Lý do Việt Nam muốn xây các nhà máy hạt nhân cỡ nhỏ

© Ảnh : Pixabay/12923Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2024
Đăng ký
Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới.
Quy hoạch điện VIII của Việt Nam cũng được định hướng chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, năng lượng tái tạo.

Lý do cần phát triển điện hạt nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Theo đó, Thường trực Chính phủ dẫn các đánh giá và dự báo từ các tổ chức nghiên cứu kinh tế toàn cầu, cho biết nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng trên 7% trong thời gian tới.
Do đó, Chính phủ yêu cầu, Bộ Công Thương cần khẩn trương rà soát tổng thể các nguồn điện trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng điện đạt 12-15%/năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đặc biệt, Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới.
Người đứng đầu Rosatom, Alexei Likhachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Nga và Việt Nam có thể nối lại đàm phán về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Theo Thường trực Chính phủ, việc phát triển điện hạt nhân có thể bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường.
“Sau khi nghiên cứu, Bộ Công Thương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”, - Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
Bộ Công Thương cũng được yêu cầu tập trung cao độ, rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai các dự án điện và nhanh chóng hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Những nội dung đã rõ ràng, được thực tiễn chứng minh hiệu quả từ Luật Điện lực trước đây và các văn bản liên quan cần được nghiên cứu để cập nhật trong dự thảo luật.
“Với những nội dung chưa rõ, còn nhiều biến số thì nghiên cứu theo hướng quy định các nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định cụ thể như vấn đề giá cả, tiêu chuẩn kỹ thuật...”, - kết luận của Thường trực Chính phủ nêu rõ.

Phát triển điện gió

Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các vướng mắc của pháp luật liên quan trong việc phát triển các dự án điện để nghiên cứu, đề xuất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nội dung vào dự án một luật sửa nhiều luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo, Luật Biển, Luật Xây dựng...
Thường trực Chính phủ đồng ý thành lập Tổ công tác để rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện do Bộ trưởng Bộ Công thương là Tổ trưởng.
Tổ công tác có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất các sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với chất lượng cao nhất, hoàn thành trước ngày 20/9/2024 để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp 8 theo quy trình một kỳ họp.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn được giao trực tiếp chỉ đạo theo thẩm quyền, những vấn đề vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2024
Rosatom đề xuất để Việt Nam lựa chọn loại nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng
Tổ công tác chủ động huy động lực lượng tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và dự án một Luật sửa nhiều Luật có chất lượng tốt nhất, khả thi; sau khi các luật được ban hành tạo thuận lợi triển khai các dự án điện theo Quy hoạch, Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chính phủ nhấn mạnh, phát huy kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thành công dự án đường dây 500 kV mạch 3 vừa qua, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, các đơn vị phải huy động sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến địa phương trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là triển khai các dự án, công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, các dự án truyền tải điện, nguồn điện, cần nghiên cứu, sửa đổi các luật theo hướng tăng cường phân cấp phân quyền tối đa, các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết; bố trí, phân bổ nguồn lực hợp lý; quy định trách nhiệm và thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra giám sát. cần nghiên cứu để phân cấp cho các bộ, địa phương quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo quy hoạch và sản phẩm đầu ra.
Đối với các dự án đã được cấp phép, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện theo đúng cam kết, trường hợp không thực hiện theo đúng cam kết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép theo đúng quy định của pháp luật.
Về Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, Bộ Chính trị đã có chủ trương cho thí điểm sản xuất, xuất khẩu điện gió ngoài khơi tại Kết luật số 76-KL/TW ngày 24 tháng 4 năm 2024 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam “dừng chứ không bỏ”
Do đó, đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn xem xét giao ngay cho các đơn vị để triển khai. Đối với các vướng mắc pháp lý như quy định về sản lượng, chuyển giá, đề nghị nghiên cứu bổ sung vào các dự án luật.

Xem xét phát triển nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ là hợp lý

Như Sputnik đã thông tin, tại Quy hoạch điện VIII, việc phát triển điện hạt nhân không được đề cập, dù vậy, trong các văn bản gửi các Bộ, ngành đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã đề xuất phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR).
Bộ Công Thương nêu quan điểm, với lợi ích và điều kiện thuận lợi của năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, cộng với việc nhiều nước trên thế giới đang triển khai phát triển năng lượng hạt nhân trong nguồn điện quốc gia, việc Việt Nam nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi trong tương lai là có thể xem xét.
“Lò phản ứng mô đun nhỏ là lò phản ứng hạt nhân tiên tiến có công suất lên tới 300 MW mỗi tổ máy, bằng khoảng 1/3 công suất phát của các lò phản ứng điện hạt nhân truyền thống”, - theo Bộ Công Thương.
Trong khi đó, lò phản ứng mô đun nhỏ có thể sản xuất một lượng lớn điện có hàm lượng carbon thấp, có thể được kết hợp và tăng hiệu quả của các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, đồng thời giúp các quốc gia giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2022
Vì sao Việt Nam nên phát triển nhà máy điện hạt nhân?
Dự kiến, các lò phản ứng mô đun nhỏ có thời gian xây dựng khá ngắn (khoảng 24-36 tháng), đồng thời có thể được triển khai từng bước để phù hợp với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Bộ Công Thương lưu ý, hiện có 32 quốc gia trên thế giới dùng nguồn năng lượng hạt nhân để phát điện, tạo ra khoảng 9,1% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.
Hiện, hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tiếp tục được duy trì và thúc đẩy mạnh mẽ.
Từ năm 2005, sau khi khảo sát, Trung ương chọn triển khai xây dựng hai Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, với tổng công suất 4.000MW. Năm 2009, dự án được Quốc hội thông qua, tổng đầu tư dự kiến ban đầu 200.000 tỷ đồng.
Hai nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận dự kiến khởi công trong năm 2014, sau đó thay đổi thời gian năm 2015. Đến tháng 11/2016, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết dừng chủ trương đầu tư dự án.
Mặc dù vậy, Liên bang Nga hiện vẫn đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu mới công suất 10 MW cũng như hoạt động hợp tác đào tạo nguồn nhân lực về năng lượng nguyên tử cho Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала