https://kevesko.vn/20241112/philippines-khong-biet-mong-doi-dieu-gi-tu-trump-trong-van-de-bien-dong-32880878.html
Philippines không biết mong đợi điều gì từ Trump trong vấn đề Biển Đông
Philippines không biết mong đợi điều gì từ Trump trong vấn đề Biển Đông
Sputnik Việt Nam
Philippines không biết Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thi hành chính sách như thế nào ở Biển Đông. Đó là tuyên bố do Bộ trưởng Quốc phòng Philippines... 12.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-12T16:38+0700
2024-11-12T16:38+0700
2024-11-12T16:38+0700
biển đông
philippines
trung quốc
hoa kỳ
thế giới
tranh chấp lãnh thổ
chính trị
donald trump
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/09/16/9506747_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_1ae9970cfa54b229c3ee22e1a453e3f0.jpg
Bộ trưởng nói thêm rằng “chính sách chung của Philippines và Hoa Kỳ” sẽ không thay đổi. Theo quan điểm của người đứng đầu cơ quan quân sự, Trung Quốc dường như đang cố gây áp lực với Philippines, nhằm buộc nước này phải “nhượng quyền chủ quyền” ở Biển Đông.Tại các vùng biển ở Biển Đông gần đây thường xuyên xảy ra sự cố, dẫn đến căng thẳng leo thang: tàu thuyền của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cố gắng đẩy bật các tàu Philippines ra khỏi khu vực đã ghi nhận cả những trường hợp đụng độ. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc thường sử dụng vòi rồng chống lại các tàu Philippines trong vùng rạn san hô Ayungin và Scarborough (tiếng Việt gọi là Bãi Cỏ Mây).Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tố Trung Quốc ép Manila nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổChính quyền Trung Quốc đang ngày càng gây áp lực buộc Manila phải từ bỏ quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố hôm thứ Ba.Ông tuyên bố rằng các thỏa thuận quốc phòng với các đối tác như Australia sẽ đóng vai trò kiềm chế Trung Quốc. Đến lượt mình, Bộ trưởng Marles cam đoan rằng Canberra muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Manila về công nghiệp quốc phòng và trong tương quan này sẽ cử nhóm kỹ sư đến Philippines vào đầu năm 2025 để đánh giá tình hình.Tranh chấp Biển ĐôngCăng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
https://kevesko.vn/20241015/trung-quoc-keu-goi-philippines-ngan-chan-tinh-hinh-tro-nen-phuc-tap-o-bien-dong-32392856.html
https://kevesko.vn/20241015/tau-hai-canh-trung-quoc-va-cham-voi-tau-philippines-o-bien-dong-32385304.html
biển đông
philippines
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/09/16/9506747_169:0:2900:2048_1920x0_80_0_0_7d8f23371ee60b1f8a10a09b665ba62a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
philippines, trung quốc, hoa kỳ, thế giới, tranh chấp lãnh thổ, chính trị, donald trump
philippines, trung quốc, hoa kỳ, thế giới, tranh chấp lãnh thổ, chính trị, donald trump
Philippines không biết mong đợi điều gì từ Trump trong vấn đề Biển Đông
Philippines không biết Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thi hành chính sách như thế nào ở Biển Đông. Đó là tuyên bố do Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nêu ra trong cuộc gặp người đồng cấp Australia Richard Marles ở Canberra.
“Chúng tôi không kỳ vọng gì về những gì Donald Trump sẽ làm ở Biển Đông", - Reuters dẫn lời ông Gilberto Teodoro.
Bộ trưởng nói thêm rằng “chính sách chung của Philippines và Hoa Kỳ” sẽ không thay đổi. Theo quan điểm của người đứng đầu cơ quan quân sự, Trung Quốc dường như đang cố gây áp lực với Philippines, nhằm buộc nước này phải “nhượng quyền chủ quyền” ở Biển Đông.
Tại các vùng biển ở Biển Đông gần đây thường xuyên xảy ra sự cố, dẫn đến căng thẳng leo thang: tàu thuyền của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cố gắng đẩy bật các tàu Philippines ra khỏi khu vực đã ghi nhận cả những trường hợp đụng độ. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc thường sử dụng vòi rồng chống lại các tàu Philippines trong vùng rạn san hô Ayungin và Scarborough (tiếng Việt gọi là Bãi Cỏ Mây).
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tố Trung Quốc ép Manila nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ
Chính quyền Trung Quốc đang ngày càng gây áp lực buộc Manila phải từ bỏ quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh
ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố hôm thứ Ba.
"Chúng tôi nhận thấy đòi hỏi ngày càng tăng của Bắc Kinh, rằng chúng tôi phải từ bỏ quyền chủ quyền của mình trên biển”, - truyền thông phương Tây dẫn lời Bộ trưởng nói trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Australia Richard Marles.
Ông tuyên bố rằng các thỏa thuận quốc phòng với các đối tác như Australia sẽ đóng vai trò kiềm chế Trung Quốc. Đến lượt mình, Bộ trưởng Marles cam đoan rằng Canberra muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Manila về công nghiệp quốc phòng và trong tương quan này sẽ cử nhóm kỹ sư đến Philippines vào đầu năm 2025 để đánh giá tình hình.
Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.