https://kevesko.vn/20241029/phat-hien-moi-lop-vo-phu-trai-dat-tach-lam-doi-32630707.html
Phát hiện mới: Lớp vỏ phủ Trái đất tách làm đôi
Phát hiện mới: Lớp vỏ phủ Trái đất tách làm đôi
Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Australia từ Đại học Curtin cùng với các đồng nghiệp Trung Quốc từ phòng thí nghiệm Lão Sơn ở Thanh Đảo đã đi đến kết luận rằng lớp vỏ phủ... 29.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-29T05:40+0700
2024-10-29T05:40+0700
2024-10-29T13:54+0700
trái đất
khoa học
thế giới
thiên nhiên
https://cdn.img.kevesko.vn/img/10/77/107751_0:73:1000:636_1920x0_80_0_0_c0da6eec87b610458b402e6024f4d926.jpg
Công trình nghiên cứu với phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience (NatGeo).Theo ý kiến của các chuyên gia, lớp vỏ bao gồm các khu vực Châu Phi và Thái Bình Dương. Miền châu Phi kéo dài từ bờ biển phía đông châu Á và Australia qua châu Âu, châu Phi và Đại Tây Dương. Miền Thái Bình Dương, như tên gọi của nó, bao trùm Thái Bình Dương. Các miền ngăn cách bởi rạn nứt Vành đai lửa Thái Bình Dương.Lớp vỏ dưới miền Châu Phi chứa đầy các đồng vị của nhiều nguyên tố, tập hợp chúng đa dạng hơn nhiều so với miền Thái Bình Dương, các nhà khoa học lưu ý.Theo lời các tác giả của công trình nghiên cứu, bức tranh này phản ánh hai chu kỳ sau chót của siêu lục địa. Siêu lục địa Rodinia hình thành khoảng 1,2 tỷ năm trước và tan rã khoảng 750 triệu năm trước đây. Sau đó, khoảng 335 triệu năm về trước, siêu lục địa Pangea hình thành nhưng cũng không còn tồn tại cách đây 200 triệu năm.Sau khi Pangea vỡ ra, nhiều nguyên tố và đồng vị của chúng được bảo tồn ở cả lớp sâu và lớp nông của vỏ. Chúng rơi vào đó trong quá trình hút chìm, khi mảng thạch quyển này bò lên mảng thạch quyển khác.Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hơn các tiến trình kết nối lớp vỏ và bề mặt. Nguyên nhân sự tan vỡ của các siêu lục địa vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng được cho là có liên quan đến sự trào dâng của vật liệu lớp phủ nóng từ các lòng sâu của phần lớp vỏ, được gọi là "cụm" lớp vỏ.Hiểu biết về các tiến trình trình này có thể giúp các nhà địa chất xác định nơi có tiềm năng tập trung vật liệu hữu ích, cụ thể là các nguyên tố đất hiếm.
https://kevesko.vn/20241004/nha-khoa-hoc-cho-biet-khi-nao-cuoc-tham-hiem-sao-hoa-bat-dau-32197343.html
trái đất
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/10/77/107751_32:0:984:714_1920x0_80_0_0_f6bf5c410fc80902c167ca606a66b8fa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trái đất, khoa học, thế giới, thiên nhiên
trái đất, khoa học, thế giới, thiên nhiên
Phát hiện mới: Lớp vỏ phủ Trái đất tách làm đôi
05:40 29.10.2024 (Đã cập nhật: 13:54 29.10.2024) Các nhà khoa học Australia từ Đại học Curtin cùng với các đồng nghiệp Trung Quốc từ phòng thí nghiệm Lão Sơn ở Thanh Đảo đã đi đến kết luận rằng lớp vỏ phủ Trái đất được chia thành hai phần. Tiến trình này phản ánh sự hình thành và hủy diệt của siêu lục địa Pangea.
Công trình nghiên cứu với phát hiện mới đã được công bố trên
tạp chí khoa học Nature Geoscience (NatGeo).
Theo ý kiến của các chuyên gia, lớp vỏ bao gồm các khu vực Châu Phi và Thái Bình Dương. Miền châu Phi kéo dài từ bờ biển phía đông châu Á và Australia qua châu Âu, châu Phi và Đại Tây Dương. Miền Thái Bình Dương, như tên gọi của nó, bao trùm Thái Bình Dương. Các miền ngăn cách bởi rạn nứt Vành đai lửa
Thái Bình Dương.
Lớp vỏ dưới miền
Châu Phi chứa đầy các đồng vị của nhiều nguyên tố, tập hợp chúng đa dạng hơn nhiều so với miền Thái Bình Dương, các nhà khoa học lưu ý.
Theo lời các tác giả của công trình nghiên cứu, bức tranh này phản ánh hai chu kỳ sau chót của siêu lục địa. Siêu lục địa Rodinia hình thành khoảng 1,2 tỷ năm trước và tan rã khoảng 750 triệu năm trước đây. Sau đó, khoảng 335 triệu năm về trước, siêu lục địa Pangea hình thành nhưng cũng không còn tồn tại cách đây 200 triệu năm.
Sau khi Pangea vỡ ra, nhiều nguyên tố và đồng vị của chúng được bảo tồn ở cả lớp sâu và lớp nông của vỏ. Chúng rơi vào đó trong quá trình hút chìm, khi mảng thạch quyển này bò lên mảng thạch quyển khác.
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hơn các tiến trình kết nối lớp vỏ và bề mặt. Nguyên nhân sự tan vỡ của các siêu lục địa vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng được cho là có liên quan đến sự trào dâng của vật liệu lớp phủ nóng từ các lòng sâu của phần lớp vỏ, được gọi là "cụm" lớp vỏ.
Hiểu biết về các tiến trình trình này có thể giúp các nhà địa chất xác định nơi có tiềm năng tập trung vật liệu hữu ích, cụ thể là các nguyên tố đất hiếm.