https://kevesko.vn/20241113/khi-tieng-viet-va-mgimo-la-hanh-trang-vao-doi-va-chia-khoa-thanh-cong-trong-cuoc-song-32912995.html
Khi Tiếng Việt và MGIMO là hành trang vào đời và chìa khoá thành công trong cuộc sống
Khi Tiếng Việt và MGIMO là hành trang vào đời và chìa khoá thành công trong cuộc sống
Sputnik Việt Nam
Sau hai tháng rưỡi nữa, Nga và Việt Nam sẽ kỷ niệm mốc trọng đại 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Còn những ngày này, một «lò đào tạo» các nhà ngoại... 13.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-13T22:54+0700
2024-11-13T22:54+0700
2024-11-14T01:02+0700
đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo)
quan điểm-ý kiến
liên hợp quốc
tiếng việt
quan hệ
quan hệ song phương
thế giới
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/0d/32897686_0:0:939:529_1920x0_80_0_0_b7fc83e02c8fd70b1026994a66685e9d.png
Năm 1954, sau khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ở Liên bang Xô-viết nổi lên nhu cầu cần thiết về các chuyên gia tiếng Việt để phát triển quan hệ và giúp đỡ nước bạn Việt Nam DCCH còn non trẻ. Thế là ở Trường Quan hệ Quốc tế Matxcơva (Đại học MGIMO) bắt đầu đào tạo chuyên ngành Việt Nam học, trong đó những nhà sư phạm-giảng viên đầu tiên lại không phải là chuyên gia về tiếng Việt, mà trước đó từng nghiên cứu những ngôn ngữ phương Đông khác và tự học tiếng Việt theo yêu cầu cấp bách.Cuộc hội ngộ của bạn bè và đồng nghiệpTrong hơn 70 năm, MGIMO đã đào tạo thành công nhiều chuyên gia có trình độ cao: nhà ngoại giao, nhà kinh tế và nhà báo. Trong số đó có những vị Đại sứ xuất sắc đã mang đóng góp to lớn vào quá trình phát triển bang giao giữa hai nước như các ông Rashid Khamidulin, Andrei Tatarinov, Andrei Kovtun, các Tổng lãnh sự Alexei Popov, Maria Mizonova và nhiều người khác.Nhân mốc kỷ niệm chẵn 70 năm, Bộ môn đã tổ chức cuộc gặp mặt các thế hệ cựu sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt những khoá khác nhau, các giảng viên và bạn bè của họ trong Bộ môn. Đó là cuộc hội ngộ trang trọng và đầm ấm của một gia đình lớn có tên là Những nhà Việt Nam học người Nga. Và cuộc gặp này đã trở thành hiện thực nhờ công lao tổ chức của nữ giảng viên hiện đang dạy tiếng Việt, học giả cha truyền con nối nghiên cứu Việt Nam, bà Svetlana Glazunova, phối hợp với Quỹ Truyền thống và Hữu nghị vốn đã hỗ trợ nhiều sự kiện của MGIMO, chẳng hạn như cuộc thi thuyết trình toàn Nga thường niên của các sinh viên có kiến thức xuất sắc nhất về tiếng Việt ở lĩnh vực dịch thuật chính trị - xã hội hay là lễ hội truyền thống Ngày Việt Nam ở MGIMO.Truyền thống MGIMO sinh động trường tồnSuốt bốn tiếng rưỡi, mọi người trao đổi cùng nhau hồi ức kỷ niệm những năm tháng học tập và công tác, về thầy cô giáo và các bạn đồng môn, về những khó khăn cùng niềm vui và tự hào của nghề ngoại giao, về Việt Nam hôm qua và hôm nay. Có rất nhiều tiếng cười, đôi lúc khó cầm nước mắt xúc động. Hầu như tất cả các nhà ngoại giao-chuyên gia Việt Nam học thuở ban đầu vào MGIMO đều không chọn ngành tiếng Việt; chuyên môn này được trao cho họ «như ý Trời» khi nhập học ở ngôi trường danh giá bậc nhất. Thế nhưng bao năm qua không một ai hối tiếc về điều đó.Trên bàn là những cuốn giáo khoa và sách tham khảo về tiếng Việt, được sử dụng trong quá trình học tập, bắt đầu từ cuốn “Giáo trình tiếng Việt cơ bản” của Ivetta Glebova và Vũ Đăng Ất, xuất bản năm 1963, và gần nhất là cuốn “Sách giáo khoa về dịch thuật chính trị - xã hội” của tác giả Igor Britov vừa xuất bản. Trên màn hình lớn chiếu những bức ảnh ghi lại cuộc sống biên niên của Bộ môn, chân dung các giảng viên dạy tiếng Việt và sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thuộc nhiều thế hệ.Nét đáng chú ý của cuộc gặp lần này là không chỉ gồm những người hiện diện tại khán phòng Matxcơva mà còn có phần tham gia từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức và Guinea - những quốc gia là có cựu sinh viên tốt nghiệp MGIMO những khoá khác nhau cũng như các sinh viên hiện nay đang học ở trường này. Và có thể coi một động lực chính của cuộc gặp là lời tâm sự của ông Dirk Hebecker, cựu sinh viên người Đức đã tốt nghiệp MGIMO ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất.Ngôn ngữ hiếm và trình độ đào tạo chuyên môn xuất sắc, đời sống sinh viên phong phú và tình huynh đệ Việt Nam học – đó là hành trang vào đời, là chìa khóa mở lối dẫn đến thành công trong cuộc sống. Và tất cả những người tham dự cuộc gặp đều nhất trí như vậy. Truyền thống nghiên cứu Việt Nam tại MGIMO vẫn trường tồn sinh động và phát triển, thực sự như cây đời mãi mãi xanh tươi.
https://kevesko.vn/20241110/viet-nam-goc-nhin-tu-nga-va-tu-ben-trong--32838415.html
https://kevesko.vn/20240927/nha-giao-thuy-anh-hoc-tieng-viet-phai-vui-va-loi-cuon-32084219.html
https://kevesko.vn/20240527/thang-nam-viet-nam-tai-lb-nga-29995166.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/0d/32897686_75:0:898:617_1920x0_80_0_0_0a0c748ea5e390ac76d22307506dc8d8.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo), quan điểm-ý kiến, liên hợp quốc, tiếng việt, quan hệ, quan hệ song phương, thế giới, tác giả
đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo), quan điểm-ý kiến, liên hợp quốc, tiếng việt, quan hệ, quan hệ song phương, thế giới, tác giả
Khi Tiếng Việt và MGIMO là hành trang vào đời và chìa khoá thành công trong cuộc sống
22:54 13.11.2024 (Đã cập nhật: 01:02 14.11.2024) Sau hai tháng rưỡi nữa, Nga và Việt Nam sẽ kỷ niệm mốc trọng đại 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Còn những ngày này, một «lò đào tạo» các nhà ngoại giao-chuyên gia Việt Nam học Nga là Bộ môn tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Miến Điện, tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer tại Trường Quan hệ Quốc tế Matxcơva kỷ niệm 70 năm thành lập và hoạt động.
Năm 1954, sau khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ở Liên bang Xô-viết nổi lên nhu cầu cần thiết về các chuyên gia tiếng Việt để phát triển quan hệ và giúp đỡ nước bạn Việt Nam DCCH còn non trẻ. Thế là ở Trường Quan hệ Quốc tế Matxcơva (Đại học MGIMO) bắt đầu đào tạo chuyên ngành Việt Nam học, trong đó những nhà sư phạm-giảng viên đầu tiên lại không phải là chuyên gia về
tiếng Việt, mà trước đó từng nghiên cứu những ngôn ngữ phương Đông khác và tự học tiếng Việt theo yêu cầu cấp bách.
Cuộc hội ngộ của bạn bè và đồng nghiệp
Trong hơn 70 năm, MGIMO đã đào tạo thành công nhiều chuyên gia có trình độ cao: nhà ngoại giao, nhà kinh tế và nhà báo. Trong số đó có những vị Đại sứ xuất sắc đã mang đóng góp to lớn vào quá trình phát triển bang giao giữa hai nước như các ông Rashid Khamidulin, Andrei Tatarinov, Andrei Kovtun, các Tổng lãnh sự Alexei Popov, Maria Mizonova và nhiều người khác.
Nhân mốc kỷ niệm chẵn 70 năm, Bộ môn đã tổ chức cuộc gặp mặt các thế hệ cựu sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt những khoá khác nhau, các giảng viên và bạn bè của họ trong Bộ môn. Đó là cuộc hội ngộ trang trọng và đầm ấm của một gia đình lớn có tên là Những nhà Việt Nam học người Nga. Và cuộc gặp này đã trở thành hiện thực nhờ công lao tổ chức của nữ giảng viên hiện đang dạy tiếng Việt, học giả cha truyền con nối nghiên cứu Việt Nam, bà
Svetlana Glazunova, phối hợp với Quỹ Truyền thống và Hữu nghị vốn đã hỗ trợ nhiều sự kiện của MGIMO, chẳng hạn như cuộc thi thuyết trình toàn Nga thường niên của các sinh viên có kiến thức xuất sắc nhất về tiếng Việt ở lĩnh vực dịch thuật chính trị - xã hội hay là lễ hội truyền thống Ngày Việt Nam ở MGIMO.
10 Tháng Mười Một 2024, 06:12
Truyền thống MGIMO sinh động trường tồn
Suốt bốn tiếng rưỡi, mọi người trao đổi cùng nhau hồi ức kỷ niệm những năm tháng học tập và công tác, về thầy cô giáo và các bạn đồng môn, về những khó khăn cùng niềm vui và tự hào của nghề ngoại giao, về Việt Nam hôm qua và hôm nay. Có rất nhiều tiếng cười, đôi lúc khó cầm nước mắt xúc động. Hầu như tất cả các nhà ngoại giao-chuyên gia Việt Nam học thuở ban đầu vào MGIMO đều không chọn ngành tiếng Việt; chuyên môn này được trao cho họ «như ý Trời» khi nhập học ở ngôi trường danh giá bậc nhất. Thế nhưng bao năm qua không một ai hối tiếc về điều đó.
27 Tháng Chín 2024, 16:55
Trên bàn là những cuốn giáo khoa và sách tham khảo về tiếng Việt, được sử dụng trong quá trình học tập, bắt đầu từ cuốn “Giáo trình tiếng Việt cơ bản” của Ivetta Glebova và Vũ Đăng Ất, xuất bản năm 1963, và gần nhất là cuốn “Sách giáo khoa về dịch thuật chính trị - xã hội” của tác giả Igor Britov vừa xuất bản. Trên màn hình lớn chiếu những bức ảnh ghi lại cuộc sống biên niên của Bộ môn, chân dung các giảng viên dạy tiếng Việt và sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thuộc nhiều thế hệ.
Nét đáng chú ý của cuộc gặp lần này là không chỉ gồm những người hiện diện tại khán phòng Matxcơva mà còn có phần tham gia từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức và Guinea - những quốc gia là có cựu sinh viên tốt nghiệp MGIMO những khoá khác nhau cũng như các sinh viên hiện nay đang học ở trường này. Và có thể coi một động lực chính của cuộc gặp là lời tâm sự của ông Dirk Hebecker, cựu sinh viên người Đức đã tốt nghiệp MGIMO ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ và
nước Đức thống nhất.
“Sau khi nước Đức thống nhất, tôi không có cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực ngoại giao ở đất nước mình. Nhưng nhờ có kiến thức tiếng Việt quý hiếm và học vấn tiếp thu được qua chương trình đào tạo tuyệt vời ở MGIMO, tôi không những có thể trụ vững trong nghề mà còn có thể tạo dựng được sự nghiệp tốt ở Liên Hợp Quốc».
Ngôn ngữ hiếm và trình độ đào tạo chuyên môn xuất sắc, đời sống sinh viên phong phú và tình huynh đệ Việt Nam học – đó là hành trang vào đời, là chìa khóa mở lối dẫn đến thành công trong cuộc sống. Và tất cả những người tham dự cuộc gặp đều nhất trí như vậy. Truyền thống nghiên cứu Việt Nam tại MGIMO vẫn trường tồn sinh động và phát triển, thực sự như cây đời mãi mãi xanh tươi.