https://kevesko.vn/20241013/nhung-chu-no-lon-nhat-cua-viet-nam-32357827.html
Những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam
Những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025. 13.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-13T21:39+0700
2024-10-13T21:39+0700
2024-10-13T21:39+0700
việt nam
kinh tế
kinh doanh
chính phủ
ngân sách
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/0c/23545347_0:0:3493:1964_1920x0_80_0_0_10049730ab74ec5d53fe80c31b840b9c.jpg
Trong đó cho biết, nợ nước ngoài ước chiếm khoảng 24% dự nợ Chính phủ của Việt Nam. Chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu á.Tình hình nợ công của Việt NamBáo cáo về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025 của Chính phủ cho biết, cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, dự nợ trong nước tăng lên, nợ nước ngoài của Việt Nam giảm dần.Cụ thể nợ công/GDP ước thực hiện 36 - 37%. Nợ chính phủ 33 - 34%/GDP.Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP 32 - 33%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ 21 - 22%/thu ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia 8 - 9%/kim ngạch xuất khẩu. Mức này vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép là 25%.Về cơ cấu, Chính phủ cho hay, nợ trong nước chiếm khoảng 76% dư nợ Chính phủ, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ.Các khoản nợ được vay chủ yếu từ nguồn trong nước. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của khối công ty bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quỹ đầu tư, công ty tài chính đạt khoảng 62,5% tổng dư nợ còn lại là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư khác.Trong đó, danh mục nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi đã ký có kỳ dài hạn, lãi suất ưu đãi.Tỷ trọng nợ bằng đồng nội tệ chiếm phần lớn trong danh mục nợ Chính phủ Việt Nam, ước khoảng 71,3% đến cuối năm 2023.Các khoản nợ của Việt Nam chủ yếu vẫn là đồng USD (khoảng 12,5%), kế đó là Yên Nhật - JPY (khoảng 8,2%) và EUR (khoảng 4,4%), các đồng tiền khác chiếm khoảng 3,7%.Vay chủ yếu là ODANăm nay, trên cơ sở tổng mức vay của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định, Chính phủ dự kiến huy động vốn vay cả năm 2024 đạt 670.679 tỷ đồng.Trong đó vay cho cân đối ngân sách trung ương là 659.934 tỷ đồng, vay về cho vay lại là 10.745 tỷ đồng.Các khoản này sẽ gồm, vay trong nước dự kiến ở mức 639.399 tỷ đồng (bằng khoảng 95% kế hoạch). Trong đó chủ yếu thông qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 11 năm, lãi suất bình quân 3%/năm, giảm 0,21 điểm phần trăm so với năm 2023.Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài ước đạt 31.280 tỷ đồng. Trong đó vay về cho vay lại ước đạt 10.745 tỷ đồng. Các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ.Đây là các khoản đã ký với kỳ hạn dài, lãi suất thấp (bình quân 1,9%/năm), từ các nhà tài trợ đa phương và song phương. Gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hàn Quốc, AFD (Pháp).Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ trên khoản thu ngân sách là 21-22%.Chính phủ đánh giá, việc quản lý nợ công đã được triển khai thực hiện bám sát nghị quyết của Quốc hội.Việc này đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn nợ công, tổng mức vay, trả nợ của ngân sách, hạn mức bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài trong giới hạn cho phép.Chính phủ đánh giá, việc quản lý nợ công đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.Về xếp hạng tín nhiệm quốc gia, như đã đề cập, tháng 8-2024, S&P, Fitch và Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức khả quan. Cụ thể, S&P, Fitch đánh giá ở mức BB+, tổ chức Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng ổn định.Đặc biệt là nợ Chính phủ của Việt Nam ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% so với mức trung bình BB là 53%).Chiến lược quản lý nợ chủ động giúp làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản của Chính phủ.Vị thế nợ được cải thiện, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn huy động bên ngoài, tỷ trọng nợ bằng ngoại tệ giảm dần giúp giảm rủi ro về tỷ giá.Về hạn chế, Chính phủ cho biết, tiến độ đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ chậm hơn.Chi phí vay nước ngoài hiện đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn các rủi ro về biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ/nội tệ.Giải ngân vốn đầu tư công vốn nước ngoài đạt thấp, ước giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của cả nước đạt 47,29% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn nước ngoài đạt 24,33% kế hoạch.Những hạn chế này có nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để, trong khi yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật trong nước đối với các thỏa thuận vay.Với năm 2025, nợ công của Việt Nam sẽ vào khoảng 36 - 37% GDP (mức trần là 60%GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP), nợ Chính phủ khoảng 34 - 35% GDP (mức trần là 50%GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 33 - 34% GDP (mức trần là 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24%.Qua 2025, dự kiến tổng nhu cầu vay của Chính phủ ở mức 815.238 tỷ dồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024.Trong đó, vay của ngân sách trung ương cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024, còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại.Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ được dự kiến khoảng 468.542 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 361.142 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 107.400 tỷ đồng.Về các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn vốn trong và ngoài nước cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.Năm 2025 được xem là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, năm củng cố các nền tảng phát triển mới để không bị “lỡ nhịp” trong triển khai kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030.Do vậy, 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
https://kevesko.vn/20240927/sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-gan-70-ty-do-va-no-cong-cua-viet-nam-32089433.html
https://kevesko.vn/20240117/cong-cuoc-tra-no-cua-bau-duc--27636688.html
https://kevesko.vn/20231231/no-cong-viet-nam-hon-38-trieu-ty-dong-27399748.html
https://kevesko.vn/20241011/gdp-viet-nam-tang-nhu-ten-lua-cau-chuyen-da-khac-xua-32318411.html
https://kevesko.vn/20241010/kinh-te-ha-noi-sau-70-nam-giai-phong-tu-do-thi-hoang-tan-den-thanh-pho-sang-tao-32300116.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/0c/23545347_181:0:2800:1964_1920x0_80_0_0_faf1b0c29be4b70907a1d947e0a057b8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, kinh doanh, chính phủ, ngân sách, chính trị
việt nam, kinh tế, kinh doanh, chính phủ, ngân sách, chính trị
Trong đó cho biết, nợ nước ngoài ước chiếm khoảng 24% dự nợ Chính phủ của Việt Nam. Chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu á.
Tình hình nợ công của Việt Nam
Báo cáo về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025 của Chính phủ cho biết, cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, dự nợ trong nước tăng lên, nợ nước ngoài của Việt Nam giảm dần.
“Dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định”, báo cáo cho hay.
Cụ thể nợ công/GDP ước thực hiện 36 - 37%. Nợ chính phủ 33 - 34%/
GDP.
Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP 32 - 33%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ 21 - 22%/thu ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia 8 - 9%/kim ngạch xuất khẩu. Mức này vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép là 25%.
Về cơ cấu, Chính phủ cho hay, nợ trong nước chiếm khoảng 76% dư nợ Chính phủ, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ.
Các khoản nợ được vay chủ yếu từ nguồn trong nước. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của khối công ty bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quỹ đầu tư, công ty tài chính đạt khoảng 62,5% tổng dư nợ còn lại là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư khác.
“Nợ nước ngoài ước chiếm khoảng 24% dự nợ Chính phủ, chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á”, Chính phủ cho biết.
Trong đó, danh mục nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi đã ký có kỳ dài hạn, lãi suất ưu đãi.
“Việc trả nợ của Chính phủ năm 2024 được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt” – báo cáo nêu rõ.
Tỷ trọng nợ bằng đồng nội tệ chiếm phần lớn trong danh mục nợ Chính phủ Việt Nam, ước khoảng 71,3% đến cuối năm 2023.
Các khoản nợ của Việt Nam chủ yếu vẫn là đồng USD (khoảng 12,5%), kế đó là Yên Nhật - JPY (khoảng 8,2%) và EUR (khoảng 4,4%), các đồng tiền khác chiếm khoảng 3,7%.
Năm nay, trên cơ sở tổng mức vay của ngân sách trung ương được
Quốc hội quyết định, Chính phủ dự kiến huy động vốn vay cả năm 2024 đạt 670.679 tỷ đồng.
Trong đó vay cho cân đối ngân sách trung ương là 659.934 tỷ đồng, vay về cho vay lại là 10.745 tỷ đồng.
Các khoản này sẽ gồm, vay trong nước dự kiến ở mức 639.399 tỷ đồng (bằng khoảng 95% kế hoạch). Trong đó chủ yếu thông qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 11 năm, lãi suất bình quân 3%/năm, giảm 0,21 điểm phần trăm so với năm 2023.
Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài ước đạt 31.280 tỷ đồng. Trong đó vay về cho vay lại ước đạt 10.745 tỷ đồng. Các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ.
Đây là các khoản đã ký với kỳ hạn dài, lãi suất thấp (bình quân 1,9%/năm), từ các nhà tài trợ đa phương và song phương. Gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hàn Quốc, AFD (Pháp).
31 Tháng Mười Hai 2023, 18:49
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ trên khoản thu ngân sách là 21-22%.
Chính phủ đánh giá, việc quản lý nợ công đã được triển khai thực hiện bám sát nghị quyết của Quốc hội.
Việc này đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn nợ công, tổng mức vay, trả nợ của
ngân sách, hạn mức bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài trong giới hạn cho phép.
Chính phủ đánh giá, việc quản lý nợ công đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
“Cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực. Nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục được quản lý chặt chẽ, tỷ trọng giảm, từ mức 3,8% GDP năm 2021 xuống còn ở mức khoảng 2-3% GDP năm 2024”, báo cáo thể hiện.
Về xếp hạng tín nhiệm quốc gia, như đã đề cập, tháng 8-2024, S&P, Fitch và Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức khả quan. Cụ thể, S&P, Fitch đánh giá ở mức BB+, tổ chức Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng ổn định.
Đặc biệt là nợ Chính phủ của Việt Nam ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% so với mức trung bình BB là 53%).
Chiến lược quản lý nợ chủ động giúp làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản của Chính phủ.
Vị thế nợ được cải thiện, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn huy động bên ngoài, tỷ trọng nợ bằng ngoại tệ giảm dần giúp giảm rủi ro về tỷ giá.
Về hạn chế, Chính phủ cho biết, tiến độ đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ chậm hơn.
Chi phí vay nước ngoài hiện đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn các rủi ro về biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ/nội tệ.
Giải ngân vốn đầu tư công vốn nước ngoài đạt thấp, ước giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của cả nước đạt 47,29% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn nước ngoài đạt 24,33% kế hoạch.
Những hạn chế này có nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để, trong khi yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật trong nước đối với các thỏa thuận vay.
Với năm 2025, nợ công của Việt Nam sẽ vào khoảng 36 - 37% GDP (mức trần là 60%GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP), nợ Chính phủ khoảng 34 - 35% GDP (mức trần là 50%GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 33 - 34% GDP (mức trần là 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24%.
Qua 2025, dự kiến tổng nhu cầu vay của Chính phủ ở mức 815.238 tỷ dồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024.
Trong đó, vay của ngân sách trung ương cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024, còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ được dự kiến khoảng 468.542 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 361.142 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 107.400 tỷ đồng.
Về các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn vốn trong và ngoài nước cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.
Năm 2025 được xem là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của
Đảng, năm củng cố các nền tảng phát triển mới để không bị “lỡ nhịp” trong triển khai kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030.
Do vậy, 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.