Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc lại lời của Lenin khi kêu gọi chống lãng phí

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp về quy hoạch nhân sự Trung ương Đại hội XIV của Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp về quy hoạch nhân sự Trung ương Đại hội XIV của Đảng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2024
Đăng ký
Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”, trong đó chỉ rõ các dạng thức lãng phí hiện nay, đồng thời đưa ra các giải pháp trọng tâm để phòng tránh.
Trong bài viết, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam nhắc lại hai câu nói của V.I.Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khẳng định để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất định phải quyết tâm “phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Những dạng thức lãng phí đang nổi lên gay gắt

Trước hết, một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc đến bao gồm:
Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới, từ đó dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi các thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt.
Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước còn có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm. Ngoài ra, còn do chất lượng, năng suất lao động thấp.
Электрические лампочки  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Các nhà khoa học Nga tìm ra cách phân hủy chất thải độc hại bằng bóng đèn LED thông dụng
Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm.
Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.
Ngoài những nguyên nhân gây lãng phí kể trên, còn có nguyên nhân do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường chỉ gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo.
Bên cạnh đó, chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội hiện nay, theo Tổng Bí thư, vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí

Trong bài viết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tận tình chỉ rõ 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí sau đây:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.
Bãi rác ở Việt Nam, Đà Lạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Đất Việt thân thương không nên thành bãi rác
Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cả khu vực công lẫn khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phải có các cam kết, kế hoạch về tiết kiệm, chống lãng phí; có sự lãnh đạo, chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ hai, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; có cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực. Trong đó, trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí.
Không khí Giáng sinh 2023 ngập tràn đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Biến bãi rác Nam Sơn thành điểm "check-in"
Tổng Bí thư lưu ý, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.
Đồng thời, thương xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng lưu ý cân cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu.
Cùng với đó, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa.
Song song đó, tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.
Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long lúc hoàng hôn ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2024
Vịnh Hạ Long ngập rác
Giải pháp thứ tư mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra là xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; làm sao để đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Triển khai các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Kết thúc bài viết, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam nhắc lại câu nói của V.I. Lênin:
“Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải “tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”.
“Để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала