Phản đòn của Nga

© POOL / Chuyển đến kho ảnhTổng Thống Vladimir Putin
Tổng Thống Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2024
Đăng ký
Việc Nga phê chuẩn Học thuyết hạt nhân cập nhật tại thời điểm này như một phản đòn và đang tạo nên một sức ép rất lớn.
Ngày 19/11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn Học thuyết hạt nhân cập nhật của Liên bang Nga. Học thuyết có hiệu lực vào ngày công bố. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rõ rằng, những thay đổi trong chính sách răn đe hạt nhân là do tình hình chính trị quyết định.

Những điểm đáng chú ý trong Học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga

Hôm thứ Ba, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh “Về việc phê chuẩn các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhà nước của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”. Sắc lệnh đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin.
Hồi tháng 9/2024, khi phương Tây bắt đầu lên tiếng về khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, thì người đứng đầu nhà nước Nga đã tuyên bố về việc cập nhật những thay đổi trong Học thuyết hạt nhân.
Ở Nga bắt đầu tập trận với vũ khí hạt nhân phi chiến lược - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân: Sửa đổi gì và tại sao phương Tây cần thận trọng?
Học thuyết được bổ sung một số điểm, bao gồm cả những mối đe dọa có thể bị vô hiệu hóa bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là: Vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để Nga bảo vệ chủ quyền của mình; Sự sẵn sàng và quyết tâm sử dụng vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga sẽ đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân; Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga và Belarus”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Học thuyết cập nhật quy định vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng đối với những đối tượng nào: “Sự xâm lược của bất kỳ quốc gia nào trong liên minh quân sự (khối, liên minh) chống lại Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh của Liên bang Nga nhìn chung được coi là hành vi xâm lược của liên minh (khối, liên minh) này". Một điểm rất đáng chú ý nữa là sự xâm lược từ “một quốc gia phi hạt nhân với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân được coi là cuộc tấn công chung của họ”.
Điểm mới về các mối đe dọa có thể khiến Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là đe dọa đối với chủ quyền của Nga không chỉ từ vũ khí hạt nhân mà còn từ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; Một vụ huy động lớn các máy bay quân sự, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các máy bay khác và việc chúng xâm phạm biên giới Nga.
Một số điểm quan trọng khác trong Học thuyết này là Nga coi việc một kẻ thù tiềm năng tạo ra và triển khai trong không gian các hệ thống phòng thủ tên lửa và chống vệ tinh là một mối nguy hiểm; việc thành lập mới hoặc mở rộng các liên minh quân sự, dẫn đến việc cơ sở hạ tầng quân sự của họ tiếp cận biên giới Liên bang Nga, cũng được coi là một mối đe dọa đủ lớn; cơ sở cho việc răn đe hạt nhân sẽ là các hành động của phía bên kia nhằm phá hủy công trình nguy hiểm về khía cạnh môi trường của Liên bang Nga, có thể dẫn đến các thảm họa nhân tạo và các thảm họa khác, hoặc cô lập một phần lãnh thổ của Nga, bao gồm cả việc ngăn chặn việc tiếp cận các phương tiện liên lạc vận tải.
“Tôi cho rằng việc chi tiết hóa và cụ thể hóa các lý do có thể khiến Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động xâm lược phi hạt nhân là điểm đáng chú ý và có ý nghĩa nhất. Trong phiên bản trước của Học thuyết hạt nhân năm 2020 nêu rõ: Vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng trong trường hợp gây hấn bằng vũ khí thông thường đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Nga. Bây giờ thì khái niệm “gây hấn bằng vũ khí thông thường” đã được chi tiết hóa. Ví dụ, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân khi nhận được thông tin đáng tin cậy về vụ phóng lớn vũ khí tấn công trên không và không gian, như máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay không người lái, siêu thanh…khi chúng xâm phạm biên giới Nga”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Ông Putin ký Học thuyết hạt nhân mới của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2024
Học thuyết hạt nhân mới của Nga: Điều gì đã thay đổi?
“Theo Học thuyết hạt nhân cập nhật thì các nước không thân thiện với Nga ở châu Âu không có vũ khí hạt nhân, nhưng cho Mỹ - quốc gia có vũ khí hạt nhân hay một quốc gia hạt nhân khác mượn lãnh thổ để xâm lược Nga thì Nga có thể sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Điều này là hợp pháp. Với các nước Đông Bắc Á cũng vậy. Ví dụ, Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu hai nước này cho phép Mỹ sử dụng vũ khí tấn công vào lãnh thổ Nga thì kết cục cũng như trên. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và thực sự thì đây là biện pháp bất đắc dĩ, biện pháp cuối cùng để bảo vệ an ninh của mình”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự nói với Sputnik.

Thế giới lại trên miệng hố chiến tranh hạt nhân

Lý do Nga cập nhật học thuyết hạt nhân không phải là điều bí mật: Đó là sự cần thiết làm cho Học thuyết này phù hợp với tình hình chính trị hiện tại. Và cũng chính sự căng thẳng đang ngày càng tăng dọc theo biên giới của nước Nga đã đòi hỏi phải có những thay đổi trong Học thuyết này.
Hôm 26/9/2024, tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên Bang Nga Tổng thống Vladimir Putin đã nói đến những điều chỉnh đối với học thuyết hạt nhân của Nga. Thư ký báo chí của nguyên thủ quốc gia Dmitry Peskov lúc đó đã cho biết, việc điều chỉnh này có thể được coi là một tín hiệu gửi tới các nước phương Tây.
“Đây là tín hiệu cảnh báo các nước này về hậu quả nếu họ tham gia tấn công nước ta bằng nhiều loại vũ khí khác nhau. Và không nhất thiết phải là hạt nhân”, - Dmitry Peskov nói.
“Lý do chính dẫn đến việc thay đổi Học thuyết răn đe hạt nhân là mối đe dọa hiện có đối với an ninh của nước Nga. Ngay cả khi Ukraina không được chấp nhận vào NATO, Hoa Kỳ và một số nước EU vẫn có thể cung cấp cho Ukraina những đảm bảo về hạt nhân, vì thế, đây cũng là một trong những lý do dẫn đến việc Nga cập nhật Học thuyết hạt nhân của mình”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng bình luận với Sputnik.
Thực chất, việc Nga cập nhật và Tổng thống Nga phê duyệt Học thuyết hạt nhân tại thời điểm này có một cái gì đó gần giống với thời điểm khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10 năm 1962. Khi đó, Mỹ đã đặt tên lửa tầm trung, tên lửa hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Âu nhầm vào Liên Xô và các nước trong khối Hiệp ước Warsaw. Người Mỹ nên nhận ra rằng, nếu sử dụng vũ khí hạt nhân thì chỉ hủy diệt lẫn nhau mà thôi.

Cần có một hiệp ước về an toàn hạt nhân

“Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraina sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga thực ra như là việc “ném một tảng đá để cản đường”. Họ đã tạo ra tình huống như thời Khủng hoảng tên lửa Cuba, tức là “đặt thế giới trên miệng hố chiến tranh hạt nhân”. Mà Nga thì đang cầm đằng chuôi. Nga mà chưa hoàn thành các mục tiêu của Chiến dịch quân sự đặc biệt (phi quân sự hóa, phi phát xít hóa và trung lập hóa Ukraina) thì Nga chưa thể dừng cuộc chiến này lại được. Việc Nga phê chuẩn Học thuyết hạt nhân cập nhật tại thời điểm này như một phản đòn và đang tạo nên một sức ép rất lớn”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng, chắc chắn sẽ có sự thay đổi về quan điểm. Có điều là chờ xem ai sẽ thay đổi quan điểm. Việc Nga có những thay đổi trong Học thuyết hạt nhân của mình buộc Mỹ phải nghĩ đến việc phải có một hiệp ước về an toàn hạt nhân. Và thành viên của hiệp ước này không chỉ bao gồm Nga và Mỹ mà cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác như Anh, Pháp, Ấn Độ, Ixaen…

“Tôi thấy một mối liên quan rất thú vị giữa các khái niệm chiến lược của Nga và phương Tây. Trong hơn hai năm nay NATO đã nói: Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, NATO sẽ tiến hành một cuộc tấn công thông thường quy mô lớn nhằm vào Nga. Bây giờ thì Nga nói là nếu bị tấn công thông thường quy mô lớn và an ninh quốc gia bị đe dọa thì sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Như vậy, nếu không bị tấn công hàng không vũ trụ quy mô lớn, Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân. Kéo theo là một cuộc tấn công lớn bằng vũ khí thông thường cũng sẽ không xảy ra. Có lẽ đây là cái cách mà Tổng thống Putin hành động để tạo không gian và cơ sở cho các thỏa thuận có thể có trong tương lai”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang đưa ra nhận định, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала