Donald Trump trở lại Nhà Trắng: Một kết quả tất yếu
Donald Trump trở lại Nhà Trắng: Một kết quả tất yếu
Sputnik Việt Nam
“Chính là các sai lầm ở tầm cỡ chiến lược của các tập đoàn tư bản tài chính – ngân hàng mà chính quyền Joe Biden làm đại diện đã dẫn đến sự thành công của... 07.11.2024, Sputnik Việt Nam
Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu tổng thống Hoa Kỳ đã thu được đủ số lượng đại cử tri để tự tin đánh bại Kamala Harris. Chứng khoán Mỹ mở cửa tăng 2-3% sau chiến thắng của Trump tại bầu cử tổng thống Mỹ. Tỷ giá bitcoin đã đạt mức cao nhất lịch sử. Tỷ giá đô la trên thị trường thế giới cập nhật ở mức cao nhất trong 4 tháng qua, “Donald Trump đã khôi phục niềm tin vào đồng tiền Mỹ”, - giới tài chính bình luận. Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện Mỹ, chiếm ưu thế tại Hạ viện…Ngày 17/12/2024, khi kết quả bầu cử chính thức của Đại cử tri đoàn được công bố thì mới biết được chắc chắn kết quả bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 47. Nhưng dù cho kết quả có thể thay đổi thế nào thì với đa số tương đối lớn số phiếu bầu cho Donald Trump thông qua suy đoán từ tỷ số phiếu phổ thông chênh lệch tới hơn 5 triệu phiếu nghiêng về Donald Trump, có thể chắc chắn về việc ông ta sẽ là tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh: Về đối nội, những thành quả mà chính quyền của Donald Trump đạt được sau 4 năm cầm quyền hầu như bị Joe Biden đảo ngược. Trong 4 năm cầm quyền, chính quyền của Donald Trump đã tạo ra thêm hàng triệu công ăn việc làm; kéo vốn đầu tư về trong nước Mỹ để phát triển sản xuất nội địa, lấy đó làm điểm tựa để ngăn chặn làn sóng hàng hóa nhập ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường Mỹ; là chính sách hạn chế nhập cư (chủ yếu là người nghèo đói nhập cư) để tập trung các nguồn lực ổn định an sinh xã hội cho công dân Mỹ; là chính sách hạn chế nâng lãi suất đồng USD để các doanh nghiệp Mỹ trong nước dễ tiếp cận nguồn vốn nhằm phát triển sản xuất nội địa.v.v… Những yếu tố tích cực đó đã bị chính quyền của Joe Biden phá bỏ.Thế nhưng, với hai sai lầm đối ngoại cơ bản nhất là rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và phá động cuộc thập tự chinh chống Nga ở Châu Âu, “bật đèn xanh” cho Israel mạnh tay với người Ả Rập, đồng thời, khuyến khích Hàn Quốc “làm căng” với Triều Tiên, chính quyền của Joe Biden đã tự đẩy mình vào thế kẹt ở tất cả các điểm nóng nói trên. Trong khi nước Mỹ cần có thời gian và tài lực để củng cố lại sau Đại dịch COVID-19 thì việc đổ hàng trăm tỷ USD vào “canh bạc Ukraina” mà thất bại đã hiển hiện đã làm cho đảng Dân chủ Mỹ mất uy tín nghiêm trọng trong con mắt các cử tri Mỹ.Đảng Cộng hòa chiếm đa số cả ở Thượng viện cả ở Hạ viện, thực trạng này sẽ tồn tại không lâuTheo truyền thông Mỹ, Đảng Cộng hòa đã chiếm đa số cả ở Thượng viện cả ở Hạ viện. Theo các chuyên gia Sputnik phỏng vấn, tình trạng như thế này đã từng diễn ra ở đầu nhiệm kỳ của Richard Nixon, của George W. Bush và của Joe Biden. Tuy nhiên, nó sẽ tồn tại không lâu. Giới tư bản tài phiệt Mỹ chỉ cần đến cơ chế một đảng toàn trị khi họ có một mục tiêu chiến lược nào đó. Mục tiêu hiện tại là đưa nước Mỹ thoát khỏi “vũng lầy” Ukraina, thoát khỏi sự “đeo bám” và “vòi vĩnh: của các đồng minh NATO, thoát khỏi nguy cơ suy thoái về kinh tế do duy trì lãi suất cao của đồng USD trong nhiều năm.v.v…Tuy nhiên, như thường thấy trong lịch sử nước Mỹ. Một khi nước Mỹ đã ổn định được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; đã hàn gắn được những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ một cách cơ bản cũng như củng cố lại được vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế thì mô hình phân cực quyền lực lưỡng đảng lại được sử dụng nhằm dung hòa lợi ích của các tập đoàn tư bản tài phiệt cũng như công nghiệp và kỹ nghệ của nước Mỹ.Đảng Cộng hòa sẽ thiên về việc sử dụng “sức mạnh mềm” trong các quan hệ đối ngoạiChuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nói thêm rằng, chính quyền sắp mãn nhiệm của đảng Dân chủ thiên về sử dụng quyền lực cứng, dùng sức mạnh quân sự cũng như bộ máy tình báo gián điệp để thao túng các đối thủ và kiềm tỏa các đồng minh của Mỹ nhằm đạt mục tiêu thống trị toàn cầu. Còn Đảng Cộng hòa thì từ sau những thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Afghanistan núp dưới chiêu bài “chống khủng bố” đã thiên về việc sử dụng “sức mạnh mềm” trong các quan hệ đối ngoại mà chủ yếu là gây sức ép về kinh tế thông qua các hàng rào bảo hộ cũng như gây sức ép về chính trị thông qua các chiêu bài nhân quyền, dân chủ.Tuy nhiên, chừng nào Nga chưa đạt được sự bảo đảm về an ninh tư phía NATO đối với mình cũng như chưa phi phát xít hóa được chính quyền và xã hội Ukraina thì chừng đó, Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chưa thể kết thúc, bất chấp Nhà Trắng và các đồng minh của họ hành xử thế nào đi nữa, muốn mặc cả kiểu gì đi nữa. Lập trường đó của Nga là không hề thay đổi.
Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ở bang Florida
Sputnik Việt Nam
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống mới, ông đã phát biểu trước những người ủng hộ ở bang Florida.
quan điểm-ý kiến, tác giả, joe biden, donald trump, kamala harris, chính trị, thế giới, nato, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga, kiev, nhà trắng, chiến tranh việt nam, nguyễn minh tâm, bầu cử tổng thống hoa kỳ, tổng thống mỹ, tổng thống mỹ, cuộc bầu cử tổng thống, kết quả bầu cử tổng thống mỹ
quan điểm-ý kiến, tác giả, joe biden, donald trump, kamala harris, chính trị, thế giới, nato, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga, kiev, nhà trắng, chiến tranh việt nam, nguyễn minh tâm, bầu cử tổng thống hoa kỳ, tổng thống mỹ, tổng thống mỹ, cuộc bầu cử tổng thống, kết quả bầu cử tổng thống mỹ
Donald Trump trở lại Nhà Trắng: Một kết quả tất yếu
“Chính là các sai lầm ở tầm cỡ chiến lược của các tập đoàn tư bản tài chính – ngân hàng mà chính quyền Joe Biden làm đại diện đã dẫn đến sự thành công của Donald Trump và Đảng Cộng hòa của ông ta. Và dĩ nhiên là điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là một kết quả tất yếu”.
Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu tổng thống Hoa Kỳ đã thu được đủ số lượng đại cử tri để tự tin đánh bại Kamala Harris. Chứng khoán Mỹ mở cửa tăng 2-3% sau chiến thắng của Trump tại bầu cử tổng thống Mỹ. Tỷ giá bitcoin đã đạt mức cao nhất lịch sử. Tỷ giá đô la trên thị trường thế giới cập nhật ở mức cao nhất trong 4 tháng qua, “Donald Trump đã khôi phục niềm tin vào đồng tiền Mỹ”, - giới tài chính bình luận. Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện Mỹ, chiếm ưu thế tại Hạ viện…
Ngày 17/12/2024, khi kết quả bầu cử chính thức của Đại cử tri đoàn được công bố thì mới biết được chắc chắn kết quả bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 47. Nhưng dù cho kết quả có thể thay đổi thế nào thì với đa số tương đối lớn số phiếu bầu cho Donald Trump thông qua suy đoán từ tỷ số phiếu phổ thông chênh lệch tới hơn 5 triệu phiếu nghiêng về Donald Trump, có thể chắc chắn về việc ông ta sẽ là tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
“Sở dĩ Donald Trump có thể bước vào Nhà Trắng lần thứ hai chính là do sai lầm của các đối thủ của ông ta, nói đúng hơn là sai lầm của các nhà tư bản tài chính-ngân hàng đã yểm trợ cho chính quyền của Joe Biden với nhiều nước cờ sai lầm cả về đối nội và đối ngoại”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh: Về đối nội, những thành quả mà chính quyền của Donald Trump đạt được sau 4 năm cầm quyền hầu như bị Joe Biden đảo ngược. Trong 4 năm cầm quyền, chính quyền của Donald Trump đã tạo ra thêm hàng triệu công ăn việc làm; kéo vốn đầu tư về trong nước Mỹ để phát triển sản xuất nội địa, lấy đó làm điểm tựa để ngăn chặn làn sóng hàng hóa nhập ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường Mỹ; là chính sách hạn chế nhập cư (chủ yếu là người nghèo đói nhập cư) để tập trung các nguồn lực ổn định an sinh xã hội cho công dân Mỹ; là chính sách hạn chế nâng lãi suất đồng USD để các doanh nghiệp Mỹ trong nước dễ tiếp cận nguồn vốn nhằm phát triển sản xuất nội địa.v.v… Những yếu tố tích cực đó đã bị chính quyền của Joe Biden phá bỏ.
“Về đối ngoại, chính quyền Donald Trump dựa trên “quyền lực mềm” là sức mạnh kinh tế, củng cố giá trị của đồng USD không phải bằng cách nâng lãi suất mà bằng cách tăng dự trữ vàng, đi đôi với phát triển sản xuất trong nước. Mặc dù vẫn tiếp tục đường lối xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương nhưng chính quyền của Donald Trump vẫn cố gắng giữ được các “đầu cầu chiến lược” ở Tây Bắc Thái Bình Dương (Nhật Bản và Hàn Quốc), ở Nam Á (Afghanistan), ở Tây Phi, ở Nam Mỹ (Colombia, Brazil, Peru).v.v… Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc cũng là nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khi Mỹ buộc các nước NATO Châu Âu phải “tự đứng trên đôi chân của mình”, giảm bớt gánh nặng cho Mỹ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo (Bộ Công An), bình luận với Sputnik.
Thế nhưng, với hai sai lầm đối ngoại cơ bản nhất là rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và phá động cuộc thập tự chinh chống Nga ở Châu Âu, “bật đèn xanh” cho Israel mạnh tay với người Ả Rập, đồng thời, khuyến khích Hàn Quốc “làm căng” với Triều Tiên, chính quyền của Joe Biden đã tự đẩy mình vào thế kẹt ở tất cả các điểm nóng nói trên. Trong khi nước Mỹ cần có thời gian và tài lực để củng cố lại sau Đại dịch COVID-19 thì việc đổ hàng trăm tỷ USD vào “canh bạc Ukraina” mà thất bại đã hiển hiện đã làm cho đảng Dân chủ Mỹ mất uy tín nghiêm trọng trong con mắt các cử tri Mỹ.
“Không phải là hai vụ ám sát hụt đối với Donald Trump hay những nhầm lẫn của Joe Biden là nguyên nhân khiến uy tín của Donald Trump và Đảng Cộng hòa vượt lên mà chính là các sai lầm ở tầm cỡ chiến lược của các tập đoàn tư bản tài chính – ngân hàng mà chính quyền Joe Biden làm đại diện đã dẫn đến sự thành công của Donald Trump và đảng Cộng hòa của ông ta. Và dĩ nhiên là điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là một kết quả tất yếu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm kết luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Đảng Cộng hòa chiếm đa số cả ở Thượng viện cả ở Hạ viện, thực trạng này sẽ tồn tại không lâu
Theo truyền thông Mỹ, Đảng Cộng hòa đã chiếm đa số cả ở Thượng viện cả ở Hạ viện. Theo các chuyên gia Sputnik phỏng vấn, tình trạng như thế này đã từng diễn ra ở đầu nhiệm kỳ của Richard Nixon, của George W. Bush và của Joe Biden. Tuy nhiên, nó sẽ tồn tại không lâu. Giới tư bản tài phiệt Mỹ chỉ cần đến cơ chế một đảng toàn trị khi họ có một mục tiêu chiến lược nào đó. Mục tiêu hiện tại là đưa nước Mỹ thoát khỏi “vũng lầy” Ukraina, thoát khỏi sự “đeo bám” và “vòi vĩnh: của các đồng minh NATO, thoát khỏi nguy cơ suy thoái về kinh tế do duy trì lãi suất cao của đồng USD trong nhiều năm.v.v…
“Đó còn là việc giảm bớt một số trách nhiệm đối với một số bạn bè, đồng minh của Mỹ nhằm củng cố lại sức mạnh của chính nước Mỹ. Nói cách khác, giới tinh hoa của nước Mỹ đã nhận thức được mối đe dọa đến từ chủ nghĩa đa phương và các cực quyền lực mới nổi. Vì vậy, họ cần điều chỉnh các kế hoạch địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế toàn cầu. Và muốn làm được điều đó thì cần có sự thống nhất trong bộ ba quyền lực của nước Mỹ từ Nhà Trắng đến Quốc hội và cả các cơ quan tư pháp”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo (Bộ Công An), bình luận với Sputnik.
Tuy nhiên, như thường thấy trong lịch sử nước Mỹ. Một khi nước Mỹ đã ổn định được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; đã hàn gắn được những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ một cách cơ bản cũng như củng cố lại được vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế thì mô hình phân cực quyền lực lưỡng đảng lại được sử dụng nhằm dung hòa lợi ích của các tập đoàn tư bản tài phiệt cũng như công nghiệp và kỹ nghệ của nước Mỹ.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump đến cùng cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron Trump tại Trung tâm Hội nghị Quận Palm Beach
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump đến cùng cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron Trump tại Trung tâm Hội nghị Quận Palm Beach
Đảng Cộng hòa sẽ thiên về việc sử dụng “sức mạnh mềm” trong các quan hệ đối ngoại
“Chính sách đối ngoại của Mỹ về cơ bản sẽ không thay đổi mục tiêu. Đó là “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đây là điểm chung nhất và chiến lược nhất của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ. Tuy nhiên, về biện pháp thì có sự khác biệt rất lớn”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nói thêm rằng, chính quyền sắp mãn nhiệm của đảng Dân chủ thiên về sử dụng quyền lực cứng, dùng sức mạnh quân sự cũng như bộ máy tình báo gián điệp để thao túng các đối thủ và kiềm tỏa các đồng minh của Mỹ nhằm đạt mục tiêu thống trị toàn cầu. Còn Đảng Cộng hòa thì từ sau những thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Afghanistan núp dưới chiêu bài “chống khủng bố” đã thiên về việc sử dụng “sức mạnh mềm” trong các quan hệ đối ngoại mà chủ yếu là gây sức ép về kinh tế thông qua các hàng rào bảo hộ cũng như gây sức ép về chính trị thông qua các chiêu bài nhân quyền, dân chủ.
“Về vấn đề Afghanistan thì chắc chắn cuộc chiến sẽ kết thúc, Tuy nhiên, cần để ý đến những mục tiêu mà Liên bang Nga đã đề ra khi phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, đó là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraina, là Ukraina phải trung lập và Nga phải được bảo đảm về an ninh, nghĩa là NATO phải lùi bước. Vấn đề trung lập của Ukraina dễ giải quyết nhất. Bởi người Mỹ hoàn toàn có thể “thay ngựa giữa đường” đối với “tổng thống hết thời” ở Kiev”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo (Bộ Công An), phát biểu với Sputnik.
Tuy nhiên, chừng nào Nga chưa đạt được sự bảo đảm về an ninh tư phía NATO đối với mình cũng như chưa phi phát xít hóa được chính quyền và xã hội Ukraina thì chừng đó, Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chưa thể kết thúc, bất chấp Nhà Trắng và các đồng minh của họ hành xử thế nào đi nữa, muốn mặc cả kiểu gì đi nữa. Lập trường đó của Nga là không hề thay đổi.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.