Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động đến kinh tế Đông Nam Á như thế nào?

© Depositphotos.com / Vietnam_imagesThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2024
Đăng ký
Bất kể ai thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 thì khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với tình hình kinh tế phức tạp và khó khăn.
Trong khi ông Trump và bà Harris khép lại chiến dịch tranh cử đầy biến động, mọi con mắt đang đổ dồn vào cuộc bầu cử để xem liệu cựu Tổng thống và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump có trở lại Nhà Trắng hay không. Người cản đường ông là Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng viên tổng thống chính thức của Đảng Dân chủ. Còn có ba ứng cử viên khác cho chức vụ cao nhất trong nước, nhưng họ thuộc các đảng nhỏ hoặc độc lập và do đó khó có thể chiếm vị trí nổi bật theo kết quả bầu cử.
Đã có nhiều cuộc thăm dò, nghiên cứu và bình luận về việc ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Suy cho cùng, vị tổng tư lệnh tiếp theo của Mỹ sẽ có tác động nhất định đến nền kinh tế thế giới, bao gồm cả ở Đông Nam Á, vốn đang chịu ảnh hưởng bởi bất ổn, lãi suất cao và chiến tranh trên hai mặt trận.
Bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2024
Hoa Kỳ bắt đầu bầu cử Tổng thống

Kết quả bầu cử Mỹ có thể tác động đến kinh tế Đông Nam Á như thế nào?

Trong số hai ứng cử viên, ông Trump được biết đến nhiều hơn. Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình bắt đầu từ 8 năm trước, ông Donald Trump đã tìm cách phá vỡ cơ chế thương mại đa phương do toàn cầu hóa đem lại. Mọi người vẫn đang nhìn thấy hậu quả của các chính sách này, đặc biệt thái độ hung hăng và hiếu chiến của ông đối với Trung Quốc. Kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang trên quỹ đạo tách rời khỏi nhau, và chính ông Trump đã khởi động quá trình này trong suốt 4 năm ông ở Phòng Bầu dục. Nếu đắc cử, ông Trump có thể sử dụng nhiệm kỳ của mình để bôi trơn những bánh xe đó bằng cách theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”.

Kế hoạch áp thuế của ông Trump

Ông Trump đã đe dọa sẽ áp đặt một loạt thuế quan cao, như đánh thuế nhập khẩu 60% đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc và 20% đối với hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ các nước khác. Hồi tháng 9, ông cũng đe dọa sẽ đánh thuế 100% đối với hàng hóa sản xuất tại Mexico.
Trước hết phải nói rằng, các nước Đông Nam Á, phần lớn là các nền kinh tế hướng đến xuất khẩu, sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuất khẩu sang Mỹ thấp hơn do mối đe dọa áp thuế 20% của ông Trump. Con số này thật sự rất lớn vì trong năm nay, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 15%) của Đông Nam Á. Bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong lượng hàng xuất khẩu do áp thuế đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của khu vực.
Tất nhiên, có nhiều khả năng ông Trump, nếu đắc cử, sẽ từ bỏ kế hoạch thuế quan của mình. Tuy nhiên, ông rất bận tâm về vấn đề thâm hụt thương mại và việc điều chỉnh những mất cân bằng đó là chìa khóa cho lời hứa tạo ra nhiều việc làm hơn cho người Mỹ. Vì vậy, sẽ là rất bất ngờ nếu ông Donald Trump không thực hiện các bước để giảm thâm hụt gần 200 tỷ USD của Mỹ với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam và Thái Lan có thặng dư thương mại lần lượt là 105 tỷ USD và 41 tỷ USD với Hoa Kỳ. Malaysia và Indonesia cũng có thặng dư song phương lớn.
Donald Trump và Kamala Harris tại cuộc tranh luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2024
Donald Trump “đấu” Kamala Harris: Ai thắng sẽ có lợi cho Việt Nam?
Ngoài ra, ông Trump cũng có thể sẽ bổ sung cho cơ chế thuế quan cao của mình bằng việc phá bỏ thêm các hiệp định thương mại đa phương bởi ông thích các thỏa thuận song phương hơn do tính hiệu quả hơn trong việc giải quyết thâm hụt thương mại với từng quốc gia. Ông đã đe dọa sẽ rút khỏi Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) – một sáng kiến của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Do đó, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ đứng trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế quan cao.
Các nước Đông Nam Á có thể gặp trở ngại gấp đôi do kế hoạch áp thuế của ông Trump. Một mặt, một số nền kinh tế trong khu vực sẽ được hưởng lợi từ việc Mỹ tách rời khỏi Trung Quốc, khi họ trở thành đối tượng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty đang tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Đồng thời, sự giám sát ngày càng tăng có nghĩa là các nước Đông Nam Á có khoản đầu tư lớn của Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ cao, có thể bị ảnh hưởng.
Những động thái như vậy có thể làm suy yếu hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế ở Đông Nam Á và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của các nền kinh tế khu vực đang tìm cách hướng tới sản xuất có giá trị gia tăng cao, trong đó Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ một chính sách như vậy. Ví dụ, Thái Lan đang nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất xe điện thông qua các khoản đầu tư lớn và chuyển giao công nghệ từ các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Nhưng, sau khi ông Trump nói rõ rằng ông coi thị trường xe điện của Mỹ là lĩnh vực chiến lược cần được bảo vệ, quá trình chuyển đổi của Thái Lan có thể bị cản trở bởi vì có sự đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc vào ngành này.
Donald Trump và Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2024
Donald Trump vs Kamala Harris: Bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

Áp lực lạm phát

Môi trường thuế quan cao của ông Donald Trump cũng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Khi giá hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng, bao gồm cả từ Đông Nam Á, điều này sẽ gây áp lực lên các nhà sản xuất và đối tượng phải gánh chịu một phần sẽ là người tiêu dùng.
Chính sách nhập cư nghiêm ngặt của ông Trump có thể làm tăng thêm chi phí. Ông đã đe dọa hạn chế và đảo ngược sự phụ thuộc của Mỹ vào người nhập cư và lao động nước ngoài, các biện pháp này có thể tạo ra một thị trường lao động thắt chặt. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng lương khiến cho chi phí kinh doanh và giá cả tăng theo.
Nếu các chính sách của ông Trump có tác dụng không mong muốn là giữ giá ở mức cao, điều đó có thể ngừng cắt giảm lãi suất ở Mỹ. Vào tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5% và gợi ý rằng họ có thể cắt giảm nhiều hơn vào năm tới khi nhận thấy lạm phát đang chậm lại. Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên trong 4 năm này là một sự kiện đáng ăn mừng vì nó hứa hẹn sẽ thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trên toàn thế giới, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á.
Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2024
Hoa Kỳ: Hơn 78 triệu người Mỹ bỏ phiếu sớm bầu cử Tổng thống
Tuy nhiên, FED có thể xem xét lại quyết định của mình và giữ nguyên lãi suất ở mức này trong thời gian dài hơn, hoặc thậm chí tăng lãi suất nếu chính sách của ông Trump khiến giá cả lại có chiều hướng tăng cao.

Chính sach của bà Harris có gì khác biệt so với chính sách của ông Trump?

Có quan điểm chung cho rằng nếu bà Kamala Harris đắc cử thì sẽ tốt hơn nhiều cho nền kinh tế thế giới so với ông Donald Trump.
Vấn đề tạo ra và bảo vệ việc làm cho người Mỹ hiện đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng nhằm đáp lại quan điểm cho rằng Trung Quốc đang cướp việc làm ngành sản xuất của người Mỹ.
Trong khi ông Trump sẽ giải quyết vấn đề này theo cách trực tiếp hơn, mang tính đối đầu thông qua thuế quan, bà Harris có thể sẽ sử dụng các tiêu chuẩn về lao động và các quy định về môi trường để đối đầu với Trung Quốc. Điều này có thể gây ít hậu quả hơn đối với Đông Nam Á, ngay cả khi khu vực này vẫn nằm dưới sự giám sát của Mỹ dưới thời chính quyền Harris.
Tòa nhà Quốc hội ở Washington DC, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2024
Điều gì có thể là “bất ngờ tháng 10” trước cuộc bầu cử năm 2024?
Mặc dù trước đây bà Harris đã phản đối các hiệp định thương mại như Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhưng nay có khả năng bà sẽ tiếp tục cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden trong việc mở rộng thương mại với khu vực. Đối với các hiệp định thương mại như IPEF, bà Harris có thể yêu cầu thực thi mạnh mẽ hơn các tiêu chuẩn về môi trường và lao động, khiến các cuộc đàm phán về thỏa thuận trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á không đạt được các tiêu chuẩn này.
Nhìn chung, cách tiếp cận của bà Harris đối với thương mại vẫn sẽ tích cực. Mặc dù có rất ít dấu hiệu cho thấy bà sẽ thúc đẩy bất kỳ thỏa thuận thương mại toàn diện nào, nhưng bà sẽ ít tập trung vào việc điều chỉnh mất cân bằng thương mại hơn ông Trump. Có khả năng, bà Harris sẽ theo đuổi các thỏa thuận thương mại song phương hoặc theo ngành có mục tiêu phù hợp với các ưu tiên chiến lược của Mỹ như công nghệ xanh và nền kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt là AI và an ninh mạng, và điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á.
Mặt khác, bà Harris đã đóng vai trò quan trọng trong việc chính quyền Biden thực thi những chính sách công nghiệp sâu rộng bằng cách thông qua Đạo luật CHIPS và Đạo luật Giảm lạm phát (IRA). Nếu bà Harris tiếp tục tập trung vào việc đưa các ngành công nghiệp Mỹ về nước, FDI của Mỹ vào Đông Nam Á có thể bị sụt giảm nếu các công ty của Mỹ phân bổ các khoản đầu tư về trong nước và rút ngắn chuỗi cung ứng.
Bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2024
Đại diện BNG Việt Nam bình luận về bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Cho dù ông Donald Trump hay bà Kamala Harris thắng thế, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi ngày càng tăng sang chính sách “Nước Mỹ trên hết” phù hợp với nhu cầu chiến lược của Washington. Mặc dù những chính sách này có thể tạo ra một số cơ hội cho các nền kinh tế Đông Nam Á, khu vực này có thể phải chuẩn bị cho một mối quan hệ kinh tế phức tạp hơn với Mỹ trong 4 năm tới, và có thể lâu hơn nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала