Chuyến công du có lộ trình khác biệt của ông Tô Lâm

© Lê Trí DũngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2024
Đăng ký
Với lộ trình chuyến công du khác biệt với các vị tiền nhiệm ông Tô Lâm muốn nói: Cách mạng Việt Nam ngay từ khi còn trong trứng nước đã gắn bó mật thiết với cách mạng Trung Quốc. Từ đó, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải ngẫu nhiên mà có.
Ngày 18-20/8/2024, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm trong khuôn khổ trao đổi thường xuyên giữa hai Đảng, hai Nhà nước nhưng đã có những khác biệt nhất định so với các chuyến thăm Trung Quốc của các lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiền nhiệm.

Lộ trình khác biệt

Trước đây, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam thường di chuyển thẳng từ Hà Nội tới Bắc Kinh, thực hiện các thủ tục chào đón, hội đàm, làm việc rồi có thể ghé thăm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hoặc Nam Ninh.v.v… rồi về nước. Trong chuyến thăm và làm việc đầu tiên tại trung Quốc trên cả hai cương vi, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã chọn Quảng Châu làm điểm dừng chân đầu tiên trên tại Trung Quốc.
Tại Quảng Châu, ông Tô Lâm đã đến thăm hai địa điểm quan trọng có liên quan trực tiếp đến lịch sử cách mạng Việt Nam. Ông đã đặt vòng hoa viếng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, viếng nơi an nghỉ cuối cùng của nhà cách mạng tiền bối, liệt sĩ Phạm Hồng Thái, người đã thực hiện cuộc mưu sát không thành nhằm vào viên Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin ở Sa Diện, Quảng Châu ngày 19/6/1924. Năm nay là tròn 100 năm, ngày ông hy sinh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc
Điểm đến thứ hai của Tổng bí thư Tô Lâm là ngôi nhà số 250 đường Văn Minh, quận Đông Sơn, thành phố Quảng Châu. Đây là “cái nôi” của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của tổ chức “Việt NamThanh niên Cách mạng Đồng chí Hội”, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo, huấn luyện nhiều cán bộ xuất sắc, tâm huyết cho cách mạng Việt Namvà sau này, đều trở thành những đảng viên chủ chốt của các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong nước. Năm nay cũng gần tròn một thế kỷ từ khi tổ chức tiền thân này của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động.
Với việc chính thức viếng thăm hai di tích quan trọng này, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm muốn nhắc nhở mọi người rằng, trong lịch sử Việt Nam hiện đại, cách mạng Việt Nam ngay từ khi còn trong trứng nước đã gắn bó mật thiết với cách mạng Trung Quốc, với những người Cộng sản Trung Quốc. Từ đó, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải ngẫu nhiên mà có. Cũng qua hoạt động này, ông Tô Lâm muốn nhắc nhở người Việt Nam luôn nhớ đến những cống hiến, đức hy sinh của các nhà cách mạng Cộng sản tiền bối. Đối với Trung Quốc, hành động này có hàm ý rằng, một khi trở về cội nguồn, quan hệ hai bên sẽ có những bước phát triển mới. Cuối cùng, những hoạt động này cũng khẳng định tiến trình xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và sau này của quan hệ hai nước trong một cộng đồng chia sẻ tương lai. Nhất là trong thời điểm hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950-2025)”, - Nhà nghiên cứu Trung Quốc Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu cùng đại diện nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu cùng đại diện nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
1/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu cùng đại diện nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc.
© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
2/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
3/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
1/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu cùng đại diện nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc.
2/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
3/3
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Thành phần của đoàn Việt Nam hầu hết là Ủy viên Bộ Chính trị và các trưởng ngành quan trọng.

Đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước Việt Nam do TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu hầu hết là các cán bộ cao cấp quan trọng. Về Chính phủ có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang. Về Quốc hội có Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định. Về các cơ quan Đảng và Nhà nước có Trưởng ban Tổ chức Lê Minh Hưng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải và Chánh Văn phòng trung ương Nguyễn Duy Ngọc. Về quân sự có Đại tướng PhanVăn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Về an ninh có Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Về đối ngoại gồm cả bộ đôi: ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Lê Hoài Trung, Trưởng ban Đối ngoại trung ương. Về kế hoạch và đầu tư có Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Về Ngân hàng có Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Về công nghiệp có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Về nông nghiệp có Bộ trưởng Lê Minh Hoan. Về giao thông vận tải có Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng. Về Mặt trận Tổ quốc có Chủ tịch Đỗ Văn Chiến.v.v…

“Trong thành phần của đoàn Việt Nam, ngoài Tổng bí thư còn có tới 5 ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có 3 ủy viên mới; 5 ủy viên Ban Bí thư (gồm cả Tổng bí thư). Những cán bộ còn lại đều là Ủy viên Trung ương hiện đang nắm giữ những bộ, ngành quan trọng trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Điều này vừa thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong các mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước trên hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, trong đó có quốc phòng, an ninh và ngoại giao; vừa là tín hiệu chỉ báo rất nhiều vấn đề quan trọng sẽ được bàn thảo cũng như trong các tuyên bố, văn kiện được cụ thể hóa và ký kết giữa hai bên”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý: Việc “giới thiệu” các ủy viên mới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc quan trọng cũng là một cách để hai bên kiến tạo mối quan hệ làm việc về lâu dài sau này; khi chỉ còn hơn một năm nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV để đề ra các chủ trương, đường lối và bầu các chức vụ cao cấp, quan trọng trong nhiệm kỳ tới.
“Trên thế giới, rất hiếm có mối quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền và hai Nhà nước có tính đặc sắc như quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ trong vòng 11 năm từ năm 2013 đến năm 2024, hai nước đã ký kết 5 bản Tuyên bố chung và hàng trăm văn kiện hợp tác trên hầu khắp các lĩnh vực. Đặc biệt là trong 3 năm liên tiếp (2022, 20231 2024), hai bên đã ra tới 3 bản tuyên bố chung, mỗi năm một lần”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2024
Sự chú ý dồn về Bắc Kinh: Phía sau cách ông Tập Cận Bình tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm

Tuyên bố chung có nhiều điểm mới, các văn kiện được ký kết đều rất cụ thể, thiết thực

Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh: Nội dung căn bản nhất của các bản tuyên bố chung này là sự khẳng định quyết tâm tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân và đất nước giàu mạnh, vì sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
“Tuy nhiên, nếu xem xét chi tiết hai bản tuyên bố chung gần đây nhất thì có thể thấy Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2023 thiên về quan hệ giữa hai Nhà nước nhiều hơn, còn Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2024 phản ánh sự cân bằng, hài hòa trên cả hai kênh quan hệ Đảng và Nhà nước. Điều này cho thấy tầm mức quan hệ giữa hai bên đã được nâng lên, không chỉ ở mức độ chiến lược toàn diện mà còn hướng tới những mục tiêu lâu dài cả về chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội.v.v… bằng cam kết xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Dân tộc”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNLễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2024
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc
Còn một điểm đặc sắc khác mà các chuyên gia đều chú ý tới là chỉ trong chưa đầy 2 năm, thông quan hai chuyến thăm của các vị lãnh đạo cao nhất, đã có tới 50 văn kiện hợp tác quan trọng được ký kết trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Năm 2023 có 36 văn kiện hợp tác được ký kết. Năm 2024 có 14 văn kiện hợp tác được ký kết.

“Trong số 14 văn kiện hợp tác năm 2024 có một số văn kiện có tính chiến lược, đề cập đến những vấn đề mới như hợp tác giữa hai bên về lý luận chính trị và đào tạo cán bộ về chính trị; hợp tác sâu rộng và toàn diện về truyền thông như thông tấn nhà nước, phát thanh, truyền hình và báo chí; hợp tác và trao đổi thông tin về nghiệp vụ ngân hàng; hợp tác về công nghệ thông tin.v.v… Một số văn kiện hợp tác về giao thông vận tải đã cụ thể hóa những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được hồi năm 2023 để đẩy nhanh tốc độ hiện thực hóa hai tuyến đường sắt quan trọng trong mục tiêu “Hai hành lang, một vành đai” mà hai bên đã thỏa thuận về nguyên tắc trong năm 2023”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh: Các văn kiện này sẽ là những bổ sung và chi tiết hóa, thiết thực hóa rất quan trọng cho các thỏa thuận của năm 2023 và thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác, đầu tư giữa Trung Quốc với Việt Nam, trong đó có vấn đề hợp tác phát triển trong lĩnh vực xã hội và dân sinh.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2024
Trung Quốc dành nghi thức cao nhất đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Điểm mới liên quan tới các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất trong Tuyên bố chung

Đối với các vấn đề toàn cầu, điểm mới quan trọng nhất trong Tuyên bố chung là mô hình Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu được hai bên nhấn mạnh cùng với việc khôi phục lại và làm mới “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” được pháp điển hóa ngày 29/4/1954 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia lớn nhất trong “Phong trào không liên kết” gồm:
1.
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
2.
Không xâm lược lẫn nhau.
3.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
4.
Bình đẳng và cùng có lợi.
5.
Cùng chung sống hòa bình.
Năm nguyên tắc chung sống hòa bình này đã được đưa vào tuyên bố của Hội nghị Á-Phi tổ chức vào tháng 5/1955 tại Bandung, Indonesia, là nguyên tắc căn bản của “Tổ chức các nước không liên kết” (NAM) chính thức ra đời tại Belgrade (Nam Tư) ngày 1/9/1961 với 62 thành viên sáng lập.

“Đối với Đông Nam Á, điểm mới quan trọng nhất là hai bên cùng thúc đẩy tiến trình xây dựng “5 ngôi nhà chung” gồm hòa bình, an ninh, phồn vinh, tươi đẹp và hữu nghị; đồng thời đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc phiên bản 3.0. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình phát triển, ASEAN không thể thiếu Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng không thể thiếu sự hợp tác chiến lược với ASEAN. Nếu quá trình đàm phán để thúc đẩy sự ra đời của một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tiến triển mạnh mẽ, vượt qua được sự cản trở của Mỹ và các đồng minh thì ý tưởng xây dựng “5 ngôi nhà chung” sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng”, - Nhà nghiên cứu Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала