Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì “Hội nghị Diên Hồng” với lãnh đạo TPHCM

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Đăng ký
Chiều 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM.
Hội nghị được ví như “Hội nghị Diên Hồng” đối thoại gỡ vướng mắc cho TP.HCM để lấy lại vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước.

Nguyên nhân TPHCM tăng trưởng không như mong muốn

Nêu kiến nghị với Trung ương, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 11 đề ra 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Qua rà soát dự kiến có 17 chỉ tiêu sẽ hoàn thành, 5 chỉ tiêu khó hoàn thành.
Về tăng trưởng, năm 2021, TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, GRDP giảm sâu (-4,01%). Nếu tách năm 2021 ra và tính từ năm 2022-2025 thì năm 2022 tăng trưởng đạt 9 đạt 9,26%; năm 2023 đạt 5,81%. Năm 2024 dự kiến đạt ước 2024 đạt 7,5% và phấn đấu năm 2025 đạt 8-8,5%.
Nếu đạt được kết quả này thì giai đoạn 2022-2025, sẽ tiệm cận với chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội đã đề ra.
Chủ tịch Phan Văn Mãi cho hay, qua rà soát, tăng trưởng kinh tế thành phố đã giảm dần trong 5 năm qua và đóng góp của thành phố về GDP, thu ngân sách cũng giảm dần.
“Điều này cho thấy cho thấy những nền tảng cơ bản, những động lực tăng trưởng đã có vấn đề và chúng ta cần nhìn nhận để có giải pháp”, ông thẳng thắn.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ông Phan Văn Mãi cho biết hệ thống hạ tầng đồng bộ cả trong thành phố và kết nối vùng, nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long chưa được đầu tư đúng mức và đang trở thành điểm nghẽn rất lớn cho sự phát triển của thành phố và cho cả vùng.
Thứ hai, TP.HCM là một đô thị đặc biệt nhưng thể chế quản lý và phát triển chưa đáp ứng được, có rất nhiều cản trở và không khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của địa phương và vùng đông Nam Bộ.
Thành phố cho rằng, đây là vấn đề cần tháo gỡ ngay và lâu dài phải làm sao khơi được tiềm năng, lợi thế, sự năng động, sáng tạo của TP.HCM và vùng Đông Nam bộ trong đóng góp cho cả nước.
“Nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài trong thời gian qua chưa được giải quyết; từ đây nguồn lực về vật chất, tài sản của nhà nước, người dân, doanh nghiệp chưa được đưa vào hoạt động kinh tế”, ông Mãi nêu điểm nghẽn về nguồn lực con người, về tinh thần, sự e dè của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà cái này nếu có cơ chế thì sẽ gỡ được.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh, đây là những việc rất cần sự quan tâm, lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trung ương để có thể giải quyết trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ này cũng như nhiệm kỳ sau.
Ông Mãi tin TP.HCM hoàn toàn có cơ sở để tăng trưởng 2 con số từ năm 2030 trở về sau và tiếp tục giữ cương vị đầu tàu, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng của cả nước và chắc chắn sẽ là đại diện trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế của cả nước.
Cần cơ chế đủ mạnh và mong có Luật đô thị đặc biệt
UBND TP.HCM đề đạt với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho phép TP.HCM được rà soát, đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vấn đề tồn đọng để tháo gỡ.
Ví dụ như với vấn đề Thủ Thiêm, nếu tháo gỡ được thì đến năm 2030 sẽ cơ bản đầu tư hoàn thiện cơ bản hạ tầng.
“Cùng đó, với các vụ việc của ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, nếu tháo gỡ được thì sẽ đưa được hàng chục ngàn tỷ đồng đi vào nền kinh tế. Hay dự án chống ngập 10.000 tỷ mà TP đã hoàn thành hơn 90% nhưng vẫn đang gặp vướng, nếu có cách gỡ thì năm sau hoàn thành, tạo ra giá trị đầu tư lớn hơn”, ông Mãi cho biết.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng xin chủ trương cho phép thành phố có cơ chế rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền cơ chế giải quyết, tháo gỡ và giải phóng được nguồn lực kinh tế xã hội lớn này.
“Kính đề nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có chỉ đạo để Ban cán sự Đảng Chính phủ, đảng đoàn Quốc hội xem xét, rà soát sửa Luật với phương châm “1 luật sửa nhiều luật”, có thể sửa từ đây đến cuối năm, hoặc có kỳ họp chuyên đề để nghiên cứu việc này. Nếu sửa sớm sẽ tháo gỡ các vấn đề về quy hoạch đô thị, luật đầu tư công, luật ngân sách… Nếu làm được thì từ đây đến cuối năm sau sẽ tháo gỡ được nhiều vấn đề”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Công an TP.HCM lần thứ 2 nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
Vấn đề sửa luật cũng cần gắn với phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương, cho HĐND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, đặc biệt là sự phối hợp giải quyết các vấn đề của Trung ương và TP.HCM phải nhanh, hiệu quả hơn. Có dự án đề nghị chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư kéo dài thời gian rất nhiều.
Ông kiến nghị các dự án như đầu tư công hay PPP, dự án nhà ở xã hội thương mại nếu tháo gỡ được sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản rất lớn.
Về điểm nghẽn trong thể chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ông Phan Văn Mãi đề cập vụ việc cụ thể là Mercedes liên danh với tổng công ty cơ khí TP.HCM, đến năm 2025 là hết hạn liên danh 30 năm nên xin gia hạn thêm 5 năm nữa. Mỗi năm, doanh nghiệp này đóng ngân sách khoảng 5.700 tỷ đồng.

“Mình có quy định hết thời gian hợp đồng thì thu hồi đất… nên cứ loay hoay cũng hết 5 năm. Đây là vấn đề cần gỡ, nếu gỡ được thì không chỉ thu ngân sách mà dòng tiền cũng chảy được để thúc đẩy kinh tế”, ông dẫn chứng.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng mạnh dạn nêu kiến nghị tiếp tục quan tâm cho TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ là nơi thí điểm các cơ chế đột phá mới một cách đồng bộ, thu hút chủ đầu tư, phát triển công nghiệp, phát triển khoa học công nghệ để trở thành các trung tâm lớn như về tài chính, công nghệ.
TP.HCM và Đông Nam bộ phải có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Ông Mãi dẫn chứng, như Intel đầu tư vào TP.HCM. Nhiều năm trước các thế hệ lãnh đạo đã xin Trung ương hỗ trợ cho nhà đầu tư để thu hút nhưng gần đây không thể thực hiện việc này.

“Phía Intel đặt vấn đề nếu hỗ trợ 20-30% tiền mặt thì sẽ đầu tư vào số tiền lớn nhưng sau quá trình đàm phán chúng ta không có cơ chế thực hiện thì sau đó họ chuyển sang đầu tư vào Ba Lan vì họ có chính sách tốt hơn”, ông Mãi nêu thực tế đáng buồn.

Hoặc như TP.HCM muốn hình thành Trung tâm tài chính quốc tế, khoa học công nghệ thì cần phải có nhà đầu tư chiến lược và cần phải có cơ chế, chính sách vượt trội.
“Đây cũng là nội dung qua tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp và người dân mong mỏi. Người ta nghĩ Nghị quyết 98 sẽ tháo gỡ được hết nhưng không phải như vậy”, ông Mãi phân bua.
Cờ của Việt Nam và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2024
Trung Quốc mong chờ chuyến thăm của ông Tô Lâm
Từ những thực tế này, thành phố cho rằng cần có cơ chế chính sách mạnh hơn, làm sao để huy động được nguồn lực, làm sao để tinh thần năng động, sáng tạo được khơi dậy và TP.HCM và Đông Nam Bộ thực sự là trung tâm kinh tế, là động lực tăng trưởng kinh tế xã hội của cả nước.
Nói thêm, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM đang thực hiện Nghị quyết 131 về chính quyền đô thị, năm 2025 sẽ sơ kết 5 năm thực hiện nhưng đến giờ này những cơ chế chính sách theo Nghị quyết 131 vẫn chưa đủ mạnh để tháo gỡ cho TP. Từ đó, thành phố mong khi tiến hành sơ kết có thể cho phép TP.HCM có nghị quyết mới mạnh hơn để tháo gỡ.
“Về lâu dài, mong Trung ương cho TP nghiên cứu đề xuất nghiên cứu đề xuất Luật đô thị đô thị đặc biệt TP.HCM để có khuôn khổ pháp lý đủ rộng, đủ lớn, đủ mạnh để khơi sức cho TP.HCM”, lãnh đạo TPHCM nêu kiến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала