Nóng: Bão Yagi cực mạnh chính thức đổ bộ vào Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiTIN BÃO TRÊN ĐẤT LIỀN (Cơn bão số 03) cập nhật lúc 16 giờ ngày 7/9
TIN BÃO TRÊN ĐẤT LIỀN (Cơn bão số 03) cập nhật lúc 16 giờ ngày 7/9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2024
Đăng ký
Khoảng 16 giờ ngày 7/9, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền vào địa bàn Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Đây cũng là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm qua.
Ngay khi bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó bão của các địa phương.

Bão Yagi vào đất liền, nhiều nơi thiệt hại

Sức gió cực mạnh của cơn bão đã cuốn bay nhiều biển hiệu quảng cáo, mái tôn, khung cửa kính nhà cao tầng, quật đổ hàng loạt cây xanh tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.
Đối với Thủ đô Hà Nội, tác động của bão Yagi được dự báo sẽ chậm hơn. Bắt đầu từ 16 giờ trở đi, khu vực này bắt đầu có gió mạnh cấp 6-7, khả năng có gió giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo, chiều và tối 7/9 là thời gian bão tác động dữ dội nhất ở khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa với gió giật mạnh, mưa rất lớn. Sang đêm nay và ngày mai, bão Yagi sẽ suy yếu và dịch chuyển qua Tây Bắc Bộ. Khu vực này ít chịu khả năng của gió giật mạnh nhưng sẽ có mưa lớn kéo dài, đỉnh điểm từ đêm 7/9 đến đêm 8/9, gây nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện rộng.
Để đảm bảo an toàn, người dân được khuyến cáo theo dõi diễn biến của bão để chủ động ứng phó. Đặc biệt, nên ở trong nhà, nơi trú ẩn an toàn, hạn chế tối đa đi ra ngoài nếu không cần thiết; tắt các nguồn điện khi bão đổ bộ; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; không quay lại khi bão chưa tan.
Ngoài ra, người dân cần lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút đến 1 giờ lặng gió trước khi gió đổi hướng và gió sẽ mạnh trở lại. Trong trường hợp khẩn cấp, cần thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm cho lực lượng chức năng; tuân thủ chỉ đạo của các cơ quan chức năng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp với Sở Chỉ huy tiền phương

Ngay sau khi bão Yagi đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng khoảng 12h30 hôm nay, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
Tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng – Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, sức gió vẫn duy trì cấp 12-13, giật cấp 14-16, dự kiến đến khoảng 16h mới giảm dần. Ở các vùng sâu trong đất liền, cấp độ gió sẽ tăng dần. Riêng tại Hà Nội, từ 15h có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9-10, kéo dài đến 19h.
Theo ông Hoàng Đức Cường, ngay sau khi tâm bão đi qua, sức gió sẽ giảm hoặc ngừng sau đó tăng trở lại, trước khi giảm hẳn. Do đó, người dân cần phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, ra đường, về nhà ngay khi vừa thấy gió giảm hoặc ngừng.
Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình được dự báo sẽ có mưa nhiều nhất. Các tỉnh thành khác như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên mưa kéo dài đến hết đêm 7.9. Sau đó, mưa sẽ lan rộng ra vùng núi phía bắc, Tây Bắc Bộ đến hết ngày 8/9.
Đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh báo cáo, sau khi bão số 3 đổ bộ, trên địa bàn TP. Cẩm Phả, TP. Móng Cái, đảo Cô Tô, cấp độ gió bắt đầu giảm, trong khi ở TP. Hạ Long, thị xã Quảng Yên, cấp độ gió vẫn duy trì ở mức cao. Dự báo tại TP. Uông Bí, thị xã Đông Triều cấp gió bão tiếp tục tăng lên.
Tại TP. Hải Phòng, tâm bão nằm trên địa bàn huyện Cát Hải, các địa bàn quận huyện khác có mưa và gió giật rất mạnh.
Lãnh đạo các tỉnh Thái Bình, Nam Định thông tin, ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, khu vực ven biển ghi nhận mức gió duy trì liên tục ở cấp 9-10, vùng ven biển giật cấp 12-13.
Sóng biển được ghi nhận cao từ 4-5 m. Hiện tại các tuyến đê biển, đê sông xung yếu tại Hải Phòng, Nam Định vẫn đang an toàn.
Về thiệt hại ban đầu, đã ghi nhận tình trạng cây cối, cột điện gãy đổ, nhà bị tốc mái, vỡ kính ở một số nhà cao tầng, một số xà lan, tàu thuyền bị trôi dạt. Nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị mất điện, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết, thành phố đang triển khai các biện pháp ứng phó theo các kịch bản đã đề ra; kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngành điện lực, viễn thông khẩn trương khôi phục lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc sớm nhất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với cơn bão số 3 - bão Yagi - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2024
Siêu bão Yagi đang di chuyển khá nhanh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp chính xác diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của bão số 3 sau khi đi vào đất liền, về cấp gió, lượng mưa để các đô thị, khu đông dân cư, vùng trung du miền núi phía bắc chủ động giảm nhẹ thiệt hại do cây cối, cột điện gãy đổ, nhà cửa bị tốc mái, sập đổ, ngập lụt; phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Ông Hà đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương sớm đánh giá thiệt hại, chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung khắc phục, sửa chữa lưới điện, hệ thống thông tin, liên lạc.
Ở những nơi bão tan, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại, xác định các khu vực cần hỗ trợ; phối hợp với các lực lượng, cơ quan đoàn thể, nòng cốt là lực lượng vũ trang triển khai cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thiệt hại, bảo đảm đời sống của nhân dân, không để ai bị đói, bị rét, ko có chỗ ở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала