https://kevesko.vn/20241118/se-tham-khoc-neu-trump-nham-vao-viet-nam-32989174.html
‘Sẽ thảm khốc nếu Trump nhắm vào Việt Nam’
‘Sẽ thảm khốc nếu Trump nhắm vào Việt Nam’
Sputnik Việt Nam
Sẽ là thảm họa nếu Trump nhắm vào Việt Nam với các đòn thuế quan dồn dập tương tự như với đối thủ Trung Quốc bằng tư tưởng “lợi ích nước Mỹ là trên hết”. 18.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-18T20:37+0700
2024-11-18T20:37+0700
2024-11-18T21:54+0700
việt nam
donald trump
tác giả
quan điểm-ý kiến
kinh tế
kinh doanh
gdp
hoa kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/675/38/6753815_0:295:5001:3108_1920x0_80_0_0_2a82a8b59cabbedadf6efd86922ae554.jpg
Việt Nam không chọn bên nhưng sẽ cần tỉnh táo hơn với các dòng vốn đầu tư và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập qua nước này, đồng thời, duy trì chính sách trung hòa lợi ích để làm hài lòng Trump mà vẫn không khiến Trung Quốc tức giận.Ở thời điểm này, với sự khéo léo trong chính sách ngoại giao và tư duy nhạy bén về chiến lược thu hút đầu tư, ngoại thương, khó mà khẳng định Việt Nam có thể “thua” hay trở thành “nạn nhân” của chính sách thuế quan mang tính thù địch thời Trump.‘Sẽ rất thảm khốc nếu Trump nhắm vào Việt Nam’Báo Anh Financial Times vừa có bài bình luận liệu Việt Nam có thể trở thành nạn nhân từ các đòn thuế quan của chính quyền tổng thống đắc cử Donald Trump hay không.Việt Nam luôn được xem là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà Donald Trump khởi xướng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.Bên cạnh niềm vui khi Trump đắc cử hay loạt đánh giá tích cực rằng bất kể Trump hay Harris làm tổng thống, Mỹ đều sẽ duy trì quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhiều nhóm kinh doanh và chuyên gia phân tích cũng đã lên tiếng cảnh báo, Hà Nội có thể trở thành nạn nhân của chính vận may của mình nếu Trump thực hiện đủ những tuyên bố mang tính diều hâu về thuế quan toàn diện khi trở lại Nhà Trắng.Việt Nam là quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn thứ tư với Mỹ trong những năm gần đây - sau Trung Quốc, Mexico và EU - khi các nhà sản xuất toàn cầu chuyển nhà máy và dây chuyền khỏi Trung Quốc để tránh hệ lụy và tác động tiêu cực từ loạt chính sách thuế quan của Trump.Về việc Trump có thể nhắm đến Việt Nam, vị chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam hiện có khả năng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với hàng hóa quá cảnh qua quốc gia này để né tránh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.Cần nhắc lại rằng, Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 20% đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác.Nhóm các nhà kinh tế tại ngân hàng Singapore OCBC cũng cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm tới 4 điểm phần trăm nếu Trump giữ đúng tuyên bố của mình.Chuyên gia Förster cảnh báo trường hợp Trump nhắm vào Việt Nam bằng hàng rào thuế quan, “hậu quả có thể nói là sẽ rất thảm khốc”.Thực tế, Trump không nhắc đến Việt Nam trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây dù từng phàn nàn với “kênh nhà” của mình là Fox News về việc Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.Một số doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền mới Trump tới đây.Ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc (KOCHAM) tại Việt Nam chia sẻ, Hàn Quốc từ lâu đã là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam và Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại quốc gia này.Trump và Biden đối với Việt Nam khác nhau thế nào?Phương Tây quên rằng, không chỉ mình Việt Nam được hưởng lợi lớn nhất từ xung đột Mỹ - Trung.Chính FT cũng phải thừa nhận rằng, trong khi toàn bộ Đông Nam Á được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không có quốc gia nào thành công như Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc, hàng loạt chính sách và ưu đãi thân thiện với doanh nghiệp.FDI đổ vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ đô la vào năm ngoái, trong khi thặng dư thương mại với Mỹ cũng tăng vọt lên hơn 104 tỷ đô la, gần gấp ba lần mức 38 tỷ đô la vào năm 2017, khi Trump nhậm chức.Thái Lan đứng thứ hai trong khu vực, với thặng dư thương mại của Hoa Kỳ là gần 41 tỷ đô la.Mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã được củng cố kể từ khi Trump rời ghế Tổng thống. Hai nước đã nâng cấp mối quan hệ vào năm ngoái lên "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất mà Hà Nội hiện đang có.Joe Biden gọi Việt Nam là một quốc gia quan trọng trên thế giới và đối tác hàng đầu của Washington ở khu vực.Mỹ cũng thôi gắn mác Việt Nam là "quốc gia thao túng tiền tệ" do Trump áp đặt khi tại chức. Washington cũng đã hỗ trợ các nỗ lực thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam, như một phần trong chiến dịch kiềm chế Trung Quốc tiếp cận với ngành sản xuất chip tiên tiến.Để làm hài lòng Trump, nhiều chuyên gia đã từng đề xuất Việt Nam có thể tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc hoặc tiến hành điều tra chống bán phá giá nhằm vào hàng từ bên kia biên giới.Cạnh đó, Việt Nam cũng có thể thực hiện nhiều chính sách để từng bước thu hẹp thặng dư thương mại bằng cách mua thiết bị quân sự, máy bay dân dụng hoặc khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các công ty Mỹ.Peter Mumford, giám đốc khu vực Đông Nam Á của Eurasia Group phân tích, thách thức lớn cần được xem xét ở đây là việc đối với một nền kinh tế tương đối nhỏ của Việt Nam thì sẽ chỉ có khả năng tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ.Vị chuyên gia nói thẳng, bởi nếu xét về đầu tư FDI Hà Nội có thể nhẹ rót tiền sang Mỹ, nhưng điều này sẽ không thể xóa bỏ hết những mối nghi ngại về thương mại của Washington.Theo FT, Việt Nam cố gắng giữ mối quan hệ hữu nghị thân thiện với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc theo chính sách đối ngoại không liên kết, không chọn phe vốn được biết đến là chính sách "ngoại giao tre" đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.Việt Nam cần lưu ý gì với nước Mỹ thời Trump?Dù vậy, theo FT, khi Việt Nam tăng mua hàng của Mỹ cũng sẽ phải rất thận trọng để tránh làm Trung Quốc, đối tác thương mại và nước láng giềng lớn nhất của Hà Nội phật ý.Đầu tư từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam cũng tăng vọt khi dòng vốn FDI tăng 80% vào năm 2023. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chiếm số lượng lớn nhất các dự án mới tại Việt Nam trong năm nay.Förster cảnh báo một thực tế rằng, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đang được chuyển qua Việt Nam "để né thuế quan, đánh tráo quy tắc nguồn gốc xuất xứ thậm chí là chơi trò đội lốt hàng 'Made in Vietnam' rất đáng ngờ.Thực tế, các nhà quản lý Việt Nam đang nỗ lực thiết lập các tiêu chí chặt chẽ hơn đối với nhãn sản phẩm, một động thái có thể giúp tránh được một số cơn thịnh nộ của chính quyền Hoa Kỳ sắp tới.Nhìn nhận thận trọng hơn, TS. Nguyễn Khắc Giang, viện ISEAS – Yusof Ishak Institute cho rằng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ứng phó tương đối thành công với nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, thành công trong quá khứ không bảo chứng cho vị thế tương lai.Ông cho rằng, cần đặc biệt lưu ý ba thay đổi chính sách lớn của Trump, vốn có thể trực tiếp tác động đến Việt Nam.Đầu tiên là chính sách thương mại. TS. Giang phân tích, ông Trump là người theo chủ nghĩa bảo hộ, việc Mỹ tăng hàng rào thuế quan sau khi Trump tiếp quản Nhà Trắng (tháng 1/2025) là điều gần như chắc chắn.Như đã biết, mức gợi ý hiện tại là từ 10-20% thuế quan cho tất cả mặt hàng nhập khẩu, và 60% với hàng hóa Trung Quốc.Theo tính toán của Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam sẽ là nước thiệt hại nhiều nhất trong số các nước châu Á, với mức giảm tổng sản phẩm quốc dân (GDP) rơi vào khoảng 0,8%, và tăng trưởng xuất khẩu giảm 2 điểm phần trăm vào năm 2026. Đây là tính toán ở mức thuế quan trung bình (5-10%), tuy nhiên, tác động có thể lớn hơn nhiều nếu hàng hóa Việt Nam bị áp mức thuế quan trừng phạt.Thay đổi chính sách thứ hai cần lưu ý là sự lên ngôi của chủ nghĩa biệt lập Mỹ, nguyên tắc ngoại giao dựa trên lợi ích và tư tưởng “nước Mỹ là trên hết”, có thể ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác đa phương, trật tự dựa trên pháp luật quốc tế có thể bị xói mòn, gây nhiều bất ổn cho khu vực vốn đã có nhiều điểm nóng như Đài Loan hay Biển Đông.Thứ ba, Trump luôn nhấn mạnh đến tính khó dự đoán trong chính sách ngoại giao. Điều này mang lại lợi thế đàm phán cho nước Mỹ, nhưng ngược lại, sẽ tạo ra rủi ro cho đối tác và đồng minh.Chuyên gia thẳng thắn cho rằng, trong một thế giới mà cam kết của các siêu cường không còn vững chắc, các nước sẽ phải chủ động hơn trong việc xây dựng kế sách đối ngoại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.Cùng chiều bình luận, tại báo cáo mới cập nhật, KIM Việt Nam đánh giá, các chính sách về thuế cá nhân, thuế doanh nghiệp, thương mại hay lạm phát của Trump có thể tác động đến Việt Nam.Việc thuế quan phổ cập là 10-20% sẽ gây bất lợi với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam.Mặt khác, đồng USD mạnh hơn có thể gây áp lực lên đồng Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến hoạt động nhập khẩu và nợ công Việt Nam.Tuy nhiên, tổng thể, Việt Nam được coi là “đối tác” hơn là “đối thủ” của Mỹ. Thay vì cạnh tranh trực tiếp Hà Nội có thể tập trung vào các hoạt động như lắp ráp điện tử, may mặc, giày dép, những ngành không gây ra mối đe dọa cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.Mặt khác, mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội rất tích cực trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Ông cũng chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.Do đó, có thể tin rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ vẫn thân thiện trong nhiệm kỳ tới của Donald Trump.
https://kevesko.vn/20241118/trump-nham-vao-trung-quoc-viet-nam-ngoi-khong-cung-huong-loi-32977600.html
https://kevesko.vn/20241117/nuoc-my-tren-het-cua-trump-anh-huong-the-nao-den-viet-nam-32975788.html
https://kevesko.vn/20240816/biden-co-tinh-cam-chan-thanh-voi-viet-nam-31386437.html
https://kevesko.vn/20241113/chung-khoan-viet-nam-sau-tin-chien-thang-cua-trump-32900884.html
https://kevesko.vn/20241109/chinh-sach-cua-trump-lieu-co-giang-don-vao-nen-kinh-te-viet-nam-32834248.html
https://kevesko.vn/20241106/ai-la-tong-thong-my-cung-muon-co-quan-he-tot-dep-voi-viet-nam-32777155.html
https://kevesko.vn/20241116/no-quoc-gia-cua-my-dat-muc-cao-ky-luc-moi-32959674.html
https://kevesko.vn/20241116/my-thoi-phan-nan-ve-chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-32959349.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/675/38/6753815_0:0:5001:3751_1920x0_80_0_0_a03f81faaecb0f8ca7b1a9a222e7bae2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
việt nam, donald trump, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, kinh doanh, gdp, hoa kỳ
việt nam, donald trump, tác giả, quan điểm-ý kiến, kinh tế, kinh doanh, gdp, hoa kỳ
Việt Nam không chọn bên nhưng sẽ cần tỉnh táo hơn với các dòng vốn đầu tư và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập qua nước này, đồng thời, duy trì chính sách trung hòa lợi ích để làm hài lòng Trump mà vẫn không khiến Trung Quốc tức giận.
Ở thời điểm này, với sự khéo léo trong chính sách ngoại giao và tư duy nhạy bén về chiến lược thu hút đầu tư, ngoại thương, khó mà khẳng định Việt Nam có thể “thua” hay trở thành “nạn nhân” của chính sách thuế quan mang tính thù địch thời Trump.
‘Sẽ rất thảm khốc nếu Trump nhắm vào Việt Nam’
Báo Anh
Financial Times vừa có bài bình luận liệu Việt Nam có thể trở thành nạn nhân từ các đòn thuế quan của chính quyền tổng thống đắc cử Donald Trump hay không.
Việt Nam luôn được xem là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà Donald Trump khởi xướng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Bên cạnh niềm vui khi Trump đắc cử hay loạt đánh giá tích cực rằng bất kể Trump hay Harris làm tổng thống, Mỹ đều sẽ duy trì quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhiều nhóm kinh doanh và chuyên gia phân tích cũng đã lên tiếng cảnh báo, Hà Nội có thể trở thành nạn nhân của chính vận may của mình nếu Trump thực hiện đủ những tuyên bố mang tính diều hâu về thuế quan toàn diện khi trở lại Nhà Trắng.
18 Tháng Mười Một 2024, 00:14
Việt Nam là quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn thứ tư với Mỹ trong những năm gần đây - sau Trung Quốc, Mexico và EU - khi các nhà sản xuất toàn cầu chuyển nhà máy và dây chuyền khỏi Trung Quốc để tránh hệ lụy và tác động tiêu cực từ loạt chính sách thuế quan của Trump.
“Tuy nhiên, thành công từ chiến lược "Trung Quốc +1" cũng đặt Việt Nam vào một vị thế dễ bị tổn thương. Nền kinh tế của Việt Nam hiện đang trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ, quốc gia chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam”, Financial Times dẫn ý kiến của Marco Förster, Giám đốc bộ phận tư vấn phụ trách khu vực ASEAN của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates tại Thành phố Hồ Chí Minh bình luận.
Về việc Trump có thể nhắm đến Việt Nam, vị chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam hiện có khả năng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với hàng hóa quá cảnh qua quốc gia này để né tránh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Cần nhắc lại rằng, Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 20% đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác.
Nhóm các nhà kinh tế tại ngân hàng Singapore OCBC cũng cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm tới 4 điểm phần trăm nếu Trump giữ đúng tuyên bố của mình.
Chuyên gia Förster cảnh báo trường hợp Trump nhắm vào Việt Nam bằng hàng rào thuế quan, “hậu quả có thể nói là sẽ rất thảm khốc”.
17 Tháng Mười Một 2024, 22:28
Thực tế, Trump không nhắc đến Việt Nam trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây dù từng phàn nàn với “kênh nhà” của mình là Fox News về việc Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Một số doanh nghiệp
Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền mới Trump tới đây.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc (KOCHAM) tại Việt Nam chia sẻ, Hàn Quốc từ lâu đã là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam và Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại quốc gia này.
“Nếu Washington áp thuế đối với hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể trì hoãn hoặc giảm đầu tư và sản xuất tại quốc gia này”, tuy nhiên, theo ông Hong, các nhà lãnh đạo Việt Nam rất nhạy bén với những rủi ro tiềm ẩn từ chính sách thương mại mang tính thù địch của Trump”.
Trump và Biden đối với Việt Nam khác nhau thế nào?
Phương Tây quên rằng, không chỉ mình Việt Nam được hưởng lợi lớn nhất từ xung đột Mỹ - Trung.
Chính FT cũng phải thừa nhận rằng, trong khi toàn bộ Đông Nam Á được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không có quốc gia nào thành công như Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc, hàng loạt chính sách và ưu đãi thân thiện với doanh nghiệp.
FDI đổ vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ đô la vào năm ngoái, trong khi thặng dư thương mại với Mỹ cũng tăng vọt lên hơn 104 tỷ đô la, gần gấp ba lần mức 38 tỷ đô la vào năm 2017, khi Trump nhậm chức.
Thái Lan đứng thứ hai trong khu vực, với thặng dư thương mại của Hoa Kỳ là gần 41 tỷ đô la.
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã được củng cố kể từ khi Trump rời ghế Tổng thống. Hai nước đã nâng cấp mối quan hệ vào năm ngoái lên "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất mà Hà Nội hiện đang có.
Joe Biden gọi Việt Nam là một quốc gia quan trọng trên thế giới và đối tác hàng đầu của Washington ở khu vực.
Mỹ cũng thôi gắn mác Việt Nam là "quốc gia thao túng tiền tệ" do Trump áp đặt khi tại chức. Washington cũng đã hỗ trợ các nỗ lực thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam, như một phần trong chiến dịch kiềm chế Trung Quốc tiếp cận với ngành sản xuất chip tiên tiến.
Để làm hài lòng Trump, nhiều chuyên gia đã từng đề xuất Việt Nam có thể tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc hoặc tiến hành điều tra chống bán phá giá nhằm vào hàng từ bên kia biên giới.
13 Tháng Mười Một 2024, 15:18
Cạnh đó, Việt Nam cũng có thể thực hiện nhiều chính sách để từng bước thu hẹp thặng dư thương mại bằng cách mua thiết bị quân sự, máy bay dân dụng hoặc khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các công ty Mỹ.
Peter Mumford, giám đốc khu vực
Đông Nam Á của Eurasia Group phân tích, thách thức lớn cần được xem xét ở đây là việc đối với một nền kinh tế tương đối nhỏ của Việt Nam thì sẽ chỉ có khả năng tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Vị chuyên gia nói thẳng, bởi nếu xét về đầu tư FDI Hà Nội có thể nhẹ rót tiền sang Mỹ, nhưng điều này sẽ không thể xóa bỏ hết những mối nghi ngại về thương mại của Washington.
Theo FT, Việt Nam cố gắng giữ mối quan hệ hữu nghị thân thiện với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc theo chính sách đối ngoại không liên kết, không chọn phe vốn được biết đến là chính sách "ngoại giao tre" đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Việt Nam cần lưu ý gì với nước Mỹ thời Trump?
Dù vậy, theo FT, khi Việt Nam tăng mua hàng của Mỹ cũng sẽ phải rất thận trọng để tránh làm Trung Quốc, đối tác thương mại và nước láng giềng lớn nhất của Hà Nội phật ý.
Đầu tư từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam cũng tăng vọt khi dòng vốn FDI tăng 80% vào năm 2023. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chiếm số lượng lớn nhất các dự án mới tại Việt Nam trong năm nay.
9 Tháng Mười Một 2024, 06:15
Förster cảnh báo một thực tế rằng, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đang được chuyển qua Việt Nam "để né thuế quan, đánh tráo quy tắc nguồn gốc xuất xứ thậm chí là chơi trò đội lốt hàng 'Made in Vietnam' rất đáng ngờ.
Thực tế, các nhà quản lý Việt Nam đang nỗ lực thiết lập các tiêu chí chặt chẽ hơn đối với nhãn sản phẩm, một động thái có thể giúp tránh được một số cơn thịnh nộ của chính quyền Hoa Kỳ sắp tới.
Nhìn nhận thận trọng hơn, TS. Nguyễn Khắc Giang, viện ISEAS – Yusof Ishak Institute cho rằng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ứng phó tương đối thành công với nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, thành công trong quá khứ không bảo chứng cho vị thế tương lai.
TS. Nguyễn Khắc Giang nhấn mạnh: “Dù quan hệ Việt - Mỹ đang tiến triển tốt, không thể loại trừ rủi ro trên. Thứ nhất, ông Trump từng đưa ra đe dọa tương tự với hàng hóa Việt Nam vào năm 2019. Thứ hai, đồng thời với việc xuất siêu kỷ lục sang Mỹ, Việt Nam cũng đang có nhập siêu kỷ lục với Trung Quốc. Điều này tạo ra nghi ngờ là hàng hóa Trung Quốc có thể đang “mượn đường” Việt Nam để tránh thuế quan của Mỹ, khiến hàng Việt bị vạ lây trong thương chiến Mỹ - Trung. Thứ ba, vào năm cuối của chính quyền Trump lần một, Việt Nam bị cáo buộc thao túng tiền tệ để làm lợi cho hàng xuất khẩu. Dẫu vấn đề này được hai bên xử lý ổn thỏa dưới thời Tổng thống Joe Biden, rủi ro đó vẫn có thể lặp lại khi ông Trump lên nắm quyền”.
Ông cho rằng, cần đặc biệt lưu ý ba thay đổi chính sách lớn của Trump, vốn có thể trực tiếp tác động đến Việt Nam.
6 Tháng Mười Một 2024, 15:47
Đầu tiên là chính sách thương mại. TS. Giang phân tích, ông Trump là người theo chủ nghĩa bảo hộ, việc Mỹ tăng hàng rào thuế quan sau khi Trump tiếp quản Nhà Trắng (tháng 1/2025) là điều gần như chắc chắn.
Như đã biết, mức gợi ý hiện tại là từ 10-20% thuế quan cho tất cả mặt hàng nhập khẩu, và 60% với hàng hóa Trung Quốc.
“Dù con số dừng lại ở mức nào, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nước ta, bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của nước ta. Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu qua Mỹ đã đạt trên 100 tỷ đô la Mỹ”, chuyên gia nói.
Theo tính toán của Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam sẽ là nước thiệt hại nhiều nhất trong số các nước châu Á, với mức giảm tổng sản phẩm quốc dân (
GDP) rơi vào khoảng 0,8%, và tăng trưởng xuất khẩu giảm 2 điểm phần trăm vào năm 2026. Đây là tính toán ở mức thuế quan trung bình (5-10%), tuy nhiên, tác động có thể lớn hơn nhiều nếu hàng hóa Việt Nam bị áp mức thuế quan trừng phạt.
Thay đổi chính sách thứ hai cần lưu ý là sự lên ngôi của chủ nghĩa biệt lập Mỹ, nguyên tắc ngoại giao dựa trên lợi ích và tư tưởng “nước Mỹ là trên hết”, có thể ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác đa phương, trật tự dựa trên pháp luật quốc tế có thể bị xói mòn, gây nhiều bất ổn cho khu vực vốn đã có nhiều điểm nóng như Đài Loan hay Biển Đông.
16 Tháng Mười Một 2024, 07:47
Thứ ba, Trump luôn nhấn mạnh đến tính khó dự đoán trong chính sách ngoại giao. Điều này mang lại lợi thế đàm phán cho nước Mỹ, nhưng ngược lại, sẽ tạo ra rủi ro cho đối tác và đồng minh.
Chuyên gia thẳng thắn cho rằng, trong một thế giới mà cam kết của các siêu cường không còn vững chắc, các nước sẽ phải chủ động hơn trong việc xây dựng kế sách đối ngoại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Cùng chiều bình luận, tại báo cáo mới cập nhật, KIM Việt Nam đánh giá, các chính sách về thuế cá nhân, thuế doanh nghiệp, thương mại hay lạm phát của Trump có thể tác động đến Việt Nam.
Việc thuế quan phổ cập là 10-20% sẽ gây bất lợi với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam.
“Nếu mức thuế quan được thực hiện, Việt Nam có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm từ mức 15% hiện tại xuống mức còn một con số vào năm 2025”, KIM Việt Nam lưu ý.
Mặt khác, đồng USD mạnh hơn có thể gây áp lực lên đồng Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến hoạt động nhập khẩu và nợ công Việt Nam.
16 Tháng Mười Một 2024, 06:26
Tuy nhiên, tổng thể, Việt Nam được coi là “đối tác” hơn là “đối thủ” của Mỹ. Thay vì cạnh tranh trực tiếp Hà Nội có thể tập trung vào các hoạt động như lắp ráp điện tử, may mặc, giày dép, những ngành không gây ra mối đe dọa cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
“Chiến lược này phù hợp với mục tiêu của Việt Nam là trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu, từ đó giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”, KIM Việt Nam nêu quan điểm.
Mặt khác, mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội rất tích cực trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.
Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Ông cũng chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Do đó, có thể tin rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ vẫn thân thiện trong nhiệm kỳ tới của Donald Trump.