Việt Nam làm gì để tiếp tục “nổi bật hơn so với các đối thủ”?

© Fotolia / violetkaipaKinh tế thế giới
Kinh tế thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2024
Đăng ký
Việt Nam đang làm rất tốt việc thu hút FDI. Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam nên giữ vững sự cởi mở với đầu tư nước ngoài để tiếp tục "nổi bật hơn so với các đối thủ".
Cùng với đó, Việt Nam không nên quá lo lắng nếu thỉnh thoảng một số dự án lớn chọn nước khác.

Lý do Việt Nam tăng trưởng cao hơn nhiều nước trong khu vực

Phát biểu tại hội thảo "Market Outlook 2024", ngày 15/10, ông Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC, nêu nhận định đáng chú ý về kinh tế Việt Nam.
Như Sputnik đã thông tin, trong công bố mới đây, HSBC vừa nâng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay lên mức 7% từ mức 6,5% nhờ kết quả tốt hơn kỳ vọng trong quý 3.
HSBC là đơn vị lạc quan nhất trong các tổ chức quốc tế khi nhìn nhận về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2024
Hyosung dự định rót vào Việt Nam 8 tỷ USD
“Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng vốn FDI chảy vào, trong đó nổi bật là vốn ngoại từ Trung Quốc”, Frederic Neumann cho hay.
Cần nhớ rằng, nhu cầu đa dạng hóa nơi sản xuất, giảm tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thời gian qua và chi phí nhân công của Trung Quốc tăng cao đã thúc đẩy vốn ngoại dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Về tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam có thể đạt 7%, mức cao nhất Đông Nam Á, theo Neumann, là do Việt Nam cởi mở với thu hút vốn ngoại. Chuyên gia đánh giá, FDI có vai trò tích cực.
“Việt Nam đã làm rất tốt trong việc thu hút nguồn lực này”, theo Neumann, đây là lý do tại sao Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ASEAN năm nay và tiếp tục đà tăng trưởng này vào 2025.
Báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, 9 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 25 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2023. Vốn thực hiện ước trên 17,3 tỷ USD, tăng xấp xỉ 9%.
Đại diện HSBC cho rằng, Việt Nam nên giữ vững sự cởi mở với đầu tư nước ngoài để tiếp tục "nổi bật hơn so với các đối thủ".
Nhà phân tích lý giải, một số quốc gia có thể ưu đãi rất nhiều tiền, nhưng điều đó không có nghĩa họ chiến thắng trong cuộc đua. Ngoài có nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có thể hấp dẫn bằng lao động, kết nối điện và hạ tầng logistics tốt hơn.
Đường phố Hà Nội ngay trước chuyến thăm của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2024
Kinh tế Hà Nội sau 70 năm Giải phóng: từ đô thị hoang tàn đến thành phố sáng tạo
Tuy nhiên, nền kinh tế nhận được nhiều vốn FDI hơn mức có thể hấp thụ, khiến hệ thống hạ tầng chịu nhiều áp lực, cần cải thiện.
Dẫn chứng kinh nghiệm Trung Quốc, chuyên gia chỉ rõ, đất nước tỷ dân bắt đầu chuyển sang mô hình tăng trưởng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng khoảng 20-25 năm trước.
Nhờ cải thiện tốt, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thu hút tốt FDI nhiều năm qua, đến khi đạt được trình độ mà giờ đây có thể giảm phụ thuộc vào hoạt động này.
Ngoài mạng lưới giao thông, nhiều loại cơ sở hạ tầng khác cũng quan trọng như nước, điện và viễn thông. Việt Nam đang ở thời điểm cần thực hiện bước tương tự.
Dù vậy, theo Neumann, bài học từ các dự án của Trung Quốc là cần có các biện pháp kiểm soát tài chính tốt hơn.

Chọn lọc FDI

Chuyên gia kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam không nên quá lo lắng nếu thỉnh thoảng một số dự án lớn chọn nước khác.
“Việt Nam nên chú tâm lĩnh vực cần tập trung ưu đãi, thu hút”, ông lưu ý.
Sàn giao dịch chứng khoán. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Ở Trung Quốc nói điều bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Trong khu vực, Thái Lan thu hút nhiều vốn Trung Quốc nhất khu vực nhưng thiên về xe điện do nền kinh tế này phụ thuộc nhiều vào ngành sản xuất xe hơi.
Bangladesh chủ yếu tập trung vào may mặc, Indonesia nhận FDI liên quan nhiều đến khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ấn Độ đón dòng vốn FDI nhằm phục vụ chính thị trường tỷ dân của họ, trong khi các nhà đầu tư đến Việt Nam để làm hàng xuất khẩu.
“Một trong những lợi thế lớn của Việt Nam là tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), là ngôi sao sáng và điểm đến cho nhà đầu tư có nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất, bao gồm cả trong lĩnh vực chip bán dẫn, linh kiện điện tử”, ông nói.
Đối thủ được xem là có thể cạnh tranh trực diện với Việt Nam trong thu hút FDI là Malaysia, nơi cũng đang hút vốn ngành điện tử, bán dẫn.
Ngoài các lĩnh vực ưu tiên, chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần giới hạn những dự án gây ô nhiễm để đảm bảo rằng những nhà đầu tư vào đất nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nhất định, dù vậy, cũng không nên khắt khe quá mức vì thế giới đang cạnh tranh rất khốc liệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала