https://kevesko.vn/20240908/bao-yagi-tan-pha-nang-ne-viet-nam-xuat-gao-cuu-dan-31739517.html
Bão Yagi tàn phá nặng nề, Việt Nam xuất gạo cứu dân
Bão Yagi tàn phá nặng nề, Việt Nam xuất gạo cứu dân
Sputnik Việt Nam
Yêu cầu xuất cấp ngay gạo dự trữ cho người dân, Thủ tướng nhấn mạnh, cần bao nhiêu xuất bấy nhiêu, trên tinh thần minh bạch, tránh tiêu cực. 08.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-08T17:35+0700
2024-09-08T17:35+0700
2024-09-08T17:35+0700
việt nam
cơn bão
phạm minh chính
chính phủ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/08/31739819_0:0:1888:1063_1920x0_80_0_0_6241a351da742fe16aea0502f9c1fee1.jpg
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là bí thư, chủ tịch địa phương phải bám sát tình hình.Báo cáo tình hình thiệt hại do bão số 3Sáng 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 – bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.Như Sputnik thông tin, theo Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, tổng hợp đến 10h sáng nay bão Yagi đã làm 4 người ở Quảng Ninh, 4 người ở Hòa Bình, 3 người ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quân khu 3 mỗi nơi có một người chết. Ngoài ra, 176 người, chủ yếu ở Quảng Ninh bị thương, chủ yếu do bị cây đổ đè vào người, sạt lở đất và tàu bè trôi, mất tích.Tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh cho hay, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của người dân trong tỉnh. Toàn tỉnh mất điện, mất thông tin, liên lạc. Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực tổ chức khắc phục hậu quả song gặp nhiều khó khăn.Bộ trưởng Lê Minh Hoan và lãnh đạo địa phương cho biết, Quảng Ninh cần sự chung tay của các ngành, trước mắt hỗ trợ tỉnh khôi phục được điện, viễn thông; điều tàu hải quân, trực thăng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với những người bị mất tích hoặc đang bị mắc kẹt ở các tàu thuyền, công trình ngoài biển.Về lâu dài, phải tính toán, thiết kế các công trình, phương án chống chịu được bão trên cấp 12 để giảm thiểu thiệt hại khi có những cơn bão tương tự đổ bộ.Tại Hải Phòng, báo cáo tình hình, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu cho biết, Hải Phòng là một trong những địa phương trọng điểm bị bão số 3 đổ bộ, song mức thiệt hại không lớn lắm do đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc lập Sở chỉ huy tiền phương và Phó Thủ tướng trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng, chống bão.Hải Phòng đề nghị ngành Điện lực, Viễn thông hỗ trợ nhân lực, vật tư khắc phục tình trạng mất điện, mất mạng viễn thông trên diện rộng tại thành phố, để triển khai hiệu quả hơn công tác khắc phục hậu quả bão số 3.Ở thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thiệt hại đáng kể nhất tại thành phố là có hơn 17.000 cây xanh bị gãy, đổ, gây ách tắc giao thông, mất điện cục bộ tại một số quận, huyện, xã, phường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng hoạt động của các trạm bơm thoát nước…Đến nay, thành phố đã chỉ đạo, huy động toàn bộ lực lượng, người dân triển khai thu dọn cây đổ để đảm bảo giao thông thông suốt; khắc phục sự cố mất điện, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất bình thường trở lại.Về cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, bão số 3 ảnh hưởng tới hệ thống truyền tải điện, ngành điện lực phải dừng hoàn toàn hoặc một phần 10 nhà máy điện phía Bắc, ảnh hưởng tới khoảng 1 triệu khách hàng.Ngành điện đã rà soát, khắc phục sự cố cung ứng điện trở lại phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tuy nhiên hiện nay 63% phụ tải vẫn chưa được cấp điện do hạ tầng lưới điện chưa đủ điều kiện.Về hàng hóa tiêu dùng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, tại một số đô thị, như: Hà Nội, Hải Phòng thiếu hàng hóa cục bộ do tâm lý tích trữ của người dân. Việc cung ứng hàng hóa đã ổn định trở lại…Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Tào Đức Thắng cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, Viettel bị mất kết nối tại 8.000/26.000 trạm BTS tại 15 tỉnh, thành phố.Tập đoàn đã huy động nhân lực, phương tiện để khắc phục sự cố, song việc khắc phục có phần khó khăn do lực lượng, phương tiện di chuyển tới các điểm trạm BTS khó khăn về giao thông, cùng với đó nguồn điện cấp cho các trạm BTS.Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho biết, đến sáng 8/9, cáp quang internet vẫn còn 2 tỉnh, thành phố có địa phương bị cô lập (Cát Bà - Hải Phòng; Bình Liêu, Ba Chẽ - Quảng Ninh) sẽ khắc phục trong ngày 8/9. Sẽ cần khoảng 4-5 ngày để khắc phục hoàn toàn sóng di động và Internet.Xuất gạo dự trữThủ tướng chuyển lời thăm hỏi, chia sẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới những gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương có mất mát về người và tài sản do bão số 3.Cùng với đó, ông biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là bí thư, chủ tịch các địa phương, các lực lượng quân đội, công an, các lực lượng liên quan trong phòng chống và khắc phục hậu quả bão.5 mục tiêu sắp tới cũng được người đứng đầu Chính phủ quán triệt.Thứ nhất là tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số.Thứ hai, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.Thứ ba là khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.Thứ tư là thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.Thứ năm là ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai.Các địa phương được chỉ đạo xuất cấp dự trữ để khắc phục vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng.Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì xử lý, quyết định, việc này cần làm ngay, hoàn thành trước 18h ngày hôm nay và sau đó tiếp tục bổ sung nếu cần thiết. Đặc biệt, các địa phương phải thống kê ngay, xuất cấp ngay gạo dự trữ.Đặc biệt, Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ cho người bị thiệt hại trên tinh thần có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.
https://kevesko.vn/20240908/viet-nam-bao-yagi-lam-14-nguoi-chet-la-con-bao-rat-dac-biet-31736033.html
https://kevesko.vn/20240907/nong-bao-yagi-cuc-manh-chinh-thuc-do-bo-vao-viet-nam-31729485.html
https://kevesko.vn/20240907/bao-yagi-rat-manh-dan-khong-ra-duong-31732518.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/08/31739819_159:0:1730:1178_1920x0_80_0_0_57b9177e724bea9a1e3d87b18bf8277a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cơn bão, phạm minh chính, chính phủ
việt nam, cơn bão, phạm minh chính, chính phủ
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là bí thư, chủ tịch địa phương phải bám sát tình hình.
Báo cáo tình hình thiệt hại do bão số 3
Sáng 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 – bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.
Như Sputnik thông tin, theo Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, tổng hợp đến 10h sáng nay
bão Yagi đã làm 4 người ở Quảng Ninh, 4 người ở Hòa Bình, 3 người ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quân khu 3 mỗi nơi có một người chết. Ngoài ra, 176 người, chủ yếu ở Quảng Ninh bị thương, chủ yếu do bị cây đổ đè vào người, sạt lở đất và tàu bè trôi, mất tích.
Tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh cho hay, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của người dân trong tỉnh. Toàn tỉnh mất điện, mất thông tin, liên lạc. Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực tổ chức khắc phục hậu quả song gặp nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan và lãnh đạo địa phương cho biết, Quảng Ninh cần sự chung tay của các ngành, trước mắt hỗ trợ tỉnh khôi phục được điện, viễn thông; điều tàu hải quân, trực thăng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với những người bị mất tích hoặc đang bị mắc kẹt ở các tàu thuyền, công trình ngoài biển.
Về lâu dài, phải tính toán, thiết kế các công trình, phương án chống chịu được bão trên cấp 12 để giảm thiểu thiệt hại khi có những cơn bão tương tự đổ bộ.
Tại Hải Phòng, báo cáo tình hình, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu cho biết, Hải Phòng là một trong những địa phương trọng điểm bị bão số 3 đổ bộ, song mức thiệt hại không lớn lắm do đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc lập Sở chỉ huy tiền phương và Phó Thủ tướng trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Hải Phòng đề nghị ngành Điện lực, Viễn thông hỗ trợ nhân lực, vật tư khắc phục tình trạng mất điện, mất mạng viễn thông trên diện rộng tại thành phố, để triển khai hiệu quả hơn công tác khắc phục hậu quả bão số 3.
Ở thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thiệt hại đáng kể nhất tại thành phố là có hơn 17.000 cây xanh bị gãy, đổ, gây ách tắc giao thông, mất điện cục bộ tại một số quận, huyện, xã, phường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng hoạt động của các trạm bơm thoát nước…
Đến nay, thành phố đã chỉ đạo, huy động toàn bộ lực lượng, người dân triển khai thu dọn cây đổ để đảm bảo giao thông thông suốt; khắc phục sự cố mất điện, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất bình thường trở lại.
Về cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, bão số 3 ảnh hưởng tới hệ thống truyền tải điện, ngành điện lực phải dừng hoàn toàn hoặc một phần 10 nhà máy điện phía Bắc, ảnh hưởng tới khoảng 1 triệu khách hàng.
Ngành điện đã rà soát, khắc phục sự cố cung ứng điện trở lại phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tuy nhiên hiện nay 63% phụ tải vẫn chưa được cấp điện do hạ tầng lưới điện chưa đủ điều kiện.
Về hàng hóa tiêu dùng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, tại một số đô thị, như: Hà Nội, Hải Phòng thiếu hàng hóa cục bộ do tâm lý tích trữ của người dân. Việc cung ứng hàng hóa đã ổn định trở lại…
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Tào Đức Thắng cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, Viettel bị mất kết nối tại 8.000/26.000 trạm BTS tại 15 tỉnh, thành phố.
Tập đoàn đã huy động nhân lực, phương tiện để khắc phục sự cố, song việc khắc phục có phần khó khăn do lực lượng, phương tiện di chuyển tới các điểm trạm BTS khó khăn về giao thông, cùng với đó nguồn điện cấp cho các trạm BTS.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho biết, đến sáng 8/9, cáp quang internet vẫn còn 2 tỉnh, thành phố có địa phương bị cô lập (Cát Bà - Hải Phòng; Bình Liêu, Ba Chẽ - Quảng Ninh) sẽ khắc phục trong ngày 8/9. Sẽ cần khoảng 4-5 ngày để khắc phục hoàn toàn sóng di động và Internet.
Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi, chia sẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới những gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương có mất mát về người và tài sản do bão số 3.
Cùng với đó, ông biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là bí thư, chủ tịch các địa phương, các lực lượng quân đội, công an, các lực lượng liên quan trong phòng chống và khắc phục hậu quả bão.
5 mục tiêu sắp tới cũng được người đứng đầu Chính phủ quán triệt.
Thứ nhất là tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số.
Thứ hai, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.
Thứ ba là khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.
Thứ tư là thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Thứ năm là ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai.
Các địa phương được chỉ đạo xuất cấp dự trữ để khắc phục vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì xử lý, quyết định, việc này cần làm ngay, hoàn thành trước 18h ngày hôm nay và sau đó tiếp tục bổ sung nếu cần thiết. Đặc biệt, các địa phương phải thống kê ngay, xuất cấp ngay gạo dự trữ.
“Cần bao nhiêu xuất bấy nhiêu, quan trọng là phải thống kê chính xác, minh bạch, tránh tiêu cực xảy ra”, - Thủ tướng lưu ý.
Đặc biệt, Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ cho người bị thiệt hại trên tinh thần có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.