Việt Nam: Kích cầu tiêu dùng nội địa ra sao khi người dân thắt chặt chi tiêu?

© Ảnh : Phạm Thế Duyệt - TTXVNNgười dân tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ
Người dân tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2024
Đăng ký
Cuối năm luôn là thời điểm vàng để kích cầu tiêu dùng khi gắn với nhiều đợt nghỉ lễ kéo dài. Tuy nhiên, trước xu hướng “thắt chặt hầu bao” của người dân kéo dài đang khiến áp lực kích cầu tiêu dùng càng thêm nặng nề.

Giữ giá để níu chân khách hàng

Chỉ còn 1 tháng nữa là tới năm 2025, nhưng theo ghi nhận của Sputnik dù hàng hóa vẫn phong phú và giá cả ổn định tại các chợ truyền thống nhưng trên nét mặt của các tiểu thương, sự lo lắng vẫn hiện rõ.

“Cuối năm nay hàng bán rất chậm. Chợ chỉ đông khi cuối tuần chứ ngày thường vắng. Mọi người chỉ mua mấy mặt hàng thiết yếu chứ không bày vẽ ăn uống như trước. Chỉ mong tình hình khá hơn để còn Tết nhất”, bà Phạm Hương, một tiểu thương tại chợ Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, chia sẻ với Sputnik.

Национальные флаги стран-членов АСЕАН, выставленные в здании АСЕАН в Джакарте, Индонезия - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2024
Các nước ASEAN sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế trong 10 năm tới
Trước xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân, từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thế Cường, chủ một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Hoài Đức, Hà Nội, làm đủ mọi cách để nói chân khách hàng.

“Năm 2024 sức mua không tăng, thậm chí còn giảm. Vì vậy, công ty có áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho nhà bán buôn, bán lẻ để làm sao kích cầu vào cuối năm và vụ Tết. Giá nguyên liệu đầu vào thì tăng nhưng do chúng tôi đã tính toán kỹ nên giữ được giá bán ổn định nhằm níu chân khách hàng”, ông Cường cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2024
Chính sách của Trump liệu có giáng đòn vào nền kinh tế Việt Nam?
Tại các hệ thống siêu thị của Tập đoàn Masan đã và đang triển khai Chương trình ưu đãi lớn nhất năm, giảm giá lên tới 50% hay mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1 tại WinMart/WinMart+/WiN tập trung vào các khuyến mại kích cầu. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn “nâng lên, đặt xuống” mỗi khi mua sắm.

“Lương cơ bản tăng, giá điện tăng, hàng hóa cứ thế tăng, mà tăng cao hơn cả lương. Mọi thứ đều đắt lên mà thu nhập hai vợ chồng vẫn thế nên mua gì cũng phải tính. Con tôi sắp vào lớp 1 nên chi tiêu trong nhà cần cân đối hơn”, chị Vũ Thanh Loan, một cư dân quận Đống Đa cho biết.

Áp lực kích cầu cuối năm

Theo khảo sát mới đây của Công ty PwC cho thấy, lạm phát là rủi ro hàng đầu đối với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong 12 tháng tới. 63% người tiêu dùng Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng chi tiêu cho mặt hàng nhu yếu phẩm, tiếp theo là quần áo (52%) và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (48%).

“Nguyên nhân dẫn tới việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì họ đang phải đối mặt với nhiều áp lực, bao gồm tác động bất ổn của kinh tế thế giới, mối lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu cũng như nhận thức ngày càng cao về môi trường và xã hội”, một chuyên gia tài chính nhận định với Sputnik.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Hoàng Thái tử kiêm Thủ tướng Vương quốc Saudi Arabia - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2024
Hoàng thái tử Saudi: Việt Nam là quốc gia tiêu biểu về phát triển kinh tế năng động tại châu Á
Thực tế này đã phản ánh rõ nét qua số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2024 ước tăng 2,4% so với tháng trước và 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng đầu năm, mức tăng đạt 8,5% so với năm 2023, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,5%, du lịch lữ hành tăng 14,2%.
Phát biểu với báo giới mới đây, bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, cho biết:

“Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với các năm 2020 và 2021, nhưng chưa đạt mức trước dịch Covid-19 (hơn 10%). Bà chỉ ra rằng, người dân đang chi tiêu tiết kiệm hơn, với nhu cầu tiêu dùng hồi phục nhưng vẫn ở mức thấp. Nhóm hàng thiết yếu có mức tăng trưởng tốt, trong khi ô tô và vật phẩm văn hóa tăng trưởng chậm, phản ánh sức mua chưa hồi phục hoàn toàn”.

Giải nén áp lực

Để kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế những tháng cuối năm, Bộ Công Thương tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” và dự kiến sẽ được diễn ra từ ngày 2/12 - 31/12/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, nhằm kích cầu tiêu dùng - mua sắm hàng Việt trên nền tảng TikTok Shop, đại diện của nền tảng này cho biết sẽ tung ra hàng loạt voucher ưu đãi 15 - 20% trong suốt Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (25/11-1/12/2024).
Cảnh TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2024
Phương Tây bắt đầu thay đổi cách nhìn về tự do kinh tế ở Việt Nam
Từ góc nhìn của mình, một chuyên gia kinh tế chia sẻ với Sputnik, Chính phủ nên xem xét tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2025, bởi chính sách này đã phát huy hiệu quả tích cực khi được áp dụng trong những năm vừa qua.

“Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn do sức cầu giảm, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, nhất là các đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, việc kéo dài giảm thuế VAT đến hết năm 2025 không chỉ người dân đỡ khó khăn mà các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi khi sức mua được cải thiện hơn”, chuyên gia phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, việc giảm thuế sẽ không làm giảm thu ngân sách mà ngược lại sẽ tăng thu.

“Việc tiếp tục giảm thuế cả năm 2025 sẽ giúp doanh nghiệp hạch toán được thuận lợi. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể nghiên cứu các chính sách khác để kích thích tiêu dùng trong nước”, chuyên gia đề xuất”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала