https://kevesko.vn/20241120/chinh-sach-thuong-mai-cua-my-se-khac-khe-hon-cac-doanh-nghiep-viet-nam-lo-ngai-33033473.html
Chính sách thương mại của Mỹ sẽ khắt khe hơn, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại
Chính sách thương mại của Mỹ sẽ khắt khe hơn, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại
Sputnik Việt Nam
Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ là 110 tỷ USD, còn 10 tháng đầu năm 2024 là 86,4 tỷ USD. Hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại... 20.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-20T15:45+0700
2024-11-20T15:45+0700
2024-11-20T19:57+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
việt nam
donald trump
hoa kỳ
chính trị
thế giới
kinh tế
kinh doanh
thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/14/33034181_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_55db0c75711f70bb216bfe7089622bf9.jpg
Các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại trước các chính sách thương mại có thể có của chính quyền TrumpTrong quan hệ Việt – Mỹ, thương mại được xác định là một trong những trụ cột. Nhưng thặng dư thương mại giữa hai nước là một vấn đề phức tạp. Nó càng ngày càng lớn. Năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đạt khoảng 130 tỷ USD, trong đó Mỹ xuất sang Việt Nam chỉ 10 tỷ USD, còn Việt Nam xuất sang Mỹ khoảng 120 tỷ USD. Con số thặng dư thương mại 110 tỷ là một con số rất lớn với Mỹ.Còn 10 tháng đầu năm 2024, theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 111 tỷ USD, trong đó trị giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 98,7 tỷ USD, như vậy, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam với 86,4 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.Hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại trước các biện pháp, các chính sách thương mại có thể có của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.TS kinh tế Lê Hòa lưu ý, Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần cho hai vấn đề: Thuế và thao túng tiền tệ. Ông Trump là người mà "thuế quan là niềm yêu thích” của ông ta.Chính sách thương mại và thuế của Hoa Kỳ sẽ có những điều chỉnh mớiTheo đánh giá chung của giới chuyên gia kinh tế và tài chính, bước sang năm 2025, chính sách thương mại và thuế của Hoa Kỳ sẽ có những điều chỉnh mới và sẽ “khắt khe” hơn dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump.Tới cuối tháng 10/2024, thặng dư thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 86,45 tỷ USD. Mỹ hiện tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm hơn 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt NamMột số doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng, với việc Hoa Kỳ sẽ áp thuế cao đối với hàng hóa từ Trung Quốc dưới chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thì hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ có thể còn tăng lên. Ví dụ như ngành gỗ và chế biến gỗ, thị trường Mỹ đóng góp hơn 55% tổng kim ngạch của ngành gỗ Việt Nam. Ngoài ra, các ngành như dệt may, thuỷ sản, cảng và vận tải biển có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ.Hơn nữa, việc nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế sẽ tìm kiếm các lựa chọn khác thay thế cho Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nắm bắt cơ hội, mở rộng quy mô sản xuất, trước hết là các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, dệt may và giày da – túi xách.Bên cạnh những cơ hội nói trên, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh những thay đổi trong chính sách thuế và thương mại của chính quyền mới ở Hoa Kỳ.TS kinh tế Lê Hòa cũng lưu ý rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần kiểm soát chặt chẽ dòng đầu tư, bởi vì khi xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh thì Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ. Đã từng có những khi vụ khi hàng từ Việt Nam xuất sang Mỹ thực ra chỉ “dán mác” Việt Nam, còn thực sự là có nguồn gốc từ các quốc gia khác.Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần chủ động phương án dự phòng rủi ro, không nên phụ thuộc vào một thị trường cố định. Những thách thức về "hàng rào kỹ thuật" mới cần được nhận diện rõ: Đó là các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, an toàn, môi trường, lao động hay nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...
https://kevesko.vn/20241118/se-tham-khoc-neu-trump-nham-vao-viet-nam-32989174.html
https://kevesko.vn/20241117/nuoc-my-tren-het-cua-trump-anh-huong-the-nao-den-viet-nam-32975788.html
https://kevesko.vn/20241113/chung-khoan-viet-nam-sau-tin-chien-thang-cua-trump-32900884.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/14/33034181_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_957bca162e009fc5b3e5c97d9be1f5d4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, donald trump, hoa kỳ, chính trị, thế giới, kinh tế, kinh doanh, thương mại, doanh nghiệp, xuất khẩu, trung quốc
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, donald trump, hoa kỳ, chính trị, thế giới, kinh tế, kinh doanh, thương mại, doanh nghiệp, xuất khẩu, trung quốc
Chính sách thương mại của Mỹ sẽ khắt khe hơn, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại
15:45 20.11.2024 (Đã cập nhật: 19:57 20.11.2024) Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ là 110 tỷ USD, còn 10 tháng đầu năm 2024 là 86,4 tỷ USD. Hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại trước các biện pháp và chính sách thuế có thể có từ chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại trước các chính sách thương mại có thể có của chính quyền Trump
Trong quan hệ Việt – Mỹ, thương mại được xác định là một trong những trụ cột. Nhưng thặng dư thương mại giữa hai nước là một vấn đề phức tạp. Nó càng ngày càng lớn. Năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đạt khoảng 130 tỷ USD, trong đó Mỹ xuất sang Việt Nam chỉ 10 tỷ USD, còn Việt Nam xuất sang Mỹ khoảng 120 tỷ USD. Con số thặng dư thương mại 110 tỷ là một con số rất lớn với Mỹ.
Còn 10 tháng đầu năm 2024, theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 111 tỷ USD, trong đó trị giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 98,7 tỷ USD, như vậy, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam với 86,4 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam rất lo ngại trước các biện pháp, các chính sách thương mại có thể có của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
“Chúng ta cùng nhớ lại nhiệm kỳ làm tổng thống trước của ông Trump: Việt Nam suýt bị dán nhãn thao túng tiền tệ, bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Nhưng dưới thời Tổng thống Joe Biden Việt Nam đã ra khỏi được danh sách này. Một vấn đề lớn và đau đầu hiện nay là liệu Việt Nam lại bị cho vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ hay không, hoặc Hoa Kỳ sẽ ép thuế quan tới 20% hoặc cao hơn (Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 10-20% với nhiều quốc gia và khu vực, thậm chí lên tới 60% với Trung Quốc, sau khi nhậm chức) để cân bằng cán cân thương mại với Việt Nam hay không”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
TS kinh tế Lê Hòa lưu ý, Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần cho hai vấn đề: Thuế và thao túng tiền tệ. Ông Trump là người mà "thuế quan là niềm yêu thích” của ông ta.
Chính sách thương mại và thuế của Hoa Kỳ sẽ có những điều chỉnh mới
Theo đánh giá chung của giới chuyên gia kinh tế và tài chính, bước sang năm 2025, chính sách thương mại và thuế của Hoa Kỳ sẽ có những điều chỉnh mới và sẽ “khắt khe” hơn dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump.
“Ông Donald Trump luôn nhất quán với chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Việc bảo hộ thương mại và ưu tiên sản xuất nội địa cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ sẽ được thực hiện rất quyết liệt, như trong nhiệm kỳ trước của ông Trump”, - TS kinh tế Lê Hòa phát biểu với Sputnik.
“Trong công bố mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ". Nhưng Việt Nam hiện vẫn nằm trong số 7 nền kinh tế trong "danh sách giám sát" khi có 2 tiêu chí vượt ngưỡng gồm thặng dư hàng hóa song phương và thặng dư cán cân vãng lai”, - Chuyên gia tài chính Lý Hoài Lương nói với Sputnik.
Tới cuối tháng 10/2024, thặng dư thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 86,45 tỷ USD. Mỹ hiện tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm hơn 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
“Chính quyền Mỹ dưới thời ông Donald Trump luôn có những yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hoá. Mỹ hoàn toàn có thể tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại”, - Chuyên gia tài chính Lý Hoài Lương nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
Một số doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng, với việc Hoa Kỳ sẽ áp thuế cao đối với hàng hóa từ Trung Quốc dưới chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thì hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ có thể còn tăng lên. Ví dụ như ngành gỗ và chế biến gỗ, thị trường Mỹ đóng góp hơn 55% tổng kim ngạch của ngành gỗ Việt Nam. Ngoài ra, các ngành như dệt may, thuỷ sản, cảng và vận tải biển có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ.
Hơn nữa, việc nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế sẽ tìm kiếm các lựa chọn khác thay thế cho Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nắm bắt cơ hội, mở rộng quy mô sản xuất, trước hết là các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, dệt may và giày da – túi xách.
Bên cạnh những cơ hội nói trên,
các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh những thay đổi trong chính sách thuế và thương mại của chính quyền mới ở Hoa Kỳ.
“Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chuẩn bị ứng phó với việc Mỹ sẽ áp thuế cao hơn, với việc Mỹ sẽ có các biện pháp mạnh hơn về nguồn gốc, xuất xứ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam là nơi trung chuyển, gia công hàng hóa để xuất khẩu nên rất chú trọng tới các khía cạnh liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, cần có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh”, - TS kinh tế Lê Hòa nhấn mạnh với Sputnik.
TS kinh tế Lê Hòa cũng lưu ý rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần kiểm soát chặt chẽ dòng đầu tư, bởi vì khi xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh thì Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ. Đã từng có những khi vụ khi hàng từ Việt Nam xuất sang Mỹ thực ra chỉ “dán mác” Việt Nam, còn thực sự là có nguồn gốc từ các quốc gia khác.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần chủ động phương án dự phòng rủi ro, không nên phụ thuộc vào một thị trường cố định. Những thách thức về "hàng rào kỹ thuật" mới cần được nhận diện rõ: Đó là các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, an toàn, môi trường, lao động hay nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...