Sự thật tin đồn một hiệu trưởng thôi chức liên quan ông Thích Chân Quang

© Ảnh : Dân ViệtKhoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nơi xảy ra sự việc.
Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nơi xảy ra sự việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2024
Đăng ký
Việc PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh thôi chức Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội không liên quan gì với vụ việc lùm xùm của ông Vương Tân Việt (Thích Chân Quang) thời gian qua.
Trường mà ông Vương Tấn Việt học tiến sĩ và được cấp bằng là Trường Đại học Luật Hà Nội, không phải Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không liên quan do 2 trường khác nhau

Mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có quyết định cho PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh thôi giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Luật theo nguyện vọng cá nhân, bắt đầu từ ngày 19/8.
Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời giao PGS.TS Trịnh Tiến Việt, Phó Hiệu trưởng nhà trường làm Phó Hiệu trưởng phụ trách cho đến khi có quyết định mới.
Sau khi thông tin này được đăng tải, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến đồn đoán cho rằng việc PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh xin từ chức liệu có liên quan đến vụ lùm xùm của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).
Thượng tọa Thích Chân Quang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2024
Sư Thích Chân Quang ‘gây sóng’: Sẽ kiểm tra đột xuất một số nhà tu hành
Theo đó, ông Vương Tấn Việt bị nghi chưa tốt nghiệp cấp 3, dùng bằng giả nhưng vẫn bảo vệ luận án tiến sĩ thành công vào tháng 9/2021, lấy bằng tiến sĩ chỉ vỏn vẹn trong 2 năm (theo quy định thì thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ là “tương đương 3 đến 4 năm học tập trung, tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học).
Tuy nhiên, cần làm rõ, nơi ông Vương Tấn Việt được đào tạo và cấp bằng tiến sĩ luật là Trường Đại học Luật Hà Nội, chứ không phải Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Do đó, có thể khẳng định, việc PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh thôi chức Hiệu trưởng không liên quan gì với vụ việc của ông Vương Tân Việt.
Tại Việt Nam, bên cạnh những trường đại học chính quy tập trung đào tạo ngành luật, nhiều trường đại học mở thêm ngành luật như một xu thế chung. Hiện có gần 20 cơ sở đại học tại Hà Nội có đào tạo ngành luật, có thể kể đến như:
Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Học viện Chính sách và Phát triển, Học viện Biên phòng, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội...

Quá trình học “thần tốc” của ông Vương Tấn Việt

Năm 2017, ông Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khoá 1 trình độ đại học luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Luật Hà Nội mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, TP.HCM.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2024
Đại học Hà Nội không còn lưu hồ sơ của sư Thích Chân Quang
Chỉ 2 năm sau, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân loại giỏi rồi tiếp tục trúng tuyển nghiên cứu sinh khoá 25B. Đến năm 2021, ông Việt bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Hôm 13/8, Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM đã có văn bản về việc xác minh bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hoá của ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang).
Cụ thể, theo kết quả kiểm tra, Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM xác nhận hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, như sau: ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989.
Ông Vương Tấn Việt cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989.
Việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông Vương Tấn Việt, 65 tuổi, được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала