Ngoài đường sắt tỷ đô, Việt Nam làm cả cao tốc 6,1 tỷ USD xuyên biên giới Việt – Lào

© Ảnh : Đường Sắt Việt Nam - Hành trình vạn dặmMột đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2024
Đăng ký
Chính phủ 2 nước Việt – Lào đều quan tâm chú trọng đẩy nhanh tiến độ các dự án hợp tác chiến lược kết nối cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.
Việt Nam và Lào đang nỗ lực kết nối giao thương qua 2 dự án đường bộ cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn 6,1 tỷ USD và đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng 6,3 tỷ USD.

Xử lý dứt điểm vướng mắc các dự án hợp tác Việt - Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa tiếp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Phet Phomphiphak khi thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cổng TTĐT Chính phủ cho hay, hai bên rất vui mừng trước quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, thiết thực. Kim ngạch thương mại song phương Việt – Lào 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 928 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, Việt Nam tiếp tục duy trì là nhà đầu tư lớn thứ 3 vào Lào, đến nay có 255 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, nhiều dự án hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào...
Hai Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt, xử lý dứt điểm một số khó khăn vướng mắc đối với một một số dự án sử dụng viện trợ của Việt Nam cho Lào, Dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2024
Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ Việt - Lào
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai Ủy ban hợp tác hai nước cần tập trung rà soát, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả kết quả các Thỏa thuận cấp cao, kết quả Kỳ họp 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chuẩn bị tốt nhất cho các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, cũng như Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
“Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát các diễn biến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào để tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho Lào một cách hiệu quả, thiết thực; hai bên trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô và tăng cường hợp tác phù hợp với tình hình, hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu của mỗi bên”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.
Bộ trưởng Phet Phomphiphak cho biết, Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hai nước triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước để quan hệ đoàn kết, đặc biệt Lào – Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, trong đó có các nội dung mà Thủ tướng đã có ý kiến.
Trong đó, tiếp tục phối hợp thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư trọng điểm, giải quyết dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án đang triển khai, đặc biệt, xúc tiến triển khai các dự án kết nối hạ tầng quan trọng mà hai bên đã thống nhất như tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng…
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng 6,3 tỷ USD

Theo thông tin trên Đời sống và Pháp luật, tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng có tổng chiều dài 554,7 km.
Trải dài lãnh thổ 2 nước Lào và Việt Nam, dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435 mm, vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Dự án gồm 8 nhà ga (một ga chính, 7 ga trung gian), đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP. Công nghệ tàu điện khí hóa tốc độ cao hoặc chạy bằng động cơ diezen.
Dự án đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng cũng nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình đầu tư trước năm 2030.
Nếu tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng chính thức đi vào hoạt động, giao thương hàng hóa từ Việt Nam đến các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp dỡ nhanh hơn, thuận tiện hơn.
Qua đó, thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Tuyến đường sắt trên kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng sẽ tiếp tục đấu nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí là châu Âu.
Đường sắt Việt - Lào còn giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2024
Huế: Tàu lại bị trật bánh khỏi đường ray
Nhờ đó, giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo lợi thế rộng mở cho các doanh nghiệp Việt - Lào hợp tác phát triển các lĩnh vực nhiều tiềm năng.

6,1 tỷ USD làm cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn

Trong khi đó, dự án đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào ký thỏa thuận đầu tư xây dựng, tiến trình đầu tư ưu tiên trước năm 2030.
Phương án hướng tuyến Viêng Chăn - Pặc Xan - Viêng Thông - Nậm On - Thanh Thủy - Hà Nội được đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào thông qua vào tháng 2 và tháng 10/2016.
Tổng chiều dài hướng tuyến Viêng Chăn - Hà Nội là 688 km. Trong đó, xây dựng mới khoảng 406 km, bao gồm 345 km trên địa phận Lào và 61 km trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Thanh Thủy đến TP Vinh (Nghệ An) và nhập vào cao tốc Bắc Nam phía Đông đang triển khai xây dựng.
Hướng tuyến có quy mô bốn đến sáu làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 6,1 tỷ USD.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ tạo ra một kết nối giao thông nhanh chóng và thuận tiện giữa Hà Nội và Viêng Chăn, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, từ đó thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội giữa hai quốc gia.
Việc cải thiện hạ tầng giao thông sẽ làm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, từ đó tăng cường trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Lào. Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đầu tư vào cả hai quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế khu vực.
Phát hiện thi thể người phụ nữ tại công trường cao tốc Hoa Liên - Thủy Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Chính quyền nói gì về vụ dân tử vong ở công trường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan?
Cao tốc cũng được kỳ vọng sẽ giúp thu hút nhiều khách du lịch hơn từ cả hai phía, bởi vì việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Du khách có thể khám phá những điểm đến du lịch tại cả Việt Nam và Lào.
Dân cư sống gần tuyến đường cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ và cơ hội việc làm, nhờ sự gia tăng lưu lượng giao thông và phát triển kinh tế tại khu vực này.
Đối với dự án này, Chính phủ hai nước đã thống nhất triển khai công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Hiệp định về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2015 và Thỏa thuận kết nối giao thông vận tải Việt Nam - Lào giữa hai Chính phủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала