Quyết tâm của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnThủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2024
Đăng ký
Việt Nam đặt mục tiêu tăng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) cho năm 2025, để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP và phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD.
Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi thách thức là cơ hội để chúng ta trưởng thành, khẳng định sức mạnh và bản lĩnh của con người Việt Nam.

Kinh tế vượt dự báo

Sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2024, kế hoạch năm 2025, trong đó cho thấy nhiều quyết tâm của Chính phủ.
Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt là việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%. Nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt.
“Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao”, - Thủ tướng nói.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88% (trong bối cảnh tăng lương với mức cao từ 1.7). Thu hút FDI là điểm sáng, vốn thực hiện đạt 17,3 tỉ USD, tăng 8,9%, cao nhất nhiều năm qua, trong khi đầu tư toàn cầu sụt giảm.
Công ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
FDI toàn cầu giảm, vốn chảy vào Việt Nam tăng mạnh: Điều gì đang xảy ra?
Đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Đặc biệt đã hoàn thành Dự án 500 kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên sau hơn 6 tháng thi công thần tốc và tích cực triển khai nhiều dự án, công trình điện trọng điểm; hoàn thành một số đoạn đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài lên 2.021 km, đưa vào khai thác thêm 109 km đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - QL46B nhờ tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương".
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Về hàng không, đẩy nhanh tiến độ thi công rút ngắn thời gian hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Về đường sắt, đưa vào vận hành đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội, tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc.

Đưa quy mô nền kinh tế vươn lên xếp hạng 31-33 thế giới vào năm 2025

Về năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7%, phấn đấu cao hơn 7-7,5%, đưa quy mô nền kinh tế vươn lên xếp hạng 31-33 thế giới, tăng 1-3 bậc so với hiện tại.
GDP bình quân đầu người dự kiến khoảng 4.900 USD, tăng hơn khoảng 5% so với năm 2024 (khoảng 4.679 USD một người một năm).
Đối với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người năm nay chưa đạt, khi thấp hơn 53-56 USD so với mục tiêu (4.700-4.730 USD một người một năm), Chính phủ lưu ý, thực tế, nếu tăng trưởng kinh tế năm nay trên 7%, mục tiêu này sẽ đạt được, tức 15/15 chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Việt Nam ưu tiên tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng), thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Tập trung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Giải ngân vốn đầu tư công - vốn là điểm nghẽn lâu nay thì theo Thủ tướng, sẽ được đẩy nhanh từ đầu năm, nhất là tại các dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Cảnh TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2024
GDP Việt Nam “tăng như tên lửa”: Câu chuyện đã khác xưa
Về năng lượng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển điện lực, năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới, như hydrogen. Quy hoạch điện VIII sẽ được thực hiện hiệu quả.
“Dứt khoát không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng”, - Thủ tướng cam kết.
Về hạ tầng, Chính phủ đặt mục tiêu đưa vào khai thác dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài và hoàn thành các hạng mục chính của sân bay quốc tế Long Thành. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nguồn cung nguyên liệu và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cũng như hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc.

Dân khó mua nhà vì giá bất động sản bị đẩy lên cao

Về hạn chế, Thủ tướng báo cáo, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là từ các yếu tố bên ngoài như lạm phát, tỷ giá. Tín dụng tăng trưởng chưa cao; áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn lớn. Sản xuất kinh doanh còn khó khăn, khi 9 tháng có 163.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 21,5%
Sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Xuất siêu còn phụ thuộc vào khu vực FDI. Nợ xấu có xu hướng tăng.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tới cuối tháng 8 là 4,7%, nếu không gồm 5 ngân hàng kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ này ở mức 1,99%. Lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn cao, khoảng 237.500 tỷ đồng, riêng quý cuối năm chiếm hơn 32% (76.900 tỷ).
Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng lưu ý, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu cao và việc xử lý các ngân hàng yếu kém chậm.
Sàn giao dịch chứng khoán. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2024
Dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
“Tỷ giá có giai đoạn biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp”, - báo cáo thẩm tra có lưu ý đến việc xuất siêu cò phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI, tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện.
Rủi ro an ninh mạng đối với hệ thống tài chính Việt Nam trở nên thường trực và hiện hữu với hậu quả khó lường. Thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể song vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Về bất động sản, Quốc hội nhìn nhận, thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao. Việc này khiến người dân có nhu cầu thực về nhà ở khó tiếp cận mua nhà.
Giá đất nền tại các quận nội thành và ven đô Hà Nội đã có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, nhất là ở các huyện có thông tin lên quận. Tình trạng "bỏ cọc" sau khi trúng đấu giá tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở.
Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ. Trong khi đó người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt khả năng chi trả thực tế.
Tốc độ giải ngân 9 tháng rất thấp, gần 47,3% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ 2023 (51,4%). Quốc hội cho hay, có 13 bộ, cơ quan trung ương và 40 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức bình quân cả nước. Nhưng vẫn có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương giải ngân dưới mức này.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tóm tắt tờ trình - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2024
Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP
Báo cáo thẩm tra đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, nhất là lý do chủ quan để có giải pháp khắc phục tình trạng này. Bởi, cùng một hệ thống pháp luật, kết quả thực tế các cơ quan, địa phương lại khác nhau.

Chống tham nhũng

Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Chính phủ quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn công năm nay tối thiểu 95% kế hoạch, qua giải quyết dứt điểm khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thúc tiến độ ở những nơi còn chậm.
Đặc biệt, rà soát, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia. Thể chế, thủ tục hành chính sẽ được cải thiện mạnh mẽ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Để đạt mục tiêu GDP 7% năm nay và mức tương đương vào 2025, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá.
Cùng với đó, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả, đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.
Cần có giải pháp đặc biệt để khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp ở các địa phương chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Chịu "tác động kép", liệu kinh tế việt Nam có kịp tăng tốc, bứt phá?
Quốc hội lưu ý: “Cần xử lý dứt điểm vướng mắc về đất đai, ngăn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản và khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu hoặc cầu có nhưng không có khả năng thanh toán”.
Ông cũng đề nghị Chính phủ tăng giải pháp kích thích tiêu dùng, mở rộng cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước và đa dạng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn chuỗi khu vực, toàn cầu.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đang đứng trước thời điểm rất quan trọng để bứt phá thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2024, năm 2025 và cả giai đoạn 2021 - 2025. Phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc.
“Mỗi thách thức là cơ hội để chúng ta trưởng thành, khẳng định sức mạnh và bản lĩnh của con người Việt Nam. Hãy thắp lên ngọn lửa quyết tâm mãnh liệt, cùng nhau tiến bước để xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước. Những nỗ lực không ngừng nghỉ hôm nay sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng ngày mai, vì thế hệ tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала