Khổ chủ Vạn Thịnh Phát đợi mòn mỏi, bà Trương Mỹ Lan xoay tiền thế nào?

© Ảnh : Cổng TTĐT Bộ Công anBà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2024
Đăng ký
Bà Trương Mỹ Lan muốn khắc phục thiệt hại cho gần 36.000 trái chủ, theo luật sư xác nhận.
Giai đoạn 2 của vụ án, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu, rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỷ USD.

Bà Trương Mỹ Lan xoay sở tiền trả cho khổ chủ Vạn Thịnh Phát thế nào?

Ngày 18/9, một luật sư tham gia bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan trong cả hai giai đoạn vụ án Vạn Thịnh Phát xác nhận với báo VnExpress rằng, tinh thần và sức khỏe của bà Lan trước phiên xử ngày mai (19/9) “khá tốt”.
Ở giai đoạn 1, như Sputnik đã thông tin, TAND TPHCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Lan mức án tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt bà ta phải chấp hành là tử hình. Tuy vậy, bà Lan kháng cáo.
Сòng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2024
Vạch thêm tội bà Trương Mỹ Lan
Đáng chú ý, mặc dù đang mang bản án tử hình (án sơ thẩm) về các sai phạm tại Vạn Thịnh Phát-SCB, tuy nhiên, luật sư khẳng định, bà Lan tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tìm mọi phương cách để khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát.
Bước sang giai đoạn hai của vụ án, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Bà Lan bị cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.869 tỷ đồng của 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2018 đến năm 2020, Trương Mỹ Lan đã cùng đồng phạm sử dụng 4 pháp nhân là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty cổ phần đầu tư Quang Thuận, Công ty CP đầu tư - phát triển Sunny World, và Công ty cổ phần dịch vụ - thương mại TP.HCM để phát hành 25 mã trái phiếu “khống” để chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.
Các bị can dùng thủ đoạn tinh vi trong việc tạo lập trái phiếu của 4 công ty là thành lập công ty "ma" rồi thuê người đứng tên, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu... phục vụ cho các hoạt động tài chính của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thậm chí, bà Trương Mỹ Lan còn giao cấp dưới phân bổ các công ty “ma” cho nhiều nhóm phụ trách, mỗi người quản lý từ 20 - 30 công ty. Có công ty, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sắp xếp từ 8 - 10 tỷ đồng/tháng để chi trả lương cho cá nhân được thuê, tùy vào vị trí.
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2024
3 nhân vật đã chết trong vụ Trương Mỹ Lan bị kê biên tài sản
Tại thời điểm khởi tố vụ án, tập đoàn Vạn Thịnh Phát có 1.470 công ty, trong đó có 46 công ty nước ngoài. Sau khi được thành lập, có 656 công ty "ma" được sử dụng để vay tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Hiện 435 công ty còn dư nợ gốc và lãi, đều thuộc nhóm nợ xấu không có khả năng thu hồi.
Đặc biệt, có 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua Ngân hàng SCB.
Có 50 công ty dùng để tạo lập, phát hành trái phiếu, và hàng trăm công ty được thành lập đứng tên tài sản... theo mục đích của Trương Mỹ Lan.

Đã thu hồi nhiều tài sản

Tại giai đoạn 1 của vụ án, bà Trương Mỹ Lan đề nghị nhiều khoản tiền đã được cơ quan tố tụng thu hồi trong cả giai đoạn một và giai đoạn hai của vụ án có thể được ưu tiên dùng để khắc phục thiệt hại cho các trái chủ.
Tính đến ngày 8/7, gia đình bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp hơn 386 tỷ đồng; bản án sơ thẩm của TAND TP HCM đã buộc các tổ chức, cá nhân nộp lại hoặc hoàn trả cho bà Lan các tài sản, tiền mặt giá trị khoảng 21.000 tỷ đồng.
Cùng với đó là tài sản của bà Lan hoặc có liên quan đến bà Lan bị kê biên, phong tỏa với giá trị quy đổi là hơn 12.300 tỷ đồng.
Bị can Trương Mỹ Lan cũng khai, có khoảng hơn 17.300 tỷ đồng có nguồn gốc từ việc phát hành trái phiếu đã dùng để trả nợ cho 9 tổ chức tín dụng. Cơ quan điều tra đã làm rõ những đơn vị, tổ chức sử dụng số tiền này.
Bà Lan đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng thu hồi số tiền vật chứng trên để trả lại cho các nhà đầu tư.
Như vậy, bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đang nỗ lực thực hiện theo bản án sơ thẩm của TAND TP HCM hồi tháng 4 (giai đoạn một của vụ án, liên quan đến các sai phạm của bà Lan cùng đồng phạm tại SCB và Vạn Thịnh Phát), xác định các tài sản và khoản tiền thu hồi sẽ dùng để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ của bà Lan trong toàn bộ vụ án (bao gồm giai đoạn một và hai), đồng thời sẽ ưu tiên thi hành án cho các bị hại mua trái phiếu.
Bà Trương Mỹ Lan  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2024
FWD Việt Nam khẳng định không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan
Ngoài các tài sản đã thu hồi được trong giai đoạn một, tòa cũng đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) và VKSND Tối cao trong quá trình điều tra giai đoạn hai của vụ án cần tiếp tục làm rõ các tài sản của 5 bị cáo đang trốn truy nã, và bản chất của các giao dịch liên quan đến bà Lan, để thu hồi khắc phục hậu quả của vụ án.
Dự kiến, giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ được xét xử trong 1 tháng. Thời gian bắt đầu xét xử từ ngày 19/9 đến ngày 19/10.
Phiên tòa do bà Nguyễn Thị Hà làm chủ tọa và dự kiến kéo dài trong 30 ngày. Tòa án đã đề nghị 35.824 người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo dõi thông tin về ngày, giờ xét xử vụ án và cập nhật diễn biến vụ án trên trang thông tin điện tử của TAND TPHCM.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала