https://kevesko.vn/20241101/chuyen-gia-viet-nam-du-suc-lam-dien-hat-nhan-32690330.html
Chuyên gia: Việt Nam đủ sức làm điện hạt nhân
Chuyên gia: Việt Nam đủ sức làm điện hạt nhân
Sputnik Việt Nam
Nhấn mạnh đây là thời điểm hợp lý để khởi động lại điện hạt nhân, chuyên gia cho biết, Việt Nam đang có vị thế, tiềm lực tốt hơn, có thể chủ động được nguồn... 01.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-01T00:22+0700
2024-11-01T00:22+0700
2024-11-01T15:10+0700
việt nam
nhà máy điện hạt nhân
năng lượng hạt nhân
lĩnh vực hạt nhân
thông tin
nga
thế giới
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
công nghệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/16/13856491_0:104:2000:1229_1920x0_80_0_0_471dd0642e7d877b1b1495f311f1a730.jpg
Nếu Việt Nam phát triển thành công điện hạt nhân thì không những bảo đảm nguồn cung điện, an ninh năng lượng quốc gia, mà còn góp phần đưa khoa học công nghệ, công nghiệp của đất nước phát triển lên tầm cao mới.‘Thời điểm phù hợp’Như Sputnik trước đó đã đưa tin, hôm 21/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).Tại dự thảo, điểm đáng chú ý về phát triển điện hạt nhân là Nhà nước sẽ độc quyền trong đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải...Trong đó, các chính sách phát triển điện hạt nhân gồm: quy hoạch phát triển điện hạt nhân sẽ đồng bộ với quy hoạch phát triển điện bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện. Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do Nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành.Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để bảo đảm an toàn cao nhất.Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tùy thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù.Theo PGS.TS. Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phân tích trên báo điện tử Đại biểu Nhân dân của Văn phòng Quốc hội, Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cấm thử hạt nhân toàn diện và cũng đã ký Hiệp ước Thanh sát, Nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).Do đó, Chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Vì vậy, công trình nhà máy điện hạt nhân chỉ thuần túy chỉ có ý nghĩa về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, không khác gì các công trình năng lượng khác ngoài các yêu cầu về an toàn, an ninh hạt nhân để bảo đảm an toàn cho con người và môi trường.Nếu Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân thì không thể huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, làm tăng gánh nặng đầu tư công khi phát triển điện hạt nhân trong khi nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế.Kinh nghiệm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) trong đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Liên bang Nga. Điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ không phải lo về tài chính cũng như quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng - những vấn đề mà các nước còn đang có nhiều ý kiến tranh cãi khi phát triển điện hạt nhân.Đánh giá về việc tái khởi động lại các dự án điện hạt nhân tại Việt Nam, TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, người từng tham gia lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 – đánh giá “thời điểm này rất hợp lý”.Đủ tiềm lực, vị thế làm điện hạt nhânNói với báo Tiền Phong, vị chuyên gia chia sẻ, Việt Nam đặt mục tiêu khởi động dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận năm 2010 nhưng đến năm 2016 phải dừng lại, chủ yếu do vấn đề tài chính.Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác, cả thế giới đang tập trung giải quyết vấn đề carbon, điện sạch. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã quay lại phát triển điện hạt nhân và xem đây là xu hướng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn điện sạch, tin cậy và ổn định, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.Việt Nam đặt mục tiêu net zero vào năm 2050 và đang có vị thế, tiềm lực tốt hơn, có thể chủ động được nguồn lực cùng với nhiều phương án để huy động vốn nếu quyết tâm làm điện hạt nhân.Viện trưởng Trần Chí Thành phân tích, chi phí đầu tư cho điện hạt nhân thường cao hơn so với những nguồn năng lượng khác như điện than hoặc khí.Tuy nhiên về dài hạn, chi phí vận hành sẽ thấp hơn, trong khi cho hiệu suất năng lượng cao hơn. Đặc biệt, điện hạt nhân có thể hoạt động ổn định và cung cấp điện liên tục, lâu dài cho hệ thống điện quốc gia.Trên thế giới, bình quân suất đầu tư điện hạt nhân hiện dao động ở mức 5.000 USD/kW.Song, thời gian gần đây cho thấy nếu quản lý dự án tốt (đúng tiến độ) và mức độ tham gia của các công ty trong nước vào dự án, nội địa hoá được thiết bị với tỷ lệ cao, giá thành đầu tư sẽ giảm xuống. Chẳng hạn, với Nga, Hàn Quốc hay Trung Quốc, mức đầu tư cho điện hạt nhân chỉ khoảng 3.000-3.500 USD/kW.Theo ông Thành, doanh nghiệp trong nước hiện đã có thể tham gia thực hiện một số hạng mục như xây dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế nhân công rẻ…Ông Thành dẫn chứng, như tập đoàn PVN, trước đây từ phụ thuộc công nghệ nước ngoài, nhưng giờ có thể tự chủ thiết kế và lắp đặt được những giàn khoan tự nâng 90-120m nước.Chuẩn bị nhân lựcVề quá trình chuẩn bị, Viện trưởng Trần Chí Thành nhấn mạnh, điện hạt nhân là lĩnh vực khó và đa ngành, đòi hỏi trình độ khoa học, kỹ thuật cao.Từ thiết kế đến kỹ thuật, công nghệ, hay xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa công trình kết nối, vận hành, cũng như xây dựng hạ tầng pháp quy hạt nhân đều cần đến những chuyên gia xuất sắc. Việc nghiên cứu để nắm rõ công nghệ, an toàn hạt nhân là nhiệm vụ khó, đòi hỏi thời gian dài mới có năng lực tốt và chuyên gia giỏi.Hiện Việt Nam vẫn đang thiếu nhân sự trong lĩnh vực này nhưng không phải không có gì. Trước đây, Chính phủ đã xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân bằng cách đào tạo tại các trường đại học trong nước, hoặc gửi người đi học ở các nước tiên tiến.Thời điểm đó, có hàng trăm cán bộ, sinh viên được đào tạo chuyên ngành dài hạn ở Nga, cũng như được tập huấn ngắn hạn ở Nhật Bản, Pháp, Hungary nhằm chuẩn bị đội ngũ chuyên môn bước đầu đủ về số lượng để có thể tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành nhà máy. Riêng Nhật Bản đã bắt đầu đào tạo cho EVN đội ngũ cán bộ khung của nhà máy Ninh Thuận số 2.Nhiều người trong số đó vẫn được đào tạo tiếp để trở thành các cán bộ đủ năng lực tham gia trực tiếp vào công tác xây dựng và vận hành hai nhà máy đầu tiên ở Ninh Thuận (nếu dự án không dừng lại).Theo ông, phải từng bước xây dựng được đội ngũ những người làm pháp quy hạt nhân giỏi về trình độ và có kinh nghiệm thực tế.Những người này có thể gửi đi học, làm việc thực tế tại các nhà máy điện hạt nhân nước ngoài để có hiểu biết sâu sắc về vấn đề an toàn, dự báo được những nguy cơ gì có thể xảy ra, từ đó xây dựng được quy định để luôn đảm bảo an toàn khi các nhà máy điện hạt nhân vận hành.Chọn công nghệ hiện đại hàng đầu thế giớiBất kỳ quốc gia nào, khi bắt tay vào xây dựng điện hạt nhân thì tính an toàn luôn là vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là sau sự cố tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản) vào năm 2011.Viện trưởng Trần Chí Thành cho biết, trên thế giới hiện có 62 nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng, vận hành. Tất cả các nhà máy trên đều đáp ứng các tiêu chí an toàn khắt khe nhất được đưa ra sau vụ Fukushima.Được biết, Việt Nam trước đây đã khẳng định sẽ lựa chọn công nghệ VVER1200 hiện đại nhất thế hệ III+ của Nga cho dự án nhà máy số 1 Ninh Thuận.Dự án số 2 cũng đưa ra 2 ứng viên công nghệ lò áp lực mới nhất thế hệ III+ do Nhật Bản hợp tác với Pháp thiết kế (ATMEA1), hoặc liên danh thương mại với Mỹ (AP1000).Chuyên gia cho biết, điện hạt nhân còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như vật lý hạt nhân, cơ học dòng chảy, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa học, đo lường điều khiển, vật liệu thép, hợp kim…Do đó, Việt Nam phát triển thành công điện hạt nhân không những giải quyết bài toán đáp ứng nhu cầu năng lượng điện tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà còn góp phần đưa khoa học công nghệ, công nghiệp của đất nước lên tầm cao mới.PGS.TS Vương Hữu Tấn bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội xem xét để đưa các chính sách nào thực sự cần thiết vào trong Luật Điện lực (sửa đổi) về phát triển điện hạt nhân, bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia cũng như tháo gỡ khó khăn về đầu tư và thu xếp tài chính cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai ở Việt Nam.
https://kevesko.vn/20241026/trien-vong-moi-trong-lich-trinh-nga-giup-do-viet-nam-ve-nang-luong-hat-nhan-32578254.html
https://kevesko.vn/20241023/bao-gio-viet-nam-tai-khoi-dong-cac-du-an-nha-may-dien-hat-nhan-32529962.html
https://kevesko.vn/20241021/viet-nam-de-xuat-nha-nuoc-doc-quyen-lam-dien-hat-nhan-32491262.html
https://kevesko.vn/20240928/viet-nam-hop-tac-voi-nga-chuan-bi-nhan-luc-phat-trien-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-32096832.html
https://kevesko.vn/20240925/nga-se-giup-viet-nam-xay-trung-tam-nghien-cuu-khoa-hoc-cong-nghe-hat-nhan-32039640.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/16/13856491_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_74027842df33034d7bf8b057a8a13a07.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, thông tin, nga, thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, công nghệ
việt nam, nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, thông tin, nga, thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, công nghệ
Nếu Việt Nam phát triển thành công điện hạt nhân thì không những bảo đảm nguồn cung điện, an ninh năng lượng quốc gia, mà còn góp phần đưa khoa học công nghệ, công nghiệp của đất nước phát triển lên tầm cao mới.
Như Sputnik trước đó đã đưa tin, hôm 21/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tại dự thảo, điểm đáng chú ý về phát triển điện hạt nhân là Nhà nước sẽ độc quyền trong đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án
nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải...
Trong đó, các chính sách phát triển điện hạt nhân gồm: quy hoạch phát triển điện hạt nhân sẽ đồng bộ với quy hoạch phát triển điện bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện. Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do Nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành.
26 Tháng Mười 2024, 06:12
Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để bảo đảm an toàn cao nhất.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tùy thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù.
Theo PGS.TS. Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phân tích trên báo điện tử Đại biểu Nhân dân của Văn phòng Quốc hội, Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến cấm phổ biến
vũ khí hạt nhân, cấm thử hạt nhân toàn diện và cũng đã ký Hiệp ước Thanh sát, Nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Do đó, Chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Vì vậy, công trình nhà máy điện hạt nhân chỉ thuần túy chỉ có ý nghĩa về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, không khác gì các công trình năng lượng khác ngoài các yêu cầu về an toàn, an ninh hạt nhân để bảo đảm an toàn cho con người và môi trường.
Nếu Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân thì không thể huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, làm tăng gánh nặng đầu tư công khi phát triển điện hạt nhân trong khi nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế.
Kinh nghiệm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) trong đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Liên bang Nga. Điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ không phải lo về tài chính cũng như quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng - những vấn đề mà các nước còn đang có nhiều ý kiến tranh cãi khi phát triển điện hạt nhân.
23 Tháng Mười 2024, 20:40
Đánh giá về việc tái khởi động lại các dự án điện hạt nhân tại Việt Nam, TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, người từng tham gia lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 – đánh giá “thời điểm này rất hợp lý”.
Đủ tiềm lực, vị thế làm điện hạt nhân
Nói với báo Tiền Phong, vị chuyên gia chia sẻ, Việt Nam đặt mục tiêu khởi động dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận năm 2010 nhưng đến năm 2016 phải dừng lại, chủ yếu do vấn đề tài chính.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác, cả thế giới đang tập trung giải quyết vấn đề carbon, điện sạch. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã quay lại phát triển điện hạt nhân và xem đây là xu hướng nhằm đảm bảo
cung cấp nguồn điện sạch, tin cậy và ổn định, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Việt Nam đặt mục tiêu net zero vào năm 2050 và đang có vị thế, tiềm lực tốt hơn, có thể chủ động được nguồn lực cùng với nhiều phương án để huy động vốn nếu quyết tâm làm điện hạt nhân.
Viện trưởng Trần Chí Thành phân tích, chi phí đầu tư cho điện hạt nhân thường cao hơn so với những nguồn năng lượng khác như điện than hoặc khí.
Tuy nhiên về dài hạn, chi phí vận hành sẽ thấp hơn, trong khi cho hiệu suất
năng lượng cao hơn. Đặc biệt, điện hạt nhân có thể hoạt động ổn định và cung cấp điện liên tục, lâu dài cho hệ thống điện quốc gia.
Trên thế giới, bình quân suất đầu tư điện hạt nhân hiện dao động ở mức 5.000 USD/kW.
21 Tháng Mười 2024, 19:46
Song, thời gian gần đây cho thấy nếu quản lý dự án tốt (đúng tiến độ) và mức độ tham gia của các công ty trong nước vào dự án, nội địa hoá được thiết bị với tỷ lệ cao, giá thành đầu tư sẽ giảm xuống. Chẳng hạn, với Nga, Hàn Quốc hay Trung Quốc, mức đầu tư cho điện hạt nhân chỉ khoảng 3.000-3.500 USD/kW.
Theo ông Thành,
doanh nghiệp trong nước hiện đã có thể tham gia thực hiện một số hạng mục như xây dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế nhân công rẻ…
Ông Thành dẫn chứng, như tập đoàn PVN, trước đây từ phụ thuộc công nghệ nước ngoài, nhưng giờ có thể tự chủ thiết kế và lắp đặt được những giàn khoan tự nâng 90-120m nước.
“Vấn đề là huy động và sử dụng ra sao các nguồn lực, đặc biệt khi xây dựng dự án cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ, toàn diện, tránh trường hợp kéo dài thời gian khiến dự án đội vốn, bài học này đã xảy ra ở Phần Lan, Pháp, Mỹ...", chuyên gia lưu ý.
Về quá trình chuẩn bị, Viện trưởng Trần Chí Thành nhấn mạnh, điện hạt nhân là lĩnh vực khó và đa ngành, đòi hỏi trình độ khoa học, kỹ thuật cao.
Từ thiết kế đến kỹ thuật, công nghệ, hay xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa công trình kết nối, vận hành, cũng như xây dựng hạ tầng pháp quy hạt nhân đều cần đến những chuyên gia xuất sắc. Việc nghiên cứu để nắm rõ công nghệ, an toàn hạt nhân là nhiệm vụ khó, đòi hỏi thời gian dài mới có năng lực tốt và chuyên gia giỏi.
Hiện Việt Nam vẫn đang thiếu nhân sự trong lĩnh vực này nhưng không phải không có gì. Trước đây, Chính phủ đã
xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân bằng cách đào tạo tại các trường đại học trong nước, hoặc gửi người đi học ở các nước tiên tiến.
Thời điểm đó, có hàng trăm cán bộ, sinh viên được đào tạo chuyên ngành dài hạn ở Nga, cũng như được tập huấn ngắn hạn ở Nhật Bản, Pháp, Hungary nhằm chuẩn bị đội ngũ chuyên môn bước đầu đủ về số lượng để có thể tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành nhà máy. Riêng Nhật Bản đã bắt đầu đào tạo cho EVN đội ngũ cán bộ khung của nhà máy Ninh Thuận số 2.
28 Tháng Chín 2024, 18:31
Nhiều người trong số đó vẫn được đào tạo tiếp để trở thành các cán bộ đủ năng lực tham gia trực tiếp vào công tác xây dựng và vận hành hai nhà máy đầu tiên ở Ninh Thuận (nếu dự án không dừng lại).
“Khi chúng ta khởi động lại dự án cần tập hợp nhân lực đã được đào tạo để tiếp tục đào tạo lại và bổ sung, nâng cao; đào tạo tiếp các cán bộ, đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, phân loại những đối tượng đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Chúng ta cần Ban chỉ đạo của Nhà nước về dự án, có những nhà quản lý giỏi chuyên môn về điện hạt nhân để điều hành”, ông Thành cho biết.
Theo ông, phải từng bước xây dựng được đội ngũ những người làm pháp quy hạt nhân giỏi về trình độ và có kinh nghiệm thực tế.
Những người này có thể gửi đi học, làm việc thực tế tại các nhà máy điện hạt nhân nước ngoài để có hiểu biết sâu sắc về vấn đề an toàn, dự báo được những nguy cơ gì có thể xảy ra, từ đó xây dựng được quy định để luôn đảm bảo an toàn khi các nhà máy điện hạt nhân vận hành.
Chọn công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới
Bất kỳ quốc gia nào, khi bắt tay vào xây dựng điện hạt nhân thì tính an toàn luôn là vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là sau sự cố tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản) vào năm 2011.
Viện trưởng Trần Chí Thành cho biết, trên thế giới hiện có 62 nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng, vận hành. Tất cả các nhà máy trên đều đáp ứng các tiêu chí an toàn khắt khe nhất được đưa ra sau vụ Fukushima.
Được biết, Việt Nam trước đây đã khẳng định sẽ lựa chọn công nghệ VVER1200 hiện đại nhất thế hệ III+ của Nga cho dự án nhà máy số 1 Ninh Thuận.
Dự án số 2 cũng đưa ra 2 ứng viên
công nghệ lò áp lực mới nhất thế hệ III+ do Nhật Bản hợp tác với Pháp thiết kế (ATMEA1), hoặc liên danh thương mại với Mỹ (AP1000).
Chuyên gia cho biết, điện hạt nhân còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như vật lý hạt nhân, cơ học dòng chảy, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa học, đo lường điều khiển, vật liệu thép, hợp kim…
25 Tháng Chín 2024, 15:47
Do đó, Việt Nam phát triển thành công điện hạt nhân không những giải quyết bài toán đáp ứng nhu cầu năng lượng điện tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà còn góp phần đưa khoa học công nghệ, công nghiệp của đất nước lên tầm cao mới.
"Khối lượng công việc của một dự án điện hạt nhân rất lớn, các nhiệm vụ đặt ra trước mắt (sau khi có chủ trương của Đảng và Chính phủ) là rất khó nhưng nếu quyết tâm và có mục tiêu, lộ trình rõ ràng chúng ta sẽ triển khai thực hiện thành công”, chuyên gia nhấn mạnh.
PGS.TS Vương Hữu Tấn bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội xem xét để đưa các chính sách nào thực sự cần thiết vào trong Luật Điện lực (sửa đổi) về phát triển điện hạt nhân, bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia cũng như tháo gỡ khó khăn về đầu tư và thu xếp tài chính cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai ở Việt Nam.