Lý giải nguyên nhân Kon Tum xuất hiện động đất lớn nhất kể từ năm 1903

© Depositphotos.com / Destinacigdemđộng đất
động đất  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2024
Đăng ký
Từ năm 1903 - 2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ. Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất kích thích đã xảy ra tại Kon Tum, trong đó, có trận động đất mạnh đến 5 độ Richter. Chuyên gia lý giải nguyên nhân với Sputnik.

Nguyên nhân

Khu vực Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. Số liệu lưu trữ của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, từ năm 1903 - 2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ.
Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất kích thích đã xảy ra tại Kon Tum, trong đó, những trận động đất gây rung chấn diện rộng. Lớn nhất là trận động đất xảy ra trưa 28/7 có độ lớn 5 độ, trước đó, ngày 23/8/2022 là trận động đất mạnh 4,7 độ.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đã xảy ra khoảng hơn 170 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5 độ tại Kon Tum.
Lý giải về điều này, PGS. TS. Cao Đình Triều - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam cho biết:

“Kon Tum là địa khối. Địa khối này có nền ít có động đất. Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. Tuy nhiên, tần suất động đất gần đây liên tục nguyên nhân được xác định là động đất kích thích, không phải động đất tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra khi quá trình tích nước của các hồ chứa thủy điện tạo áp lực lên hệ thống đứt gãy địa chất dưới lòng đất, khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Thời gian qua, khu vực Tây Nguyên có mưa lớn kéo dài, khiến nền địa chất trở nên yếu hơn, nên thường xuyên xảy ra động đất. Thêm vào đó, động đất xảy ra ở vị trí nông sẽ làm cho cảm nhận rung chấn trên mặt đất trở nên rõ ràng hơn và vùng ảnh hưởng của nó cũng rộng hơn”.

Trên đới đứt gãy này, các hiện tượng động đất kích thích đã từng xảy ra tại các công trình thủy điện như thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) và thủy điện Đắk Đrinh (Quảng Ngãi). Về cấu trúc địa chất, khu vực xảy ra động đất ở Kon Tum nằm trên nền đá biến chất, điều này cũng góp phần vào khả năng xảy ra động đất trong khu vực.
Карта с отмеченным местом землетрясения во Вьетнаме  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2024
Liên tiếp 7 trận động đất xảy ra sáng nay tại Kon Tum
Động đất kích thích là do hoạt động do con người tạo ra, như xây dựng các hồ chứa, đập thủy điện, khai thác mỏ, vụ nổ hạt nhân…
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam cho biết thêm, động đất kích thích có thể xuất hiện theo chu kỳ, với những giai đoạn xảy ra liên tiếp và những khoảng thời gian yên tĩnh hơn, điều này phụ thuộc vào quá trình tích nước và hoạt động của các hồ chứa thủy điện.

Khó xảy ra động đất trên 5,3 độ Richter

Việt Nam không nằm gần ranh giới các mảng kiến tạo mà nằm trong mảng kiến tạo Âu-Á, điều này làm cho địa chất ở đây có phần ổn định hơn. Các đới đứt gãy trong khu vực thường chỉ gây ra các trận động đất có cường độ ở mức độ trung bình.

“Như vậy, Việt Nam không có khả năng xảy ra các trận động đất có cường độ trên 7 độ Richter như ở động đất ở các khu vực Sakhalinsk hay Kamchatka”, PGS. TS. Cao Đình Triều khẳng định với Sputnik.

Tuy nhiên, các trận động đất có mức độ trung bình vẫn có thể gây ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt khi chúng xảy ra gần các khu dân cư. Những trận động đất này có thể gây thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng và đe dọa đến an toàn của cộng đồng.
Tại Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sơn La. Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài hơn 10 năm với hàng nghìn trận.
Biểu đồ địa chấn với các giá trị đỉnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Động đất mạnh nhất từ trước đến nay ở Kon Tum
PGS.TS Cao Đình Triều đánh giá, trong thời gian tới, khả năng xảy ra động đất mạnh hơn 5,3 độ Richter ở Kon Tum là khó xảy ra.
Ông cũng đưa ra khuyến cáo rằng, tỉnh Kon Tum cần theo dõi chặt mực nước tại 3 nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum, Đắk Đrinh, Đắk Re nhằm có ứng phó kịp thời.
“Đối với các trường hợp nguy hiểm quá, cần hạn chế tích nước, theo dõi chặt mức độ tích nước, tổ chức kiểm tra mực nước hồ từ ngưỡng tràn đến mực nước dâng bình thường tại công trình thủy điện. Trên cơ sở đó, rà soát, bổ sung quy trình vận hành, ứng phó động đất để bảo vệ an toàn đập khi xảy ra tình huống khẩn cấp hoặc sự cố gây mất an toàn đập”, chuyên gia nêu giải pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала