Tiếng Nga ở miền Trung Việt Nam: Khởi đầu của một xu hướng mới

© Hoàng HoaDự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Đăng ký
Tại miền Trung của Việt Nam hiện nay có thể thấy sự khởi đầu của một xu hướng mới. Nhu cầu lao động biết tiếng Nga đang dần ổn định và ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là việc phổ biến và giảng dạy tiếng Nga ở miền Trung Việt Nam đang trở thành một nhu cầu khách quan. Tiếng Nga ở miền trung Việt Nam ngày càng gắn liền với thị trường việc làm.
Trong khuôn khổ dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”, ngày 4/10, tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã diễn ra các sự kiện giáo dục, văn hóa và phương pháp luận dành cho các chuyên gia Nga ngữ học Việt Nam, cũng như học sinh, sinh viên tiếng Nga của Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế. Chương trình được thực hiện bởi các giảng viên hàng đầu của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva (MGLU), với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Nga (Rossotrudnichestvo).

Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” đến Đà Nẵng

Lễ khai mạc dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” tại Đà Nẵng đã diễn ra trọng thể, ấn tượng và tràn ngập không khí hữu nghị, tươi vui tại Hội trường của Trường Đại học Ngoại ngữ. Gần 300 sinh viên học tiếng Nga cùng các thầy cô tiếng Nga của Đà Nẵng và Huế đã có mặt tại ngày hội tiếng Nga này.

“Dự án đã mang lại không khí rất tích cực, sôi nổi cho sinh viên tiếng Nga của trường, mang tới một luồng không khí mới về các phương pháp giảng dạy mới. Hoạt động này đã thực sự đóng góp tích cực cho việc phổ biến tiếng Nga ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam nói riêng”, - Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiển, trưởng khoa tiếng Nga của Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng chia sẻ cảm xúc với Sputnik.

© Hoàng HoaDự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
“Nhờ dự án này, em đã có cơ hội tuyệt vời tiếp cận tiếng Nga từ người bản ngữ, tiếp cận những tư liệu mới, giúp em mở rộng hiểu biết về tiếng Nga, từ đó em thấy yêu tiếng Nga và nước Nga xinh đẹp hơn”, - Đặng Thị Ánh Vy, sinh viên năm 3, Khoa tiếng Nga, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng nói với Sputnik.

“Thật vui mừng khi thấy không chỉ trình độ chuyên môn cao của các giảng viên dạy tiếng Nga mà còn là không khí tuyệt vời của tình yêu nước Nga và tiếng Nga tại Khoa tiếng Nga được tạo nên nhờ sự giúp đỡ của Trưởng khoa Nguyễn Văn Hiển và các đồng nghiệp trẻ, các sinh viên tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Viễn Đông cũng như các trường đại học Nga khác”, - bà Shokhina Irina Mikhailovna, Trưởng Ban hợp tác quốc tế của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva (MGLU) phát biểu với Sputnik.

Đà Nẵng được tiếp cận chương trình giảng dạy, nâng cao trình độ, tư liệu mới

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” thu hút sự tham gia của các giảng viên dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, giáo viên phổ thông, các giảng viên và các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa Nga, giới phiên dịch, học sinh các trường dạy tiếng Nga và sinh viên tiếng Nga các trường đại học ngôn ngữ tại Việt Nam.
Tại Đà Nẵng, đã tổ chức nhiều bài giảng thuộc nhiều chủ đề khác nhau, các lớp học nâng cao, các giờ phương pháp học và vừa học vừa chơi, cũng như các giờ học sáng tác, các em sinh viên đã có cơ hội thể hiện trình độ đọc tiếng Nga của mình qua cuộc thi đọc thơ và văn xuôi bằng tiếng Nga.
Khai mạc sự kiện “Tiếng Nga tại Việt Nam - Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2024
Multimedia
Khai mạc sự kiện “Tiếng Nga tại Việt Nam - Đối thoại các nền văn hóa”
PGS-TS Huseynova Innara Ali Kyzy, Trưởng đoàn Nga, Phó hiệu trưởng phụ trách Chính sách Thanh niên và Công tác Giáo dục của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva đã nhấn mạnh mục đích chính của dự án của Dự án là phổ biến và quảng bá tiếng Nga tại Việt Nam, tăng sự quan tâm đến nước Nga, văn hóa của đất nước chúng tôi và tiếng Nga.
“Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam. Đối thoại các nền văn hóa” được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Nga (Rossotrudnichestvo). Chúng tôi đã có thể tận mắt thấy tiếng Nga chiếm một vị trí xứng đáng như thế nào trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Tại thành phố Đà Nẵng, việc đào tạo nhân sự nói tiếng Nga được thực hiện ở trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt đáng chú ý là sự liên tục, tính tiếp nối trong việc bố trí nhân sự và giáo dục, cho phép duy trì chất lượng của các chương trình giáo dục và chuẩn bị kịp thời lực lượng những giáo viên dạy tiếng Nga tương lai”, - PGS-TS Huseynova Innara Ali Kyzy, Trưởng đoàn Nga nói với Sputnik.
Trong khuôn khổ thực hiện Dự án ở Đà Nẵng, nhiều bài giảng, cuộc thi, các giờ tập huấn, giờ học sáng tác, đàm thoại – tương tác và các giờ giảng mẫu-nâng cao của các giảng viên của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ quốc gia Moskva mang lại hữu ích không chỉ cho sinh viên và học sinh học tiếng Nga mà còn cho các giáo viên phổ thông, giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếng Nga như một ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy.
“Dự án “Tiếng Nga tại Việt Nam: đối thoại giữa các nền văn hóa” hướng tới việc thu hút số lượng học sinh, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông và sinh viên, người Nga sinh sống tại Việt Nam càng nhiều càng tốt. Đó là lý do tại sao các sự kiện của MGLU được tổ chức không chỉ ở Hà Nội mà còn ở miền Trung, cụ thể là Đà Nẵng. Tại Khoa tiếng Nga của Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng mà từ lâu đã là trung tâm thu hút các nhà Nga ngữ học của khu vực miền Trung, đặc biệt là các nhà Nga ngữ học từ thành phố Huế, nơi trường cũng có giảng dạy tiếng Nga”, - bà Shokhina Irina Mikhailovna, Trưởng Ban hợp tác quốc tế của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva (MGLU) phát biểu với Sputnik.
© Hoàng HoaDự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
“Hôm nay em rất vui vì được tham dự các sự kiện thuộc Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”, trong đó có cuộc thi đọc thơ và văn xuôi. Em rất tiếng tiếng Nga, văn học Nga, văn hóa Nga. Trong tương lai em muốn trở thành giảng viên dạy tiếng Nga”, - Em Hồ Thị Nhàn, sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng, người giành giải cuộc thi đọc thơ và văn xuôi tiếng Nga chia sẻ với Sputnik.

Tiếng Nga ở miền trung Việt Nam ngày càng gắn liền với thị trường việc làm

Tại miền Trung của Việt Nam hiện nay có thể thấy sự khởi đầu của một xu hướng mới. Nhu cầu lao động biết tiếng Nga đang dần ổn định và ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là việc phổ biến và giảng dạy tiếng Nga ở miền Trung Việt Nam đang trở thành một nhu cầu khách quan. Tiếng Nga ở miền trung Việt Nam ngày càng gắn liền với thị trường việc làm.
Hiện nay, có 250 sinh viên tiếng Nga đang theo học tại Khoa tiếng Nga của Đại học Đà Nẵng. Con số này nhiều hơn đáng kể so với số lượng sinh viên khoa tiếng Nga tại các trường đại học ngôn ngữ khác trong nước. Số lượng sinh viên tại khoa tăng lên đòi hỏi việc tăng số lượng giảng viên tiếng Nga.
© Hoàng HoaDự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
“Chúng tôi tin tưởng rằng, trong tương lai gần, tiếng Nga sẽ không chỉ đáp ứng được các nhu cầu của ngành du lịch Việt Nam mà còn cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ quân sự. Nhận thấy triển vọng phát triển tiếng Nga ở Việt Nam, lãnh đạo Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng bắt đầu tiếp nhận những giáo viên mới đã hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Nga vào khoa tiếng Nga, thay thế những giáo viên đã tốt nghiệp thạc sĩ tại Nga nghỉ hưu”, - Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiển, trưởng khoa tiếng Nga của Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng phát biểu với Sputnik.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiển còn chia sẻ, cách đây không lâu Khoa tiếng Nga đã tiếp nhận thêm 11 giảng viên tiếng Nga trẻ. Tháng 10/2024 này, 3 giáo viên trẻ của Khoa sẽ đi học cao học tại Nga. Và theo kế hoạch, mỗi năm Khoa sẽ cử một giáo viên sang Nga học cao học. Những giáo viên dạy tiếng Nga trẻ sẽ tiếp tục truyền thống truyền bá tiếng Nga tại Đà Nẵng trong tương lai. Tuy nhiên, Khoa Ngôn ngữ Nga vẫn đang tích cực tìm kiếm những giáo viên tài năng mới và có kế hoạch gửi họ sang Nga để nâng cao trình độ trong một số lĩnh vực tiếng Nga. Một khó khăn nhất định trong việc tìm giáo viên dạy tiếng Nga mới là không phải tất cả những người biết tiếng Nga đều muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Nga, vì họ thích những công việc được trả lương cao hơn có sử dụng tiếng Nga, những công việc như thế hiện nay khá dễ tìm ở Việt Nam.
© Hoàng HoaDự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”
Nói về triển vọng tiếng Nga ở miền Trung Việt Nam Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh: Việt Nam có những bãi biển tuyệt đẹp, tuyệt vời được người dân Nga và công dân các nước thuộc Liên Xô cũ rất yêu thích. Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tiếng Nga đang tìm được một chỗ đứng xứng đáng trên thị trường lao động miền Trung Việt Nam. Tiếng Nga đang có nhu cầu ở các khu nghỉ dưỡng lớn như Mũi Né, Nha Trang và Hội An. Dựa trên những phân tích trên, phía Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng có những đề xuất như sau:
Quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nga trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy tiếng Nga;
Xây dựng chương trình giảng dạy tiếng Nga mới phù hợp với thị trường việc làm ở Việt Nam và biên soạn bộ tài liệu tiếng Nga phù hợp cho sinh viên Việt Nam;
Hỗ trợ tài chính cho giáo viên dạy tiếng Nga, đặc biệt là các giáo viên trẻ, vì ngoài mức lương khiêm tốn họ không có thêm thu nhập nào khác;
Tạo điều kiện cho các giáo viên tiếng Nga tham gia các hội thảo khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn tại Nga và tìm kiếm những giáo viên tiếng Nga người Nga làm tình nguyện viên.
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” mang ý nghĩa tầm quốc gia vì được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Nga. Hơn nữa, các dự án hợp tác giáo dục, văn hóa Nga-Việt Nam được sự ủng hộ tích cực của lãnh đạo hai nước. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng để giúp hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và thiết kế những mối quan hệ hợp tác cùng có lợi và quan hệ đối tác.
Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Mátxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2024
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” sắp tới Việt Nam
Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” sẽ tiếp tục diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 8 và 9 tháng 10-2024.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала