lưu trú, là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, Việt Nam đang gấp rút đẩy nhanh hoàn thành các cảng hàng không như nhà ga T3 thuộc sân bay Tân Sơn Nhất vào 30/4/2025.Ngoài ra, đẩy mạnh chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số và mạng xã hội quốc tế nhằm tăng nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế và thu hút khách du lịch cho mùa cao điểm cuối năm.Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này, phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2024 và tiếp tục đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo
https://kevesko.vn/20240724/tu-pho-den-kimchi-cuoc-bat-tay-du-lich-viet---han-thay-doi-ban-do-du-lich-chau-a-30975506.html
https://kevesko.vn/20240709/du-lich-viet-nam-hoi-sinh-dong-luc-moi-cho-tang-truong-kinh-te-30737922.html
https://kevesko.vn/20240616/nguoi-dan-viet-nam---dai-su-tiem-nang-cho-du-lich-ben-vung-30266618.html
https://kevesko.vn/20240722/viet-nam-chung-kien-con-bao-trieu-phu-dau-hieu-tang-truong-kinh-te-manh-me-30949294.html
https://kevesko.vn/20240421/viet-nam-lien-tiep-ghi-diem-ve-do-an-toan-danh-cho-phu-nu-du-lich-mot-minh-29389683.html
https://kevesko.vn/20240419/viet-nam-thuoc-nhom-dan-dau-ve-luong-khach-du-lich-den-nga-trong-nam-2024-29367398.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/1d/27370124_100:0:1700:1200_1920x0_80_0_0_aff86bee4975240ca040ad66d9243d7f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, du lịch, du khách, quan điểm-ý kiến, tác giả, thương hiệu
việt nam, du lịch, du khách, quan điểm-ý kiến, tác giả, thương hiệu
Bất chấp khó khăn tháng 7, du lịch Việt vẫn tăng trưởng 51% trong 7 tháng đầu năm 2024
09:36 14.08.2024 (Đã cập nhật: 14:43 14.08.2024) Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2024 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, gây lo ngại cho ngành du lịch.
Cụ thể, chỉ có 1,15 triệu lượt
khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7, giảm gần 10% so với 1,24 triệu lượt của tháng 6. Sự sụt giảm này đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân và các giải pháp khắc phục cần thiết.
Có sụt giảm nhưng không đáng kể
Mặc dù có sự sụt giảm trong tháng 7, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm được coi là đỉnh cao của du lịch Việt Nam trước đại dịch COVID-19.
Theo nhận định của giới chuyên gia, sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 là đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong tháng 7 là một dấu hiệu cần được xem xét nghiêm túc, đòi hỏi phải có những phân tích kỹ lưỡng và đưa ra các giải pháp kịp thời.
"Tháng 7 thường là thời điểm cao điểm của mùa mưa ở miền Nam và mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Năm nay, chúng ta đã chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục và mưa lớn bất thường, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch", một chuyên gia về biến đổi khí hậu chia sẻ với Sputnik.
Số liệu từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, nhiệt độ trung bình tháng 7/2024 tại nhiều tỉnh thành phía Bắc và miền Trung cao hơn 2-3 độ C so với trung bình nhiều năm.
Một nguyên nhân nữa cần lưu ý, đó là sức cạnh tranh từ các điểm đến trong khu vực. Bà Lưu Thanh Hương, đại diện một công ty lữ hành quốc tế tại Việt Nam, cho biết:
"Các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã triển khai nhiều chiến dịch quảng bá du lịch quy mô lớn trong quý II và đầu quý III năm 2024. Họ cũng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn về giá cả và dịch vụ, thu hút một phần không nhỏ khách du lịch vốn có thể đã chọn Việt Nam làm điểm đến."
Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 10% trong tháng 7, Thái Lan ghi nhận mức tăng 5%, Indonesia tăng 7% và Malaysia tăng 3% so với tháng trước đó.
“Tháng 7 thường là tháng cao điểm du lịch nội địa, đặc biệt 2 tuần cuối tháng 7, thời điểm học sinh - sinh viên được nghỉ hè và các gia đình đưa con đi nghỉ mát đông. Khách quốc tế và các hãng du lịch sẽ "né" thời điểm này để tránh đông đúc, chi phí đắt đỏ", bà Hương cho biết thêm.
Chất lượng dịch vụ và suy thoái kinh tế
Theo phản ánh của các công ty lữ hành, du khách quốc tế đến với Việt Nam tuy đông nhưng vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với với chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch, trong đó 20% phàn nàn về tình trạng chen lấn, quá tải tại các điểm tham quan nổi tiếng.
"Mặc dù chúng ta đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu trong hệ thống giao thông, chất lượng lưu trú và dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đặc biệt, tình trạng quá tải tại một số sân bay quốc tế trong dịp cao điểm đã gây ấn tượng không tốt cho du khách", anh Trần Minh Đức, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội cho biết.
Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy thoái. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đang phải đối mặt với áp lực lạm phát và tăng trưởng chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chi tiêu cho du lịch của người dân.
Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý II/2024 chỉ đạt 4,5%, thấp hơn so với dự báo. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn lần lượt là 1,8% và 2,3%.
"Chúng ta cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là những loại hình đang được ưa chuộng trên thế giới như du lịch wellness, du lịch ẩm thực, hay du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, triển lãm). Đồng thời, cần mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng như Trung Đông, Ấn Độ và Đông Âu để giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống", một chuyên gia du lịch chia sẻ với Sputnik.
Triển vọng cho các tháng cuối năm 2024
Mặc dù có sự sụt giảm trong tháng 7, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng du lịch Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2024.
"Với các giải pháp đang được triển khai, chúng tôi kỳ vọng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phục hồi từ tháng 9 và đạt mức tăng trưởng 15-20% trong quý IV so với cùng kỳ năm 2023. Mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 vẫn nằm trong tầm tay", đại diện một doanh nghiệp lữ hành cho biết.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất rằng, cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là những loại hình đang được ưa chuộng trên thế giới như du lịch wellness, du lịch ẩm thực, hay du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, triển lãm). Đồng thời, cần mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng như Trung Đông,
Ấn Độ và Đông Âu để giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.
Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cơ sở lưu trú, là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, Việt Nam đang gấp rút đẩy nhanh hoàn thành các cảng hàng không như nhà ga T3 thuộc
sân bay Tân Sơn Nhất vào 30/4/2025.
Ngoài ra, đẩy mạnh chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số và mạng xã hội quốc tế nhằm tăng nhận diện thương hiệu
du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế và thu hút khách du lịch cho mùa cao điểm cuối năm.
Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này, phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2024 và tiếp tục đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo