https://kevesko.vn/20240815/o-ba-lan-bat-dau-noi-ve-chien-tranh-giua-cac-thanh-vien-nato-31361864.html
Ở Ba Lan bắt đầu nói về chiến tranh giữa các thành viên NATO
Ở Ba Lan bắt đầu nói về chiến tranh giữa các thành viên NATO
Sputnik Việt Nam
Một cuộc xung đột trực tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp về vấn đề đảo Síp sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tướng Ba Lan Waldemar Skrzypczak... 15.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-15T07:29+0700
2024-08-15T07:29+0700
2024-08-15T07:32+0700
nato
thổ nhĩ kỳ
hy lạp
síp
thế giới
xung đột
ba lan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/833/72/8337267_0:0:2919:1643_1920x0_80_0_0_d63ac2b6f72607b05350e275ee700bf0.jpg
Ông lưu ý rằng liên minh không thể tham gia vào cuộc chiến giữa các thành viên và sẽ cố gắng đảm bảo rằng mọi tranh chấp đều được giải quyết bằng con đường ngoại giao chứ không phải quân sự.Tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp về tình trạng đảo Síp đã diễn ra trong nửa thế kỷ nay. Đảo Síp trên thực tế đã bị chia cắt giữa các cộng đồng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974 sau cuộc xâm lược vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ bị kích động từ một cuộc đảo chính ở Síp và nỗ lực sáp nhập hòn đảo này vào Hy Lạp. Ba mươi bảy phần trăm hòn đảo, nơi Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp (TRNC) tuyên bố thành lập vào năm 1983, đã bị chiếm đóng. Mới có mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận TRNC.Vào tháng 7 Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại một sự kiện ở Nicosia nhằm kỷ niệm 50 năm cuộc đảo chính và việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp, cho biết Hy Lạp hết lòng ủng hộ Síp và những nỗ lực của nước này nhằm thống nhất hòn đảo trong khuôn khổ các quyết định của Liên hợp quốc. Ông lưu ý rằng bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đàm phán, việc bỏ qua thực tế của hòn đảo sẽ không dẫn đến đâu và một giải pháp liên bang ở Síp là không thể.Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Phát triển TRNC, Erhan Arıklı, tuyên bố rằng Hoa Kỳ và EU không muốn có sự tồn tại của TRNC. Theo ông, nếu người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Síp biến mất và Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi hòn đảo, thì các mỏ dầu và khí đốt dồi dào ở đây sẽ nằm dưới sự kiểm soát của EU và Mỹ.
https://kevesko.vn/20220918/chuyen-gia-xung-dot-hy-lap---tho-nhi-ky-co-the-lam-sup-do-nato-17907219.html
thổ nhĩ kỳ
hy lạp
síp
ba lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/833/72/8337267_190:0:2919:2047_1920x0_80_0_0_3350f26da9c0104e118cb72b223db2cc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nato, thổ nhĩ kỳ, hy lạp, síp, thế giới, xung đột, ba lan
nato, thổ nhĩ kỳ, hy lạp, síp, thế giới, xung đột, ba lan
Ở Ba Lan bắt đầu nói về chiến tranh giữa các thành viên NATO
07:29 15.08.2024 (Đã cập nhật: 07:32 15.08.2024) Một cuộc xung đột trực tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp về vấn đề đảo Síp sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tướng Ba Lan Waldemar Skrzypczak cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Fakt.
“Nếu một cuộc chiến nổ ra giữa các thành viên trong liên minh, thì đã đến lúc NATO phải thu dọn đồ đạc của mình”, - vị tướng nói.
Ông lưu ý rằng liên minh không thể tham gia vào cuộc chiến giữa các thành viên và sẽ cố gắng đảm bảo rằng mọi tranh chấp đều được giải quyết bằng con đường ngoại giao chứ không phải quân sự.
“Một số thành viên sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ, còn một số sẽ ủng hộ Hy Lạp. Đây sẽ là dấu chấm hết cho NATO”, - vị tướng kết luận.
Tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp về tình trạng đảo Síp đã diễn ra trong nửa thế kỷ nay. Đảo Síp trên thực tế đã bị chia cắt giữa các cộng đồng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974 sau cuộc xâm lược vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ bị kích động từ một cuộc đảo chính ở Síp và nỗ lực sáp nhập hòn đảo này vào Hy Lạp. Ba mươi bảy phần trăm hòn đảo, nơi Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp (TRNC) tuyên bố thành lập vào năm 1983, đã bị chiếm đóng. Mới có mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận TRNC.
18 Tháng Chín 2022, 02:38
Vào tháng 7 Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại một sự kiện ở Nicosia nhằm kỷ niệm 50 năm cuộc đảo chính và việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp, cho biết
Hy Lạp hết lòng ủng hộ Síp và những nỗ lực của nước này nhằm thống nhất hòn đảo trong khuôn khổ các quyết định của Liên hợp quốc. Ông lưu ý rằng bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đàm phán, việc bỏ qua thực tế của hòn đảo sẽ không dẫn đến đâu và một giải pháp liên bang ở Síp là không thể.
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Phát triển TRNC, Erhan Arıklı, tuyên bố rằng Hoa Kỳ và EU không muốn có sự tồn tại của TRNC. Theo ông, nếu người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Síp biến mất và Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi hòn đảo, thì các mỏ dầu và khí đốt dồi dào ở đây sẽ nằm dưới sự kiểm soát của EU và Mỹ.