Việt Nam: “Chuẩn bị tốt nhất nhân sự”

© Ảnh : TTXVN - Trần Huy HùngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự Hội nghị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2024
Đăng ký
Sáng 20/10, tại hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, đại hội đảng bộ các cấp tập trung chuẩn bị tốt nhất nhân sự, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách các nhân sự được quy hoạch, bảo đảm lựa chọn ra được cán bộ có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hội nghị được kết nối với 14.934 điểm cầu, với hơn 1,2 triệu triệu đảng viên tham gia.
Tại Hội nghị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng trình bày tham luận chuyên đề “Những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam”.
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2024
Việt Nam đã có nhân sự, ai sẽ là Chủ tịch nước?
Trong đó nhấn mạnh việc phải tổng kết, đánh giá, nhìn nhận lại 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới để làm sâu sắc, làm rõ hơn tiến trình Đổi mới với những thành tựu.
“Và đặc biệt là Đảng rút ra bài học để lãnh đạo, chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong những năm cuối trước khi chúng ta bước vào kỷ nguyên lịch sử như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu, đó là chúng ta sẽ bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, theo Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng.
Đối với dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, Trung ương cơ bản nhất trí đánh giá tổng quát thành tựu, các bài học được đúc kết sau 40 năm đổi mới; những định hướng mục tiêu cụ thể tiếp tục đổi mới từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhất trí với các quan điểm chỉ đạo tiếp tục đổi mới. Trung ương cũng đã thảo luận và cơ bản nhất trí với một số định hướng về nhiệm vụ, giải pháp.
Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIV của Đảng có nội dung mới là không tổng kết một nhiệm kỳ mà gắn với nhiều nhiệm kỳ, kế thừa kết quả của nhiều nhiệm kỳ, và đưa ra định hướng không phải chỉ trong vòng Chiến lược kinh tế xã hội 10 năm, mà còn đưa ra tầm nhìn đến năm 2045.
“Đây là một điểm rất mới”, theo ông Thắng, lần này, Báo cáo Chính trị ở Đại hội XIV sẽ có rất nhiều điểm mới bao gồm chủ đề, cấu trúc xây dựng Báo cáo, và đặc biệt là thông điệp rõ, ngắn gọn trong từng nội dung của định hướng chiến lược.
Các đại biểu dự bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười, khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2024
Tiêu chuẩn quan trọng với các lãnh đạo chủ chốt khoá 14 của Việt Nam
Bên cạnh đó còn có những nội dung mà trước đây nếu như Văn kiện Đại hội XIII chỉ đề cập một câu, nay dành hẳn một vấn đề, đó là hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nhanh bền vững đất nước.

Việt Nam có dư địa để làm đường sắt tốc độ cao

Về phát triển kinh tế đất nước, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, chúng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện.
“Cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; chỉ số phát triển con người được cải thiện; chỉ số hạnh phúc năm 2024 tăng 11 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo nền tảng cho giai đoạn sau phát triển cao hơn”, Thủ tướng báo cáo.
Giai đoạn 2026-2030, Trung ương Đảng nhất trí với chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 7-7,5%; giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5-8,5%/năm.
Về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Thủ tướng cho biết Trung ương cho rằng đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để chúng ta phát triển hạ tầng, tạo ra không gian phát triển mới, tạo ra giá trị gia tăng, đi lại thuận lợi cho người dân, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế...
Bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2024
Việt Nam chưa sửa Điều lệ Đảng tại Đại hội 14
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, đáp ứng nhu cầu vận tải; cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu; xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành Dự án; phát triển công nghiệp, nhân lực đường sắt để làm chủ công tác vận hành, bảo trì và từng bước làm chủ sản xuất các thiết bị, phương tiện; ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt...
Thủ tướng tin tưởng: “Việt Nam có dư địa để làm đường sắt tốc độ cao” bởi 10 năm trước, khi chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao được đưa ra bàn thảo, Việt Nam còn nhiều khó khăn. Khi đó, GDP Việt Nam mới đạt hơn 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 1.600 USD. Năm 2023, GDP Việt Nam đã đạt 430 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.284 USD.
Theo đó, đường sắt tốc độ cao sẽ dùng nguồn lực trung ương, địa phương, nguồn đi vay, phát hành trái phiếu, hợp tác công tư.

“Chúng ta có đủ điều kiện để làm và phải quyết tâm làm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Ông lấy ví dụ thế giới đã phát triển đường sắt cao tốc rất nhanh. Riêng Trung Quốc hiện đã có 47.000 km đường sắt cao tốc và mỗi năm xây thêm được 3.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2024
Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau, hai nước ký 10 văn kiện
Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao và đây là công trình mang tính biểu tượng của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Với tham luận “Những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII; một số nội dung cơ bản về sửa đổi Quy chế bầu cử trong Đảng; về tổng kết công tác nhân sự Đại hội XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho rằng, Đại hội XIV của Đảng có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".

“Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu rất cao trong công tác cán bộ; đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm hơn nữa, chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, dày công xây dựng và sáng suốt lựa chọn, bầu được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV”, ông Lê Minh Hưng khẳng định.

Đột phá về thể chế

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, với thế và lực đã tích lũy được, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đã hội tụ đủ điều kiện và đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2024
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X
Theo đồng chí Tô Lâm, trước hết cần thống nhất trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, hoàn thành mọi mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Chính phủ, người đứng đầu bộ ngành, địa phương thực sự quyết tâm để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; đạt các chỉ tiêu, nhất là GDP.
Cùng với đó, tập trung triển khai ngay một số đột phá đã được Trung ương thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội 14.
Với đột phá về thể chế, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu lan tỏa mạnh mẽ tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Các bộ ngành tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định với tinh thần tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, cải cách triệt để thủ tục hành chính, mở rộng không gian phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Các địa phương đánh giá thấu đáo khả năng tự chủ để đề xuất cụ thể việc phân cấp, phân quyền, bảo đảm đáp ứng cao nhất yêu cầu của thực tiễn phát triển.
Ngay sau hội nghị này, các cấp có kế hoạch cụ thể, tập trung thực hiện. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia; các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, trí lực, chuẩn bị nhân lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt.
Những mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cần tập trung hoàn thành, trước hết là giao thông, năng lượng, hạ tầng số.
Từ kinh nghiệm thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3, đồng chí Tô Lâm yêu cầu các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm cần đẩy nhanh, đảm bảo tiến độ trong mọi tình huống, "tốt nhất là rút ngắn tiến độ".
“Các đơn vị triển khai chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sớm nhất, hiệu quả nhất”, người đứng đầu Đảng, Nhà nước chỉ đạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm 15 đại sứ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2024
Trao quyết định bổ nhiệm 16 Đại sứ Việt Nam tại các nước

Chuẩn bị tốt nhất nhân sự

Công tác tổ chức cán bộ cũng cần có những quyết sách đổi mới mạnh mẽ, trọng tâm là tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội.
“Bộ máy, tổ chức các cơ quan đảng cần tinh gọn, thực sự là hạt nhân trí tuệ, "bộ tổng tham mưu", đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu cần đủ năng lực, uy tín”, Tổng Bí thư lưu ý.
Để chuẩn bị đại hội đảng bộ tiến tới Đại hội 14 của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu mỗi địa phương cần xác định rõ giải pháp xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa gắn với con người xã hội chủ nghĩa ở từng địa phương. Hải Phòng, Đà Nẵng đi đầu để rút kinh nghiệm, nhân rộng ra cả nước.
Những vấn đề mới từ thực tiễn đang nổi lên cần các cấp ủy đóng góp ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội, như: Quản trị quốc gia và quản trị địa phương; nâng cao năng lực tự lực, tự cường; quan hệ giữa tư duy quản lý và phát triển; cách thức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hiệu quả, chống lãng phí; đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật.
Đại hội đảng bộ các cấp tập trung chuẩn bị tốt nhất nhân sự, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách đối với các đồng chí là nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, bảo đảm lựa chọn ra được cấp ủy, nhất là người đứng đầu có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, có năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trên từng lĩnh vực, địa bàn.
“Công việc trước mắt rất bộn bề, khẩn trương, thời gian từ nay đến hết nhiệm kỳ đại hội XIII của Đảng không còn nhiều, còn nhiều mục tiêu phải phấn đấu về đích, trong khi chuẩn bị các công việc cho Đại hội XIV là rất hệ trọng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc nhở.
Tuy vậy, người đứng đầu Đảng, Nhà nước tin tưởng, sau Hội nghị, với những tư duy, nhận thức mới đã thấu suốt, với khí thế, quyết tâm cao, thống nhất về tư tưởng và hành động, sẽ khơi thông mọi nguồn lực, huy động cao nhất sức người, sức của, tiếp tục tạo dựng những nền tảng mới cho sự phát triển đột phá của đất nước trong những năm tiếp theo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала