Việt Nam chứng kiến "cơn bão" triệu phú: Dấu hiệu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ?

© iStock.com / PoppyPixelsĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình đáng kinh ngạc. Từ một quốc gia nghèo đói sau chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển này chính là sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp triệu phú trong nước.
Theo báo cáo mới nhất từ công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth và hãng cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners, Việt Nam đã dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng số triệu phú trong giai đoạn 2013-2023, với mức tăng ấn tượng 98%. Đến cuối năm 2023, Việt Nam đã có 19.400 triệu phú, một con số đáng chú ý đối với một quốc gia đang phát triển.

Yếu tố tạo nên sự bùng nổ

Sự gia tăng này diễn ra song song với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. GDP của Việt Nam đã tăng trưởng kỷ lục 8,02% trong năm 2022 - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 2,2 lần, từ 1.960 USD năm 2013 lên 4.284 USD năm 2023.
Sản xuất điện thoại ở công xưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2024
Việt Nam vươn lên vị trí xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới
Trao đổi với Sputnik, chuyên gia kinh tế Lê Bình cho rằng, sự gia tăng số lượng triệu phú ở Việt Nam là một hiện tượng đáng chú ý và phản ánh nhiều khía cạnh tích cực của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận nó trong bối cảnh tổng thể của sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

“Thứ nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều đặn. Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam mạnh mẽ, vì vậy, chủ doanh nghiệp nào đón bắt được tăng trưởng của nền kinh tế thì họ dễ dàng trở thành triệu phú. Thứ hai, sự lớn mạnh của những người giàu lên nhờ bất động sản. Thứ ba, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới trong giới trẻ, khác với so với thế hệ trước. Nhiều người gen Z giàu lên rất nhanh mà không bằng phương pháp kinh doanh truyền thống. Ví dụ như lập kênh Youtube, TikTok hoặc lập trình games, blockchain v.v.", chuyên gia chỉ ra.

IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2024
IMF: Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Các FTA như CPTPP, EVFTA và RCEP đã mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển mạnh mẽ.

"Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nhiều startup công nghệ có giá trị cao như VNG, MoMo, VNPay. Những công ty này không chỉ tạo ra giá trị kinh tế lớn mà còn góp phần hình thành một thế hệ doanh nhân trẻ, năng động và giàu có", nhà phân tích thị trường chia sẻ với Sputnik.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự phát triển của thị trường bất động sản và chứng khoán. Mặc dù có những biến động, nhưng nhìn chung, hai thị trường này đã tạo ra cơ hội tích lũy tài sản đáng kể cho nhiều nhà đầu tư.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Gần 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế
Theo phân tích của các chuyên gia, việc nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp độ đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn như Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Australia đã có tác động sâu rộng đến môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam.
Cụ thể, với Hàn Quốc, kể từ khi nâng cấp quan hệ vào năm 2022, đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Các tập đoàn lớn như Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với Hoa Kỳ, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, tài chính, năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nhân Việt Nam trong việc hợp tác, chuyển giao công nghệ và phát triển các startup công nghệ.
Với Australia, đầu tư từ nước này vào các lĩnh vực như giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao đã tăng lên, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực này.
Tất cả những điều này đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự gia tăng số lượng triệu phú.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2024
Việt Nam có gì khiến Hàn Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào đầu tư?

Dấu hiệu tốt song hành cùng thách thức

Theo phân tích của chuyên gia Lê Bình, sự gia tăng số lượng triệu phú, mặc dù là dấu hiệu tích cực của tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nếu không được quản lý tốt.

“Việt Nam cũng nên cảnh giác tình trạng số lượng triệu phú tăng lên nhanh chóng khiến phân hoá giàu nghèo ngày càng trầm trọng hơn. Khi số lượng người giàu hoặc rất giàu tăng lên, số lượng trung lưu thấp, số lượng người nghèo quá đông, sẽ khiến tăng trưởng kinh tế không bền vững. Điều này khiến số lượng người giàu tăng tới một con số nhất định và chững lại. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện vẫn ít. Do đó, muốn số lượng triệu phú tăng lên thì phải tập trung tạo việc làm ổn định cho tầng lớp trung lưu. Khi một số cá nhân trung lưu xuất sắc, họ sẽ dễ dàng trở thành triệu phú", chuyên gia lưu ý.

Tiền 500.000 VND trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2024
Việt Nam: Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI của Việt Nam đã tăng từ 0,42 năm 2010 lên 0,43 năm 2020. Mặc dù mức tăng không lớn, nhưng xu hướng này cần được theo dõi chặt chẽ.

“Chúng ta cần nhớ rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ là về số lượng, mà còn về chất lượng. Một nền kinh tế phát triển bền vững cần đảm bảo lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội. Do đó, song song với việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp và tạo ra các triệu phú mới, chính phủ cũng cần có các chính sách để nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục và y tế chất lượng cao cho mọi người dân", chuyên gia nhấn mạnh.

Chuyên gia trên cho rằng, khi triệu phú Việt không rời khỏi đất nước, số người giàu từ nơi khác cũng đến Việt Nam sinh sống, có mong muốn nhập tịch, sẽ là một kịch bản "lý tưởng" cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mùa thu hoạch lúa trên ruộng bậc thang ở Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Phía sau sự 'đổi ngôi' trên bảng xếp hạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Để duy trì đà tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần tập trung vào một số điểm chính:
Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch để thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Thứ hai, đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo. Việt Nam cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và quản lý để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số và công nghiệp 4.0.
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số và năng lượng sạch, để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Thứ tư, tăng cường nghiên cứu và phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất và tạo ra các ngành công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao.
Cuối cùng, xây dựng các chính sách để đảm bảo tăng trưởng bao trùm, giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc cải thiện hệ thống an sinh xã hội, tăng cường đầu tư vào các vùng kém phát triển, và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала