https://kevesko.vn/20241105/gia-dien-2-thanh-phan-duoc-tinh-the-nao--32745629.html
Giá điện 2 thành phần được tính thế nào?
Giá điện 2 thành phần được tính thế nào?
Sputnik Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công Thương về giá điện 2 thành phần (gồm giá công suất và giá điện năng). Bộ Công Thương sẽ xem xét xây... 05.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-05T10:31+0700
2024-11-05T10:31+0700
2024-11-05T10:31+0700
evn
việt nam
điện
giá
giá điện
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1e/22120244_0:179:1280:899_1920x0_80_0_0_c7e902b235ec4fd3907d76e2949e8350.jpg
Theo đề án, EVN đề xuất phương án cơ sở là hệ thống giá thuần túy phản ánh chi phí cung cấp điện, có xét tới đặc điểm tiêu dùng điện của các nhóm khách hàng. Theo đó, phân loại theo nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt; khách hàng sinh hoạt có sản lượng tới 2.000 KWh/tháng; khách hàng có sản lượng trên 2.000 KWh/tháng. Phân loại theo cấp điện áp gồm 4 cấp: siêu cao cáp, cao áp, trung áp và hạ áp.Với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt, EVN đề xuất chung một biểu giá điện 2 thành phần theo dạng giá công suất (đồng/KWh) và giá điện năng cao thấp điểm (đồng/KWh). Đây là ba nhóm gồm sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong hệ thống giá hiện hành.Với khách hàng sinh hoạt có quy mô, sản lượng tiêu dùng lớn hơn 2.000 KWh/tháng, giống như khách hàng ngoài sinh hoạt nhưng tiêu dùng ở cấp điện áp hạ áp. Thống kê cho thấy nhóm này lên tới 56.000 khách hàng, việc trang bị hệ thống đo đếm hai thành phần là chưa thể thực hiện được ở giai đoạn trước mắt. Vì vậy, giai đoạn đầu chưa đề xuất áp dụng mà có thể xem xét phương án giá 2 thành phần theo cách thức áp dụng với hộ có sản lượng dưới 2.000 KWh/tháng, tức thu giá cố định theo gói và giá điện năng không đổi.Với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu dùng thấp (dưới 2.000 KWh/tháng), biểu giá sinh hoạt 2 thành phần sẽ bao gồm giá cố định theo quy mô tiêu dùng và giá điện năng đồng giá (mức 1.598 đồng/KWh). Do đông, nhóm khách hàng tiêu dùng dưới 50 KWh/tháng vẫn đang được hưởng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Vì vậy, quy mô tiêu dùng để tính giá cố định đang được xây dựng theo dạng bậc thang hiện hành.Về lộ trình, theo EVN, đơn vị tư vấn đưa ra hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thử nghiệm "trên dữ liệu thời gian thực" nhưng vẫn dùng biểu giá bán lẻ hiện hành để tính hóa đơn tiền điện, thực hiện hết năm 2024. Kết quả tính toán này sẽ dùng để so sánh, đánh giá và có điều chỉnh phù hợp hoàn thiện biểu giá. Cũng trong giai đoạn này, các văn bản pháp lý sẽ được chuẩn bị nhằm sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi - áp dụng chính thức giá hai thành phần.Sau giai đoạn này, đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng giá hai thành phần thí điểm cho khách hàng sản xuất lớn trong tập khách hàng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), theo Nghị định 80/2024. Tức là, việc thí điểm được đề xuất cho khoảng 7.000 khách hàng có lượng tiêu thụ điện trung bình từ 200.000 kWh mỗi tháng. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.EVN cho rằng việc lựa chọn nhóm khách hàng thuộc cơ chế DPPA để thí điểm là "thận trọng, có thể xem xét trong giai đoạn hiện nay".Tuy vậy, theo EVN, trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu chưa nên thanh toán theo biểu giá hai thành phần cho các khách hàng tham gia, thay vào đó vẫn trả tiền như biểu giá hiện hành. "Việc áp dụng, thanh toán chính thức khi đủ các văn bản pháp lý hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, theo EVN.Đơn vị tư vấn đề xuất thời điểm thí điểm từ 1/1/2025, nhưng EVN cho rằng việc chốt thời gian thực hiện, đối tượng áp dụng cơ chế giá này cần được Thủ tướng, Bộ Công Thương hướng dẫn. Cùng với đó, việc thay đổi cơ chế tính giá điện cần được xem xét kỹ lưỡng, có lộ trình phù hợp.Thực tế, cải cách cơ chế giá bán lẻ điện cần được xem xét trong thời điểm Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường phát điện, bán buôn, bán lẻ điện. Song, việc áp dụng giá hai thành phần sẽ tác động đến các nhóm khách hàng, các hộ sử dụng điện do số tiền phải thanh toán của khách hàng có thể tăng hoặc giảm so với cơ chế hiện nay.
https://kevesko.vn/20241101/chuyen-gia-viet-nam-du-suc-lam-dien-hat-nhan-32690330.html
https://kevesko.vn/20241028/bat-ngo-viet-nam-quyet-dinh-co-cau-lai-evn-32600253.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1e/22120244_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_f2030a406f3cd24272fc6022f761e213.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
evn, việt nam, điện, giá, giá điện, xã hội
evn, việt nam, điện, giá, giá điện, xã hội
Giá điện 2 thành phần được tính thế nào?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công Thương về giá điện 2 thành phần (gồm giá công suất và giá điện năng). Bộ Công Thương sẽ xem xét xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện và đối tượng áp dụng.
Theo đề án, EVN đề xuất phương án cơ sở là hệ thống giá thuần túy phản ánh chi phí cung cấp điện, có xét tới đặc điểm tiêu dùng điện của các nhóm khách hàng.
Theo đó, phân loại theo nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt; khách hàng sinh hoạt có sản lượng tới 2.000 KWh/tháng; khách hàng có sản lượng trên 2.000 KWh/tháng. Phân loại theo cấp điện áp gồm 4 cấp: siêu cao cáp, cao áp, trung áp và hạ áp.
Với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt,
EVN đề xuất chung một biểu giá điện 2 thành phần theo dạng giá công suất (đồng/KWh) và giá điện năng cao thấp điểm (đồng/KWh). Đây là ba nhóm gồm sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong hệ thống giá hiện hành.
1 Tháng Mười Một 2024, 00:22
Với khách hàng sinh hoạt có quy mô, sản lượng tiêu dùng lớn hơn 2.000 KWh/tháng, giống như khách hàng ngoài sinh hoạt nhưng tiêu dùng ở cấp điện áp hạ áp. Thống kê cho thấy nhóm này lên tới 56.000 khách hàng, việc trang bị hệ thống đo đếm hai thành phần là chưa thể thực hiện được ở giai đoạn trước mắt. Vì vậy, giai đoạn đầu chưa đề xuất áp dụng mà có thể xem xét phương án giá 2 thành phần theo cách thức áp dụng với hộ có sản lượng dưới 2.000 KWh/tháng, tức thu giá cố định theo gói và giá điện năng không đổi.
Với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu dùng thấp (dưới 2.000 KWh/tháng), biểu giá sinh hoạt 2 thành phần sẽ bao gồm giá cố định theo quy mô tiêu dùng và giá điện năng đồng giá (mức 1.598 đồng/KWh). Do đông, nhóm
khách hàng tiêu dùng dưới 50 KWh/tháng vẫn đang được hưởng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Vì vậy, quy mô tiêu dùng để tính giá cố định đang được xây dựng theo dạng bậc thang hiện hành.
Về lộ trình, theo EVN, đơn vị tư vấn đưa ra hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thử nghiệm "trên dữ liệu thời gian thực" nhưng vẫn dùng biểu giá bán lẻ hiện hành để tính hóa đơn tiền điện, thực hiện hết năm 2024. Kết quả tính toán này sẽ dùng để so sánh, đánh giá và có điều chỉnh phù hợp hoàn thiện biểu giá. Cũng trong giai đoạn này, các văn bản pháp lý sẽ được chuẩn bị nhằm sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi - áp dụng chính thức giá hai thành phần.
Sau giai đoạn này, đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng giá hai thành phần thí điểm cho khách hàng sản xuất lớn trong tập khách hàng tham gia cơ chế
mua bán điện trực tiếp (DPPA), theo Nghị định 80/2024. Tức là, việc thí điểm được đề xuất cho khoảng 7.000 khách hàng có lượng tiêu thụ điện trung bình từ 200.000 kWh mỗi tháng. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.
EVN cho rằng việc lựa chọn nhóm khách hàng thuộc cơ chế DPPA để thí điểm là "thận trọng, có thể xem xét trong giai đoạn hiện nay".
28 Tháng Mười 2024, 03:37
Tuy vậy, theo EVN, trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu chưa nên thanh toán theo biểu giá hai thành phần cho các khách hàng tham gia, thay vào đó vẫn trả tiền như biểu giá hiện hành. "Việc áp dụng, thanh toán chính thức khi đủ các văn bản pháp lý hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, theo EVN.
Đơn vị tư vấn đề xuất thời điểm thí điểm từ 1/1/2025, nhưng EVN cho rằng việc chốt thời gian thực hiện, đối tượng áp dụng cơ chế giá này cần được Thủ tướng,
Bộ Công Thương hướng dẫn. Cùng với đó, việc thay đổi cơ chế tính giá điện cần được xem xét kỹ lưỡng, có lộ trình phù hợp.
Thực tế, cải cách cơ chế giá bán lẻ điện cần được xem xét trong thời điểm Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường phát điện, bán buôn, bán lẻ điện. Song, việc áp dụng giá hai thành phần sẽ tác động đến các nhóm khách hàng, các hộ sử dụng điện do số tiền phải thanh toán của khách hàng có thể tăng hoặc giảm so với cơ chế hiện nay.
"Điều này sẽ tạo ra phản ứng trái chiều trong dư luận, dễ bị các đối tượng lợi dụng khi không nắm được bản chất sự việc. Do đó, cần phải truyền thông để tạo đồng thuận", EVN cho biết.