Phương Tây mời các nhà khoa học Nga làm việc tại CERN

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhTổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) tại Geneva.
Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) tại Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Đăng ký
Phương Tây đề nghị các nhà khoa học Nga tiếp tục làm việc tại CERN sau khi có tư cách quốc tế dành cho các cán bộ của Viện Liên hiệp Nghiên cứu hạt nhân ở Dubna, ngoại ô Moskva, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia "Viện Kurchatov” Mikhail Kovalchuk cho biết.
Tuy nhiên, như ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà nước Nga sẽ không hợp tác với phương Tây theo cơ cấu này.

“Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt được triển khai, các đối tác cũ của chúng tôi bắt đầu hạn chế sự tham gia của Nga vào các dự án chung và đẩy chúng tôi ra khỏi CERN (Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu)... Họ tước quyền tiếp cận CERN của cán bộ các viện khoa học Nga”, - ông Kovalchuk cho biết.

“Đồng thời, họ đề xuất tất cả các cán bộ của Nga trước đây làm việc tại CERN quay trở về viện của mình ở Nga và đăng ký làm việc kiêm nhiệm tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna (JINR), rồi sau đó cùng với liên hiệp quốc tế mới này (chứ không phải cơ quan của Nga) tiếp tục làm việc tại CERN như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng mọi chuyện sẽ không diễn ra theo cách đó”, - ông Kovalchuk nói thêm.
Theo ông, “ai muốn thì cứ đến đó, cứ ở đó mà sống”.
Paladi phôi được sản xuất tại Nhà máy Ekaterinburg  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Lại phụ thuộc vào Nga. Các nhà khoa học chỉ ra kim loại của tương lai
“Nhưng đất nước chúng ta thì chắc chắn là không; chúng tôi chắc chắn sẽ không làm việc theo tiêu chuẩn kép. Mặc dù rõ ràng là phương Tây vẫn muốn có sự tham gia của chúng tôi”, - ông Kovalchuk nhấn mạnh.
Trước đó, phát ngôn viên Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu Arnaud Marsollier nói với Sputnik rằng CERN sẽ chấm dứt hợp tác với khoảng 500 chuyên gia có liên quan đến Nga từ ngày 30 tháng 11 năm nay. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng quyết định đình chỉ hợp tác với Nga của CERN là một động thái chính trị hóa và hoàn toàn không thể chấp nhận được; không nên để tình hình quân sự-chính trị trên thế giới làm suy yếu sự tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Viện Liên hiệp Nghiên cứu hạt nhân (JINR, Dubna, ngoại ô Moskva) là một tổ chức khoa học liên chính phủ quốc tế. Tổ chức này có 16 quốc gia tham gia. Tại cơ sở này thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cơ bản trong lĩnh vực vật lý hạt, vật lý hạt nhân, vật lý vật chất ngưng tụ và vật lý năng lượng cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала