Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Matxcơva đã cung cấp cho Hà Nội bao nhiêu tên lửa «đất đối không»?

© Flickr / manhhaichiến tranh Việt Nam
chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2024
Đăng ký
Trong loạt bài chuyên mục “Những trang lịch sử”, Sputnik Vietnam tiếp tục chủ đề về sự tham gia của các chuyên gia tên lửa Xô-viết và hệ thống tên lửa phòng không «Dvina» do Liên Xô cung cấp cho Hà Nội trong những năm đương đầu với chiến tranh phá hoại của Không lực Hoa Kỳ chống nước Việt Nam DCCH.
Bắt đầu từ tháng 4 năm 1965 cho đến cuối năm 1972, từ Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam DCCH 95 tổ hợp tên lửa phòng không «Dvina» và 7.658 tên lửa kèm theo. Trong số 95 tổ hợp này, đến tháng 1 năm 1973 kiểm kê có 39 tổ hợp trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 56 tổ hợp không còn nữa do nguyên nhân tổn thất trong chiến đấu và hỏng hóc không thể sửa chữa.
Trong bảy năm rưỡi kể từ khi các đơn vị phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng tên lửa Liên Xô (xin nhắc rằng việc này bắt đầu từ tháng 7 năm 1965), trong tổng số 7.658 quả đã bắn vào mục tiêu máy bay địch, cộng thêm số loại bỏ là 6.806 quả như tổn thất trong chiến đấu và do trục trặc kỹ thuật.
Việc sử dụng tên lửa Xô-viết trong những năm chiến tranh đã đạt kết quả như thế nào? Ở đây không thể không nêu ra những con số khá lớn.
chiến tranh Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2024
Những trang sử vàng
Phải chăng tên lửa mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam DCCH là lỗi thời?

Với mỗi máy bay địch cần trung bình bao nhiêu tên lửa

Trước hết, cần phải tính đến việc trong lực lượng phòng không-không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ có 7% cơ số phục vụ trong các đơn vị tên lửa. Để so sánh: 5% nhân sự phục vụ hàng không chiến đấu còn trong lực lượng pháo phòng không – 80% nhân sự.
Từ tháng 7 năm 1965 cho đến cuối mùa xuân năm 1966, việc điều khiển phóng tên lửa vào máy bay địch đều do các chuyên gia Liên Xô đảm trách; còn từ mùa hè năm 1966, thay thế họ là bộ đội tên lửa Việt Nam.
Trong những tháng đầu của cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam DCCH chống lại Không lực Hoa Kỳ, mỗi lần bắn hạ máy bay Mỹ chỉ tốn 1-2 tên lửa: khi đó, yếu tố bất ngờ đã đóng vai trò nổi bật và phát huy tác dụng - phía Mỹ không thể ngờ là từ mặt đất Bắc Việt Nam sẽ phóng lên đòn đáp trả nguy hiểm bằng tên lửa. Nhưng sau đó, Không lực Hoa Kỳ phản ứng khá nhanh, máy bay Mỹ thực hiện chiêu thức tiếp cận oanh tạc các chủ thể ở độ cao thấp, đồng thời tăng cường biện pháp gây nhiễu để đối phó. Vì vậy, đến giữa năm 1966, để bắn hạ một máy bay Mỹ phải cần tới 3-4 tên lửa. Và bằng cách lắp đặt các thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến và bắt đầu sử dụng tên lửa «Shrike» vào cuối năm 1967, phía Mỹ đã tăng số lượng tên lửa bắn từ mặt đất Việt Nam để hạ một máy bay lên đến 9-10 quả.
Thủy thủ Liên Xô chĩa súng máy phòng không vào máy bay địch - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2024
Những trang sử vàng
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Chúng tôi đã nói về cách các chuyên gia Xô-viết hoàn thiện đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của tên lửa, giúp tăng đáng kể hiệu quả hoả lực của những phát bắn. Từ đầu năm 1968 cho đến khi kết thúc chiến tranh, chi phí trung bình cho mỗi máy bay bị bắn rơi là 4-5 tên lửa. Đến năm 1972 - năm cuối cùng của chiến tranh phá hoại đường không - với tổng sử dụng 2.059 tên lửa, 421 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi. Như vậy, mức trung bình là 4,9 tên lửa để hạ một mục tiêu.

Trận «Điện Biên Phủ trên không»

Lực lượng tên lửa Việt Nam đã thể hiện mình rất xuất sắc trong thời gian Không lực Hoa Kỳ tiến hành trận “ném bom rải thảm đêm Giáng sinh” vào Hà Nội tháng 12 năm 1972. Tên lửa đã bắn rơi 54 máy bay Mỹ, tức là 2/3 tổng số máy bay địch bị bắn rơi trong thời kỳ này. Trong đó có 31 máy bay ném bom chiến lược «pháo đài bay» B-52, mỗi chiếc mang theo 25 tấn bom và có thể hủy diệt toàn bộ sự sống và mọi công trình xây dựng trên diện tích rộng bằng 30 sân bóng.
"Nếu như không có chiến thắng của Hà Nội dùng tên lửa hạ gục B-52, thì tiến trình hoà đàm ở Paris có thể đã bị trì hoãn và có thể không ký kết được Hiệp định. Vì vậy, thắng lợi của lực lượng tên lửa không chỉ là thắng lợi về quân sự mà còn có ý nghĩa vẻ vang về chính trị”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu nhận định biểu dương.
Máy bay B-52 của Không quân Mỹ thả bom xuống miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Những trang sử vàng
Tên lửa Liên Xô xoá tan huyền thoại "bách chiến bách thắng" về B-52 trên bầu trời Việt Nam
Để so sánh xin nêu vài số liệu: trong cùng thời gian này, pháo phòng không bắn rơi 20 máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội, và không quân với các chiến đấu cơ đã hạ 7 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc B-52.

Phần đóng góp đáng kể của tên lửa trong chiến công chung oanh liệt

Tổng cộng, từ tháng 7 năm 1965 cho đến khi chiến tranh kết thúc, lực lượng tên lửa ở Việt Nam đã bắn rơi 1.293 máy bay Mỹ, tương đương 31% tổng số máy bay địch bị tiêu diệt. Trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược – tức là 90% số máy bay loại này mà Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam. Không quân Việt Nam tiêu diệt 320 máy bay Mỹ. Kết quả cuối cùng của pháo phòng không là con số cao nhất – 2.550 máy bay Mỹ. Nhưng cần nhớ rằng các xạ thủ phòng không bắt đầu xung trận sớm hơn gần một năm so với lính tên lửa, và các pháo thủ chỉ có thể tiêu diệt máy bay ở độ cao không quá 3-5 km. Tức là ở độ cao mà phi công Mỹ phải hạ xuống để tránh bị tên lửa bắn trúng. Nói cách khác, các chiến sĩ tên lửa đã tự mình bắn rơi một loạt máy bay địch và xua đuổi, ép những chiếc khác phải hạ độ cao làm mồi cho hỏa lực pháo phòng không. Như vậy, lực lượng tên lửa đã hiệp lực tác chiến, đóng góp ở mức nhiều nhất có thể vào việc củng cố lá chắn phòng thủ bảo vệ bầu trời và mảnh đất Việt Nam, giúp giảm thiểu đáng kể những tổn thất về người và vật chất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала