https://kevesko.vn/20240905/lenh-cam-kim-cuong-cua-nga-phuong-tay-dang-phai-tra-gia-cao-ky-luc-31700683.html
Lệnh cấm kim cương của Nga: Phương Tây đang phải trả giá cao kỷ lục
Lệnh cấm kim cương của Nga: Phương Tây đang phải trả giá cao kỷ lục
Sputnik Việt Nam
EU đang phải đối mặt với hậu quả của một lệnh trừng phạt - lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga. Thu nhập của châu Âu từ việc xuất khẩu đá quý đã giảm gần... 05.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-05T22:06+0700
2024-09-05T22:06+0700
2024-09-05T22:06+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
nga
phương tây
các biện pháp trừng phạt chống nga
chính trị
thế giới
kim cương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/1c/29014090_0:0:2034:1145_1920x0_80_0_0_ba7b78826e31de52602aef24de62759a.jpg
Nhưng đã quá muộn rồi. Nước Bỉ - trung tâm bán kim cương chính của thế giới – bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biện pháp trừng phạt này. Hơn nữa, các nhà cung cấp khác hiện nhập khẩu ít hơn đáng kể. Những chi tiết về cú đâm tiếp theo của phương Tây - trong tài liệu của Sputnik.Thị trường mất cân bằngNhóm G7 đã áp đặt lệnh cấm vận đối với kim cương được khai thác, chế biến hoặc sản xuất tại Nga từ ngày 1/1/2024. Kể từ ngày 1/3, việc nhập khẩu kim cương của Nga được gia công ở nước thứ ba cũng bị cấm.Theo lệnh của Ủy ban Châu Âu, kim cương được kiểm tra tại Antwerp. Bất cứ thứ gì lớn hơn một carat (và kể từ tháng 9 – lớn hơn nửa carat) sẽ được gửi đến đó để kiểm tra. Đối với mỗi loại, bạn cần cung cấp chứng chỉ cho biết nơi nó được khai thác và chế tác.Kết quả là thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các thương nhân phàn nàn về chi phí bổ sung và sự chậm trễ kéo dài.Họ đã gửi thư đến Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp (AWDC), kêu gọi xem xét lại các thủ tục mới “do mối đe dọa phá hoại hoạt động thương mại hàng thế kỷ”.Cơ quan quản lý thừa nhận rằng, các yêu cầu cập nhật về khai báo và thông quan đối với đá quý đã dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung.Ban lãnh đạo của tập đoàn De Beers, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, đã cảnh báo chính phủ Bỉ về những hậu quả: thị trường sẽ chịu tổn thất đáng kể và có nguy cơ “rò rỉ” các thương nhân châu Âu sang Dubai và Ấn Độ. Mà trước đây De Beers đã hoàn toàn ủng hộ các lệnh trừng phạt của G7.Lệnh trừng phạt làm tổn hại lĩnh vực kim cương hàng đầu thế giớiTheo tính toán của Eurostat, doanh thu từ xuất khẩu kim cương của EU đã giảm gần một lần rưỡi trong nửa đầu năm nay.Bỉ dự kiến sẽ thua lỗ nhiều nhất, nước này chiếm 94% lượng kim cương xuất khẩu của EU. Họ thiệt hại một tỷ rưỡi euro.Sự tỉnh ngộ muộn mằnNguồn cung kim cương sang châu Âu (họ không có mỏ kim cương thương mại nào) giảm 29%, xuống còn 2,66 tỷ euro. Khoảng một phần ba khối lượng giảm là kim cương của Nga.Các quốc gia khác cũng giảm xuất khẩu kim cương: UAE (303 kg), Canada (234 kg), Angola (80 kg) và Trung Quốc (66 kg). Rõ ràng là do sợ bị trừng phạt thứ cấp.Phương Tây coi ngành công nghiệp kim cương của Nga là ngành quan trọng thứ hai sau ngành dầu khí đối với ngân sách nhà nước. Nhưng, rõ ràng họ đã không nghĩ đến bản thân mình.Người Mỹ đã tìm cách phòng ngừa rủi ro. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) đã cấp hai giấy phép cho phép nhập khẩu đá quý nếu chúng được đưa ra khỏi Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Hạn chót đối với kim cương và đồ trang sức có kim cương lớn hơn một carat là ngày 1 tháng 3, đối với kim cương lớn hơn 0,5 carat là ngày 1 tháng 9.Nhiều đại lý, trong đó có người đứng đầu Tập đoàn Rapaport của Mỹ, đã yêu cầu cung cấp giấy phép này. Có lẽ các công ty lớn đã mua kim cương Nga từ trước nhưng không kịp bán chúng.Vào tháng 6, EU cũng đã nới lỏng lệnh trừng phạt đối với kim cương Nga: họ đã hoãn sáu tháng (cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2025) việc áp dụng hệ thống chứng nhận kim cương bắt buộc, nhằm đảm bảo tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu đá quý có nguồn gốc từ Nga.Do đó, đá quý Nga tiếp tục thâm nhập thị trường châu Âu thông qua các nước thứ ba, mặc dù với khối lượng nhỏ hơn. Và “nới lỏng nhẹ” khó có thể thay đổi tình hình: chỉ có việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt mới có thể cứu được ngành công nghiệp kim cương của EU. Nhưng đối với Brussels, tham vọng chính trị quan trọng hơn lẽ thường, nhà phân tích lưu ý.Trong khi đó, Nga tiếp tục củng cố vị thế của mình tại các thị trường khác. Ví dụ, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng đến 4,1 triệu carat. Vào tháng 6 - 347.620, tăng gần 32% so với một năm trước đó. Khoảng 77% là kim cương đạt chất lượng đá quý (năm 2023 con số này là 63%).Ruslan Pichugin, một chuyên gia độc lập trong lĩnh vực đầu tư tư nhân, chỉ ra rằng, các thợ lành nghề kim hoàn của Ấn Độ đã tăng đáng kể trữ lượng nguyên liệu thô trong giai đoạn 2021-2022, và họ đang đẩy lùi các thợ của Antwerp do giá thấp hơn và chất lượng cao.Các nhà phân tích cho rằng, vào năm 2024, nguồn cung cho Ấn Độ sẽ tăng gấp rưỡi - lên 10 triệu carat.
https://kevesko.vn/20240703/nga-dan-dau-ve-gia-tri-kim-cuong-khai-thac-duoc-30632744.html
https://kevesko.vn/20240701/30590983.html
https://kevesko.vn/20230829/lenh-trung-phat-cua-g7-doi-voi-kim-cuong-nga-co-the-co-hieu-luc-vao-thang-1-nam-2024-24942848.html
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/1c/29014090_170:0:2034:1398_1920x0_80_0_0_cc7615279f99851d9e4801e9161a30e7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nga, phương tây, các biện pháp trừng phạt chống nga, chính trị, thế giới, kim cương
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nga, phương tây, các biện pháp trừng phạt chống nga, chính trị, thế giới, kim cương
Lệnh cấm kim cương của Nga: Phương Tây đang phải trả giá cao kỷ lục
EU đang phải đối mặt với hậu quả của một lệnh trừng phạt - lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga. Thu nhập của châu Âu từ việc xuất khẩu đá quý đã giảm gần 1,5 lần. Vào cuối tháng 8, EU đã lùi bước, dỡ bỏ một số hạn chế.
Nhưng đã quá muộn rồi. Nước Bỉ - trung tâm bán kim cương chính của thế giới – bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biện pháp trừng phạt này. Hơn nữa, các nhà cung cấp khác hiện nhập khẩu ít hơn đáng kể. Những chi tiết về cú đâm tiếp theo của phương Tây - trong tài liệu của Sputnik.
Nhóm G7 đã áp đặt lệnh cấm vận đối với kim cương được khai thác, chế biến hoặc sản xuất tại Nga từ ngày 1/1/2024. Kể từ ngày 1/3, việc nhập khẩu kim cương của Nga được gia công ở nước thứ ba cũng bị cấm.
Theo lệnh của Ủy ban Châu Âu,
kim cương được kiểm tra tại Antwerp. Bất cứ thứ gì lớn hơn một carat (và kể từ tháng 9 – lớn hơn nửa carat) sẽ được gửi đến đó để kiểm tra. Đối với mỗi loại, bạn cần cung cấp chứng chỉ cho biết nơi nó được khai thác và chế tác.
Kết quả là thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các thương nhân phàn nàn về chi phí bổ sung và sự chậm trễ kéo dài.
Họ đã gửi thư đến Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp (AWDC), kêu gọi xem xét lại các thủ tục mới “do mối đe dọa phá hoại hoạt động thương mại hàng thế kỷ”.
Cơ quan quản lý thừa nhận rằng, các yêu cầu cập nhật về khai báo và thông quan đối với đá quý đã dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung.
Ban lãnh đạo của tập đoàn De Beers, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, đã cảnh báo chính phủ Bỉ về những hậu quả: thị trường sẽ chịu tổn thất đáng kể và có nguy cơ “rò rỉ” các thương nhân châu Âu sang Dubai và Ấn Độ. Mà trước đây De Beers đã hoàn toàn ủng hộ các lệnh trừng phạt của G7.
Lệnh trừng phạt làm tổn hại lĩnh vực kim cương hàng đầu thế giới
Theo tính toán của Eurostat, doanh thu từ xuất khẩu kim cương của EU đã giảm gần một lần rưỡi trong nửa đầu năm nay.
“Từ tháng 1 đến tháng 6: doanh thu là 3,2 tỷ euro, còn vào năm 2023 là 4,7 tỷ euro. Hóa ra doanh thu đã là nhỏ hơn chỉ trong năm 2020 – năm đại dịch: 2,5 tỷ euro. Ngay cả ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, họ vẫn kiếm được nhiều tiền hơn: 3,6 tỷ euro”.
Bỉ dự kiến sẽ thua lỗ nhiều nhất, nước này chiếm 94% lượng kim cương xuất khẩu của EU. Họ thiệt hại một tỷ rưỡi euro.
“EU lại một lần nữa va phải các biện pháp trừng phạt của chính họ giống như tàu Titanic đã va phải một tảng băng trôi. Nguồn cung của Nga cho Bỉ đã suy giảm và giờ đây thị trường kim cương của họ đang sụp đổ. Trong bối cảnh nhu cầu về kim cương tự nhiên đang giảm và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đá tổng hợp, ngành chế tác kim cương của Châu Âu đang sụp đổ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu “sa thải thầm lặng” đang xảy ra ở đó”, - Leonid Khazanov, chuyên gia công nghiệp độc lập nói.
Sự tỉnh ngộ muộn mằn
Nguồn cung kim cương sang châu Âu (họ không có mỏ kim cương thương mại nào) giảm 29%, xuống còn 2,66 tỷ euro. Khoảng một phần ba khối lượng giảm là kim cương của Nga.
Các quốc gia khác cũng giảm xuất khẩu kim cương: UAE (303 kg), Canada (234 kg), Angola (80 kg) và Trung Quốc (66 kg). Rõ ràng là do sợ bị trừng phạt thứ cấp.
Phương Tây coi ngành công nghiệp kim cương của Nga là ngành quan trọng thứ hai sau ngành dầu khí đối với ngân sách nhà nước. Nhưng, rõ ràng họ đã không nghĩ đến bản thân mình.
Người Mỹ đã tìm cách phòng ngừa rủi ro. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) đã cấp hai giấy phép cho phép nhập khẩu đá quý nếu chúng được đưa ra khỏi Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Hạn chót đối với kim cương và đồ trang sức có kim cương lớn hơn một carat là ngày 1 tháng 3, đối với kim cương lớn hơn 0,5 carat là ngày 1 tháng 9.
Nhiều đại lý, trong đó có người đứng đầu Tập đoàn Rapaport của Mỹ, đã yêu cầu cung cấp giấy phép này. Có lẽ các công ty lớn đã mua kim cương Nga từ trước nhưng không kịp bán chúng.
Vào tháng 6, EU cũng đã nới lỏng lệnh trừng phạt đối với kim cương Nga: họ đã hoãn sáu tháng (cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2025) việc áp dụng hệ thống chứng nhận kim cương bắt buộc, nhằm đảm bảo tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu đá quý có nguồn gốc từ Nga.
“Điều này là do không thể xác định chính xác nước xuất xứ. Nói chung, điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Cá nhân tôi không biết một phương pháp khoa học nào cho phép sớm cung cấp thông tin đáng tin cậy, khách quan và rẻ tiền về việc viên kim cương đã được khai thác ở quốc gia nào”, - chuyên gia Khazanov lưu ý.
Do đó, đá quý Nga tiếp tục thâm nhập thị trường châu Âu thông qua các nước thứ ba, mặc dù với khối lượng nhỏ hơn. Và “nới lỏng nhẹ” khó có thể thay đổi tình hình: chỉ có việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt mới có thể cứu được ngành công nghiệp kim cương của EU. Nhưng đối với Brussels, tham vọng chính trị quan trọng hơn lẽ thường, nhà phân tích lưu ý.
Trong khi đó, Nga tiếp tục củng cố vị thế của mình tại các thị trường khác. Ví dụ,
xuất khẩu sang Ấn Độ tăng đến 4,1 triệu carat. Vào tháng 6 - 347.620, tăng gần 32% so với một năm trước đó. Khoảng 77% là kim cương đạt chất lượng đá quý (năm 2023 con số này là 63%).
Ruslan Pichugin, một chuyên gia độc lập trong lĩnh vực đầu tư tư nhân, chỉ ra rằng, các thợ lành nghề kim hoàn của Ấn Độ đã tăng đáng kể trữ lượng nguyên liệu thô trong giai đoạn 2021-2022, và họ đang đẩy lùi các thợ của Antwerp do giá thấp hơn và chất lượng cao.
Các nhà phân tích cho rằng, vào năm 2024, nguồn cung cho Ấn Độ sẽ tăng gấp rưỡi - lên 10 triệu carat.